Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 30 - 34)

Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960

1.1. Căn cứ xác định chủ trương và chủ trương của Đảng bộ tỉnh

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng, năm 1956, chấp hành Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Ty giáo dục từng bước tiến hành sáp nhập hệ thống giáo dục 9 năm và hệ thống giáo dục 12 năm thành hệ thống GDPT 10 năm. Việc tổ chức nhà trường, bố trí lớp, sắp xếp đội ngũ giáo viên đều được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBHC tỉnh.

Đối với cán bộ quản lí giáo dục các cấp, đội ngũ nhà giáo được tổ chức học tập quán triệt sâu sắc tinh thần cải cách giáo dục. Các quan điểm và phương châm giáo dục XHCN đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong toàn ngành giáo dục Hưng Yên.

Sau hòa bình, Bộ và Khu Giáo dục Tả Ngạn đã điều cho tỉnh một số giáo viên mới từ Khu học xá Trung ương về tạo điều kiện cho tỉnh tiếp tục mở trường cấp 2, cấp 3 ở các huyện thị còn lại, trường cấp 1 được mở ra đều khắp ở các xã trong tỉnh. Phong trào xóa nạn mù chữ được đẩy mạnh. Cuối năm 1958

24

tỉnh Hưng Yên căn bản xóa xong nạn mù chữ. Số học sinh mãn khóa là 50.103 người đạt 92, 5% số dân từ 12 đến 50 tuổi, vượt mức kế hoạch 2% [85, tr. 59].

Sau ba năm khôi phục kinh tế là ba năm cải tạo 1958 – 1960, Tỉnh ủy Hưng Yên có Nghị quyết xây dựng phong trào “Tứ hóa” (Thủy lợi hóa, Hợp tác hóa nông nghiệp, Bổ túc văn hóa cho nhân dân, Quân sự hóa cho toàn dân, nhất là lực lượng dân quân tự vệ). Phong trào “Tứ hóa” đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho giáo dục Hưng Yên phát triển mạnh mẽ.

Năm 1956, Đảng bộ Hưng Yên đã ra Chỉ thị về việc tuyên truyền, giải thích mục đích đi học của học sinh dưới chế độ mới nhằm làm cho cán bộ, học sinh, nhân dân nhận thức một cách sâu sắc mục đích, nhiệm vụ của GDPT là đào tạo thanh thiếu niên, phát triển chế độ dân chủ tiến lên XHCN đồng thời đấu tranh thống nhất nước nhà. Chỉ thị cũng chỉ rõ những đặc điểm của một nhà trường phổ thông dưới chế độ XHCN:

- Nhà trường phổ thông nhận con em nhân dân và cả con em các thành phần khác vào học.

- Tuổi đi học của học sinh từ 7 tuổi.

- Trường phổ thông được xây dựng và phát triển rộng rãi ở tất cả các địa phương, được nhân dân giúp đỡ nhiều mặt. Học sinh không ở tập trung mà hàng ngày đến trường học một số giờ nhất định. Do đó, học sinh vừa chịu sự giáo dục của nhà trường, vừa chịu sự giáo dục của địa phương và gia đình.

- Nhà trường phổ thông sau này sẽ là nhà trường mang tính chất phổ cập nhưng hiện tại vẫn mang tính chất phát triển hình chóp (tỷ lệ các cấp trên ít hơn cấp dưới). Mục tiêu lâu dài là đào tạo con người mới, nhưng trước mắt là học sinh phổ thông ra trường đi vào sản xuất, một số lớn học khá đi vào học các trường trung học và đại học chuyên nghiệp [60, tr.2].

Chỉ thị khẳng định phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như thái độ thờ ơ với xã hội, xa rời đời sống lao động và

25

đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Phải xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Chỉ thị cũng chỉ rõ nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân là “ra sức củng cố miền Bắc, đấu tranh đòi mở hội nghị hiệp thương để tiến tới giành thống nhất nước nhà Tổng tuyển cử tự do” [60, tr.4]. Nhà trường và toàn thể giáo viên, học sinh đều nhận thấy trách nhiệm và vinh dự của mình góp phần vào việc đấu tranh lịch sử đó và nêu cao khẩu hiệu “đẩy mạnh xây dựng nhà trường dân chủ để củng cố hòa bình đấu tranh cho hiệp thương, cho thống nhất nước nhà” [59, tr. 4].

Ngày 12/8/1957, chỉ thị số 5377 - CT/VS của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra biện pháp “dựa vào nhân dân để phát triển giáo dục phổ thông” [91, tr.80]. Sau đó, tháng 11/1958 Nghị quyết lần thứ 14 của Trung ương Đảng tiếp tục nhấn mạnh “phải dựa vào lực lượng của nhân dân”, phát triển các trường dân lập, nhất là cấp 1, để thu nhận các trẻ em đến tuổi đi học” [29, tr. 41].

Thực hiện chủ chương dựa vào dân để phát triển giáo dục của Đảng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em trong tỉnh, Đảng bộ Hưng Yên đã chỉ thị: “chuyển hướng phát triển trường lớp dân lập; dựa vào khả năng đóng góp của nhân dân để phổ cập giáo dục ở các vùng miền xuôi; đảm bảo cho trẻ em đến tuổi đều được đi học” [33, tr.3].

Chủ trương dựa vào nhân dân xây dựng giáo dục được thể hiện ở những điểm như: vận động phụ huynh học sinh đóng góp học phí để cùng Chính phủ củng cố xây dựng trường lớp quốc lập, trả sinh hoạt phí cho giáo viên dân lập;

vận động nhân dân xây dựng và bảo quản trường sở; bàn ghế đặc biệt là trường cấp I.

Về hình thức tổ chức nhà trường: phát triển giáo dục có thể là quốc lập, dân lập hay tư thục. Cả ba hình thức trên đều đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ty Giáo dục. Đối với các trường lớp dân lập, dần dần sẽ hình thành hệ

26

thống riêng. Với tính chất quan trọng của phong trào dân lập, nên từ việc mở trường lớp đến việc đãi ngộ giáo viên đều do sự thỏa thuận của nhân dân, đoàn thể đỡ đầu với nhà trường nhưng luôn đảm bảo đời sống của giáo viên, đảm bảo những điều kiện tối thiểu đã quy định trong quy chế trường dân lập.

Các trường lớp dân lập được phát triển dựa trên cơ sở sản xuất phát triển, thích hợp với khả năng và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó còn dựa trên cơ sở tự nguyện, tự giác của nhân dân, phát triển có kế hoạch, có lãnh đạo nhằm đảm bảo sự lâu dài, tránh mở ồ ạt, bị động, không đảm bảo sĩ số, chất lượng và đài thọ giáo viên. Phát triển dân lập nhưng không tách rời phương châm của ngành là “củng cố đề cao chất lượng, phát triển trên cơ sở củng cố là chính”.

Việc chuyển hướng phát triển giáo dục đã làm cho mạng lưới của trường phổ thông mở rộng đến các huyện, xã của tỉnh, bảo đảm được sự học tập liên tục của con em nhân dân, bảo đảm được sinh hoạt tinh thần và vật chất lâu dài cho giáo viên; đồng thời phát huy được ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc duy trì xây dựng trường lớp. Phong trào nhân dân xây dựng trường sở, phát triển các trường dân lập nhất là cấp I để thu nhận các em đến tuổi đi học... đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Như vậy, những chủ trương, nhiệm vụ giáo dục mà Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đề ra là định hướng để phát triển giáo dục những năm 1954-1960; đặt cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng một nền giáo dục mới ở địa phương.

27

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)