Khái quát chung về cảng container

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cảng container đầu mối khu vực phía nam (Trang 31 - 35)

1.3 Cơ sở lý luận chung về cảng container

1.3.2 Khái quát chung về cảng container

Cảng container (container terminal) có thể chỉ là một bến nằm trong địa phận của một cảng tổng hợp, cũng có thể là một khu cảng riêng biệt được

thiết kế cho việc tiếp nhận, xếp dỡ container. Điểm khác biệt căn bản giữa cảng container và các cảng tổng hợp là ở quy hoạch mặt bằng, trang thiết bị và quy trình quản lý, khai thác.

Cảng container là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống chuyên chở container, có tác dụng rút ngắn thời gian bốc dỡ hàng tại khu cảng, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyên chở và nâng cao hiệu quả kinh tế [29, tr 87].

b) Phân loi cng container

Hiện nay, dựa trên đặc trưng của dịch vụ chính mà cảng thực hiện thì tất cả các cảng container được phân chia thành ba loại:

- Cng chuyn ti (ports of transshipment hay hub centres): còn gọi là cảng trung chuyển, là đầu mối của các tuyến vận tải quốc tế với chức năng chính là chuyển tải, theo đó container từ tàu này được dỡ lên cảng sau đó lại xếp xuống các tàu khác để vận chuyển tới cảng đích. Cảng chuyển tải đóng vai trò như là một trung tâm tập trung, phân phối container xuất/nhập cho các cảng cảng nhánh (cảng vệ tinh). Container được vận chuyển từ các cảng nhánh bằng các tàu feeder đến cảng chuyển tải để chuyển sang tàu lớn và ngược lại. Mô hình tuyến vận chuyển kết nối cảng chuyển tải và cảng nhánh minh họa ở hình (1.5).

Hình 1.5 Sơ đồ tuyến vn chuyn đến cng chuyn ti

Main Lines

Feeder Line

Port of Transshipment Local Port

Local Port

- Cng cho tàu khai thác trên tuyến chính, vi min hu phương có quy mô hàng hóa xut nhp khu ln (port for trunk line service with a big hinterland, or ports of origin and destination – OD ports/) [52, tr 8].

Các cảng này thông qua khối lượng hàng xuất nhập khẩu lớn, thời gian nằm bãi của container dài hơn so với cảng chuyển tải, cho nên nếu cùng một sản lượng thông qua thì diện tích bãi của cảng chuyển tải sẽ ít hơn.

Do khối lượng container thông qua lớn, cho nên để giảm bớt áp lực tắc nghẽn tại cảng, cần chuyển bớt các hoạt động chất chứa container rỗng, đóng rút hàng cho container, dịch vụ CFS, thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ra khỏi khu vực cảng, vào sâu trong nội địa. Khi đó, cảng trở thành nơi tập kết container và xếp dỡ cho tàu với chức năng chính là chuyển tiếp container từ biển vào nội địa và ngược lại (hình 1.6).

Hình 1.6 Sơ đồ tuyến vn chuyn đến OD Port

- Cng phc v tàu vn chuyn container trên tuyến nhánh (ports for feeder line service, còn gi là Local Ports): Chức năng chính của loại cảng này là phục vụ các tàu khai thác trên các tuyến feeder và ở cảng này có rất ít container chuyển tải. Đối tượng hàng hóa của cảng này cũng gần giống như các OD ports, nghĩa là phục vụ xếp dỡ container xuất nhập khẩu qua cảng.

Song điểm khác biệt chính là qui mô hàng hóa thông qua. Nếu cảng OD ports có lượng container thông qua hàng năm lớn thì các cảng Local ports có sản

OD

Main Lines Inland Depot

Inland Depot

OD Port

lượng nhỏ hơn nhiều. Tại cảng có thể tiến hành nhiều công việc như xếp dỡ, giao nhận container, thủ tục thông quan hàng hóa, đóng/rút hàng cho container và chất chứa bảo quản container rỗng. Có thể nói hoạt động tại các cảng này khá phức tạp do cùng lúc phải tiến hành nhiều công việc với tính bất bình hành cao. Sơ đồ tuyến vận chuyển tới cảng nhánh thể hiện ở hình (1.7).

Hình 1.7 Sơ đồ tuyến vn chuyn đến cng nhánh

Bảng (1.5) cho thấy sự khác nhau về hoạt động của các cảng. So với cảng chuyển tải thì OD port chỉ có sự khác biệt cơ bản là hàng hóa qua cảng chủ yếu là hàng xuất nhập khẩu.

Bng 1.5 So sánh hot động ca các loi cng

Hot động Port of

Transshipment OD port Local port - Hàng hóa/container chuyển tải xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu - Tuyến khai thác của tàu tuyến chính tuyến chính tuyến nhánh

- Sản lượng thông qua rất lớn lớn nhỏ

- Năng suất xếp dỡ rất cao rất cao thấp

- Thời gian lưu trữ

container rất ngắn ngắn dài

- Chất chứa container rỗng,

CFS không không có

- Thông quan hàng xuất

nhập khẩu không không có

Local Port

Feeder Lines

c) Mc tiêu cơ bn ca cng container

Các mục tiêu cơ bản của khai thác cảng container là cải thiện năng suất xếp dỡ (đặc biệt trong hoạt động xếp dỡ tàu và xử lý container tại bãi), nâng cao sức chứa của bãi và tăng năng lực sử dụng khu đất của cảng [52, tr 12].

- Ci thin năng sut xếp dỡ: tức là nâng cao năng suất của cần trục bờ cũng như các thiết bị xếp dỡ tại bãi và năng suất của công nhân làm việc tại cầu tàu, tại bãi và các hoạt động khác tại cổng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chuyển giao của cảng container.

- Tăng sc cha ca bãi: Để cải thiện chức năng lưu trữ cần tăng khả năng xếp chồng container tới mức có thể. Nhưng, nếu xếp chồng quá cao sẽ làm giảm tốc độ giao nhận container tại bãi, nhất là trong những trường hợp phải lựa chọn như giao container hàng nhập hay cấp container rỗng chỉ định số. Chất xếp container với mật độ dày đặc cũng xung đột với tiêu chuẩn đơn giản và linh hoạt của cảng container. Do đó, cần cân bằng giữa 2 mục tiêu tăng năng suất và tăng sức chứa của bãi.

- Tăng năng lc s dng khu đất: Một cảng container thường cần diện tích rất lớn khu đất dọc bờ sông, nhưng không dễ dàng có được diện tích mặt bằng như yêu cầu. Hơn nữa, diện tích khu đất cảng càng lớn thì chi phí đầu tư cho xây dựng sẽ tăng cao do phải nạo vét vùng nước, san lấp mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng các công trình của cảng. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là phải tăng lực sử dụng khu đất, góp phần vào việc nâng cao khả năng lưu trữ của cảng [52].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cảng container đầu mối khu vực phía nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)