Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng cảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cảng container đầu mối khu vực phía nam (Trang 98 - 101)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN CẢNG CONTAINER ĐẦU MỐI KHU VỰC PHÍA NAM … …

3.1 Điều kiện phát triển cảng container đầu mối khu vực phía Nam …

3.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng cảng

a) V trí địa lý

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có đầy đủ các yếu tố để phát triển một nền kinh tế biển hoàn chỉnh, đặc biệt là kinh tế cảng. Nằm trong VKTTĐ phía Nam, khu vực Cái Mép hội tụ đủ yếu tố để có thể phát triển một hệ thống cảng nước sâu quy mô lớn, hiện đại ngang tầm các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam có đến trên 3.000 km bờ biển, nhưng để tìm ra một vị trí tự nhiên có thể tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 ÷ 80.000DWT, lại gần các nguồn hàng xuất nhập khẩu lớn thì chỉ có khu vực Cái Mép là đáp ứng được.

Từ nhiều thập kỷ qua, vịnh Gành Rái đã có vai trò là cửa ngõ ra biển của miền Đông Nam Bộ nói riêng và của miền Nam nói chung. Trong chừng mực nhất định có thể coi vịnh Gành Rái là nơi quy tụ của các tuyến vận tải Bắc – Nam, vận tải từ các tỉnh phía Nam tới các nước Đông Nam Á và trên thế giới. Trên bình diện quốc tế, các tuyến hàng hải từ Tây sang Đông qua eo Malacca sẽ tiếp tục qua Đông Bắc Á trước khi tới châu Mỹ. Tuyến này chạy dọc gần thềm lục địa của Việt Nam. Tất cả những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho phát triển cảng container đầu mối của khu vực phía Nam.

Những ưu thế chính của khu cảng Cái Mép:

- Luồng hàng hải vào cảng gần, độ sâu lớn, lượng phù sa bồi đắp ít, cho phép tiếp nhận tàu trọng tải lớn. Đây là ưu thế mà không nơi nào trong khu vực có được.

- Vị trí cảng gần các trục hàng hải, các đầu mối vận tải lớn của thế giới như Hồng Kông, Singapore và có thể kết nối với vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không để trở thành đầu mối vận tải đa phương thức.

- Vùng hấp dẫn của cảng là khu vực có tiềm lực kinh tế lớn và không gian ngày càng mở rộng, thậm chí sang cả Nam Lào và Căm-Pu-Chia. Dự báo đến năm 2020, sản lượng container vận chuyển của toàn vùng có thể đạt 18 triệu TEU. Đây là cơ sở để duy trì và tạo tiền đề cho phát triển cảng một cách lâu dài, bền vững.

- Có tiềm năng phát triển dịch vụ hậu cần, trung tâm phân phối và dịch vụ logistics.

b) Đặc đim chung điu kin khí tượng thy văn

- Gió, bão: Vùng duyên hải Việt Nam có hai gió mùa chính Đông Bắc và Tây Nam với tốc độ trung bình 5 ÷ 10 m/s. Các số liệu của trạm khí tượng quan trắc ở Thị Vải cho thấy mùa khô hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc với tốc độ gió phổ biến từ 1 ÷ 5 m/s và mùa mưa là hướng Tây Nam với tốc độ gió phổ biến là 5 ÷ 10 m/s. Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn TP.

Hồ Chí Minh, trong kỳ 1929 ÷ 1983 đã ghi nhận 6 cơn bão đi qua khu vực Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, tốc độ gió cực đại không quá 30 m/s. Gần đây nhất có 2 cơn bão quét qua vùng duyên hải phía Nam là vào năm 1997 và 2006 với sức gió tới cấp 10 (từ 25 ÷ 28 m/s).

- Mưa: Khu vực sông Thị Vải có tổng lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.508 mm, trong đó hơn 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Tổng lượng mưa trong năm cực đại bằng 3.955 mm.

Các tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là từ tháng 1 đến tháng 3, với lượng mưa không quá 10 mm.

- Sương mù: Khu vực TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng Tàu hiện tượng sương mù rất ít xảy ra. Sương mù thường xuất hiện từ 5 ÷ 8

giờ sáng, khi mặt trời lên sương mù tan nhanh. Tổng số ngày trong năm có sương mù từ 10 ÷ 12 ngày.

- Nhit độ: Khu vực sông Thị Vải có nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,8oC, cao nhất 33oC, thấp nhất 20,1oC. Nhìn chung không có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Độ chênh trung bình giữa tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng lạnh nhất (tháng 12) là 3,6 ÷ 4,0oC. Các yếu tố khác như độ ẩm, lượng bốc hơi, mây đều thuận lợi, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chế độ lưu thông tàu trên luồng cũng như hoạt động trên cảng.

- Thy văn: Khu vực vịnh Gềnh Rái, sông Thị Vải và vùng phụ cận thuộc loại bán nhật triều không đều, giá trị độ lớn thủy triều đạt đến hơn 4 m.

Mực nước trung bình tháng mùa khô cao hơn mùa mưa.

Tại Thị Vải: Độ lớn thủy triều trung bình là 281 cm, cực đại là 415 cm, cực tiểu là 143 cm. Độ lớn thủy triều tăng dần theo chiều truyền dọc sông Thị Vải lên phía thượng lưu, đạt cực đại 465 cm tại Gò Dầu (Long Thành, Đồng Nai), sau đó độ lớn thủy triều giảm dần.

Vùng biển ven bờ Vũng Tàu và vịnh Gềnh Rái thuộc vùng biển nông có độ sâu biến đổi nhỏ từ vài mét đến lớn hơn 32 m. Sóng ở khu vực vịnh Gềnh Rái và sông Thị Vải không lớn và khá yên tĩnh rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng, thuận lợi cho tàu bè neo đậu. Theo kết quả quan trắc sóng khu vực ven bờ trong thời kỳ hay bị ảnh hưởng của bão (tháng 10, 11) cho thấy: sóng chỉ xuất hiện trên các hướng Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam.

Các hướng còn lại trên tần suất xuất hiện bằng 0. Tần suất lớn nhất là hướng Đông Nam (57,47%), tiếp theo là hướng Nam (29,88%), hướng Đông (8,05%) và hướng Tây Nam (4,6%). Độ cao sóng trung bình quan trắc tương ứng với các hướng Đông, Đông Nam, Nam và Tây Nam là 1,25 m; 1,46 m;

1,06 m và 1,00 m. Độ cao sóng cực đại quan trắc tương ứng với các hướng Đông, Đông Nam, Nam và Tây Nam là 3,0 m; 1,46 m; 1,50 m và 1,50 m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cảng container đầu mối khu vực phía nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)