CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN CẢNG CONTAINER ĐẦU MỐI KHU VỰC PHÍA NAM … …
3.3 Đề xuất mô hình cảng container đầu mối Tân Cảng Cái Mép
3.4.1 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống ICD trong miền hấp dẫn của cảng
Vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống ICD trong miền hấp dẫn của cảng là quan trọng nhất cần tập trung giải quyết trước tiên.
Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông đường bộ để giải quyết vấn đề ách tắc trong vận chuyển hàng hóa. Đồng thời phải tăng năng lực vận chuyển container bằng đường thủy nội địa thông qua việc cải tạo nâng cấp các tuyến đường sông, cảng sông, phát triển đội sà lan chuyên dụng vận chuyển container. Cần sớm có quy hoạch chi tiết hệ thống ICD, làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông kết nối giữa cảng và ICD, giữa ICD và các KCN. Những công việc này cần hoàn thành trước 2013 (dự kiến năm 2013 tất cả các bến container tại khu cảng Cái Mép sẽ đưa vào khai thác).
Giai đoạn tiếp theo là phải đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt kết nối với cảng, thời gian hoàn thành trong khoảng 2015-2016.
a) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
- Đẩy nhanh tiến độ mở rộng, nâng cấp quốc lộ 51 từ Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) theo tiêu chuẩn đường cấp
I, quy mô 6 làn xe; đường kết nối khu cảng Cái Mép và quốc lộ 51; đường liên cảng Cái Mép Thị Vải từ cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đến cảng Phước An (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), dài 21,3 km, quy mô xây dựng 6 làn xe.
- Sớm triển khai đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các đường vành đai 3, đường vành đai 4. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nối Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai - Bình Dương, sau đó kết nối TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, trước mắt cho khai thác vận chuyển container.
- Tiến hành nạo vét đoạn luồng từ biển vào khu cảng Cái Mép cho tàu 80.000 DWT và tàu container đến 6.000 TEU; giai đoạn đầu độ sâu đáy luồng đến -14,0 m sau đó sau đó nâng cấp là -16,0 m cho tàu 100.000 DWT và tàu container 8.000 TEU. Hình thành tuyến vận tải ven biển: Sài Gòn - Cà Mau và Vũng Tàu - đồng bằng sông Cửu Long [5].
b) Phát triển hệ thống ICD
ICD có vai trò rất quan trọng trong hệ thống vận tải container, nó là điểm nối giữa một bên là nơi sản xuất - tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu với một bên là cảng biển; đóng vai trò trung tâm tiếp nhận, bảo quản, phân phối hàng hóa; một đầu mối quan trọng của chuỗi cung ứng liên hoàn [21].
ICD giúp người gửi hàng thực hiện các hoạt động đóng, dỡ hàng cũng như các thủ tục xuất nhập khẩu trong nội địa, gần với các nhà máy. Hoàn thành các thủ tục và chứng từ tại ICD sẽ làm giảm ùn tắc và chậm chễ tại cảng biển, do đó làm giảm chi phí giao dịch của người xuất nhập khẩu.
- Quy hoạch tổng thể một ICD
Cấu trúc của một ICD bao gồm các khu vực chức năng chính: bãi chứa container, khu vực kiểm tra hàng hóa, CFS, khu tái chế, đóng gói hàng hóa, kho ngoại quan, khu vực văn phòng, cổng giao nhận container, xưởng sửa chữa… (hình 3.8).
Hình 3.8 Sơ đồ các khu vực chức năng của ICD Chú thích:
A) Khu vực văn phòng, bao gồm: văn phòng làm việc của ICD, hải quan, các hãng tàu, công ty giao nhận…
B) Bãi container, bao gồm: bãi container hàng nhập, hàng xuất, container rỗng và lạnh.
Phía sau khu bãi container là đường ray dành cho xe lửa.
C) Khu vực đóng rút hàng vào container.
D) Khu vực kho CFS, gồm: kho chứa hàng lẻ, hàng rút từ container chờ phân phối.
E) Kho tái chế, đóng gói hàng hóa.
F) Xưởng sửa chữa, vệ sinh container.
G) Kho ngoại quan.
: Cổng cho xe container. : Chất xếp hàng tại CFS.
: Chuyển container giữa bãi CFS. : Đưa hàng vào kho tái chế, đóng gói.
: Đóng, rút hàng cho container. : Lối ra, vào của xe tải.
- Thực trạng hệ thống ICD trong vùng hấp dẫn của cảng Hệ thống ICD trong khu vực gồm có:
+ ICD Phước Long: ICD Phước Long hoạt động chính thức từ năm 1995, nằm cạnh xa lộ Hà Nội, thuộc phân khu Phước Long, Quận 9, TP. Hồ
B
B C
D
E F E
C
B A
4 44 4D
G
Chí Minh. Đây là một trong những ICD đầu tiên trong khu vực hoạt động với chức năng cảng cạn, phục vụ cho vận chuyển container.
+ ICD Transimex: hoạt động từ năm 1996, vị trí tại phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, thuận tiện giao thông vì nằm cạnh xa lộ Hà Nội và bờ sông Sài gòn, chỉ cách từ 7 ÷ 20 km đến các cảng chính, khu công nghiệp, khu chế xuất trong khu vực.
+ ICD Sóng Thần: ICD Sóng Thần trực thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, với các ngành nghề kinh doanh là: xếp dỡ, bảo quản container, dịch vụ kho bãi, vận tải container nội địa. ICD Sóng Thần có vị trí thuận lợi vì nằm giữa hơn 10 KCN, KCX của TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, ICD Sóng Thần là một trong những ICD có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh với đầy đủ trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, hệ thống kho nội địa, kho CFS, kho ngoại quan đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+ ICD Tân Tạo: thành lập năm 1999 tại KCN Tân Tạo, TP. Hồ Chí Minh. Tân Tạo là khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được lập kho ngoại quan với qui mô 64.000m2 bãi container, 3 kho ngoại quan diện tích trên 15.000m2 và có Chi cục Hải Quan Tân Tạo tại ICD nên việc làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu rất thuận lợi.
+ ICD Long Bình: thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, vị trí tại thành phố Biên Hòa. ICD Long Bình có diện tích lớn nhất khu vực phía Nam, vừa đưa vào khai thác từ năm 2009 và sẽ trở thành khu kiểm hoá tập trung áp dụng lần đầu tiên trong khu vực.
Ngoài ra, còn có một số ICD khác với quy mô nhỏ như ICD Biên Hòa, ICD Phúc Long, ICD Tây Nam (Tanamexco).
Với năng lực như hiện nay, hệ thống ICD trong khu vực đủ khả năng tiếp nhận 40% lượng container từ khu cảng Cái Mép và 20% lượng container trung chuyển từ các cảng khác vào năm 2015. Để có thể trung chuyển 40%
lượng container từ Cái Mép và 20% lượng container từ các cảng khác vào năm 2020, thì diện tích ICD trong khu vực phải tăng gấp đôi, nghĩa là cần có thêm khoảng 400 ha. Phương án đề xuất là: quy hoạch phát triển thêm các ICD để đưa vào khai thác từ năm 2015:
- ICD tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu : 60 ha - ICD tại tỉnh Bình Dương : 50 ha - ICD tại tỉnh Long An: 40 ha - ICD tại tỉnh Đồng Nai: 50 ha
Khu vực Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh: xây dựng các cảng cạn với công suất thông qua khoảng 6 triệu TEU/năm, phục vụ hàng hoá chủ yếu qua cảng Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Khu vực Tây Nam TP. Hồ Chí Minh: hình thành các cảng cạn với công suất thông qua khoảng 1,7 triệu TEU/năm, phục vụ hàng hoá chủ yếu qua cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và cảng Tiền Giang [5].
Bảng 3.14 Quy mô và năng lực thông qua của các ICD ICD
Tổng diện tích
(ha)
Diện tích kho (m2)
Diện tích bãi container
(m2)
Năng lực thông qua (TEU/năm)
Phước Long 44,0 105.000 335.000 840.000
Transimex 8,8 15.000 41.000 102.000
Sóng Thần 50,0 136.000 300.000 750.000
Biên Hòa 8,0 46.000 30.000 75.000
Long Bình 80,0 200.000 500.000 1.250.000
Tân Tạo 6,5 15.000 46.000 115.000
Tổng 197,3 517.000 1.252.000 3.132.000
“Nguồn: Tổng hợp và tính toán”
c) Nâng cấp và khai thác các cảng sông
Nâng cấp 3 cảng sông khu vực TP. Hồ Chí Minh: cảng Phú Định, cảng Long Bình và cảng Nhơn Đức. Xây mới cảng Tân An (Long An) cho tàu cỡ 500 ÷ 5.000 DWT.
- Cảng Phú Định
Trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải VKTTĐ phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định xây dựng cảng Phú Định thành cảng trung chuyển hàng hóa đường sông và là một đầu mối giao thông thủy bộ của thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Phú Định là cảng tổng hợp, phát triển cảng có tính đến tác nghiệp hàng container [38].
Cảng Phú Định có vị trí địa lý thuận lợi về mặt không gian vận tải, nằm tại ngã 3 sông Cần Giuộc - Chợ Đệm - Kênh Đôi thuộc phường 16, Quận 8, là cửa ngõ đi ra từ các trục kênh nội thành: kênh Tàu Hũ, kênh Đôi - sông Chợ Đệm - Bến Lức. Phú Định là một đầu mối giao thông thủy bộ và là điểm đầu nguồn của thành phố để đi về các tỉnh miền Tây. Hàng hóa qua cảng gồm hàng đối lưu TP. Hồ Chí Minh – đồng bằng sông Cửu Long, hàng hóa trực tiếp của các khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Chánh, khu thương mại Bình Điền, khu đô thị Nam Sài Gòn, hàng hóa từ các cảng biển chuyển tải đến:
Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép.
Cảng được thiết kế với các thông số chủ yếu: Tổng mặt bằng 64,78 ha.
Bến tàu và sà lan: 29 bến, gồm: 12 bến tàu và sà lan, 17 bến ghe mái nghiêng, tổng chiều dài bến: 912,6 m. Kho bãi: 96.000m2, trong đó: 34.000m2 kho kín và bãi trống, 5.100m2 bãi container.
- Cảng Long Bình (cảng Thủ Đức cũ)
Cảng Long Bình nằm trên sông Đồng Nai, thuộc phường Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, là điểm giao tiếp giữa các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh với các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Cảng được xây dựng trên diện tích 18 ha. Dự báo hàng thông qua cảng sau năm 2010 là 1,6 ÷ 1,7 triệu tấn/năm.
Do cảng nằm ngay trên luồng đường thủy tiếp xúc với luồng tàu biển (Sài Gòn - Nhà Bè - Cát Lái) nên có nhiều nhu cầu chuyển tiếp hàng hóa vận
chuyển đường biển, trong đó có container. Đây là một vị trí có nhiều tiềm năng về nguồn hàng và là điểm hấp dẫn các phương tiện đến tác nghiệp. Mặt hàng chủ yếu gồm: xi măng, gỗ, vật liệu xây dựng. Sản lượng hàng thông qua những năm gần đây là 200.000 ÷ 250.000 tấn/năm. Phương tiện đến cảng gồm các tàu tự hành đường sông 200 ÷ 500 DWT, đoàn sà lan 400 ÷ 750 DWT, các tàu sông biển 1.000 ÷ 1.200 DWT.
Ngoài ra, trong quy hoạch còn có dự án xây dựng mới cảng Nhơn Đức, và Cảng Cần Giuộc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch là cảng biển thuộc tỉnh Long An [38].
- Các cảng sông khác ở Nam Bộ
Các cảng sông hiện đang khai thác gồm các cảng chuyên dụng cho container và các cảng tổng hợp nằm chủ yếu trên sông Đồng Nai, sông Tiền và sông Hậu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cảng nêu trong bảng (3.15).
Bảng 3.15 Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số cảng sông
Tên cảng Diện
tích (ha)
Cầu tàu (m)
Kho bãi (m2 )
Cỡ tàu, sà lan
(tấn)
Năng lực thông qua
(tấn/năm) Bình Dương (Bình Dương) 4,8 100 45.800 5.000 150.000 TEU Cao Lãnh (Đồng Tháp) 2,73 80 25.000 3.000 300.000
Sa Đéc (Đồng Tháp) - 120 - 3.000 300.000
Mỹ Tho (Tiền Giang) 3,3 125 26.500 - 500.000
Vĩnh Long (Vĩnh Long) 2,7 80 14.500 - 300.000
Cái Cui (Cần Thơ) 37 665 127.000 20.000 -
Mỹ Thới (An Giang) 2,65 76 6.625 3.000 500.000
Đại Nghĩa (Sóc Trăng) 3,0 250 - - 1.000.000
“Nguồn: Tổng hợp số liệu của các cảng”