Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM
2.2. Chỉ đạo thực hiện
2.2.3. Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng và xây dựng tổ chức Đảng, Đoàn thể trong nhà trường
Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ đang cần những chiến sĩ trẻ kiên cường, mưu trí. Mặt trận sản xuất ở hậu phương cũng đòi hỏi them những người lao động mới có tinh thần sáng tạo và ý thức làm chủ cao. Bản thân nhà trường muốn đáp ứng được yêu cầu đào tạo những con người mới có phẩm chất đạo đức cho chiến đấu và sản xuất cũng cần có những giáo viên và học sinh cần cù, dũng cảm.
Những yêu cầu về phẩm chất của con người mới Việt Nam lúc này một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, lấy việc phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng làm nội dung chủ yếu. Ngày 3/7/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 102 - CT/TW về
70
“Việc tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức trong giáo viên và học sinh” [41].
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển Đảng viên trong các nhà trường được tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bằng nhiều biện pháp. Thực hiện chỉ thị 102 - CT/TW, về nội dung giáo dục Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã lưu ý các trường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, lí tưởng đạo đức cộng sản chủ nghĩa, đường lối chính sách và nhiệm vụ cách mạng, truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường và những phẩm chất tốt đẹp khác. Chương trình chính trị và đạo đức của trường phổ thông đã được tu chỉnh theo nội dung ấy và còn được thể hiện qua hoạt động giảng dạy các môn học văn hóa, nhất là các bài học ngữ văn, lịch sử, địa lí… Thông qua các bộ môn xã hội, các giáo viên đã bồi dưỡng cho học sinh truyền thống đấu tranh dựng nước của tổ tiên, tinh thần cách mạng kiên cường của giai cấp công nhân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng biểu hiện trong quyết tâm của cả dân tộc đứng lên chống Mỹ xâm lược.
Về phương pháp giáo dục, các nhà trường phổ thông dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã nhấn mạnh đến sự thử thách rèn luyện con người trong thực tiễn đấu tranh chính trị, lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Việc giáo dục bằng những gương “người tốt việc tốt”, “tuổi nhỏ trí lớn” là phương pháp đảm bảo hiệu quả cao và khai thác được nhiều yếu tố giáo dục đặc biệt trong thời chiến.
Công tác thiếu niên, nhi đồng cũng được Tỉnh ủy Hưng Yên chú ý.
Giáo dục các em tinh thần yêu nước, yêu Đảng, yêu lao động, căm ghét Mỹ, giáo dục truyền thống cách mạng của cha anh và 5 điều Bác Hồ dạy; xác định được thái độ học tập,...
Bước vào năm học đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1966), Ty giáo dục Hưng Yên đã tổ chức việc học tập Chỉ thị 88/TTg về
71
chuyển hướng giáo dục và phát động cuộc vận động đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” xây dựng nhà trường chống Mỹ cứu nước. Các trường học còn phối hợp với các cấp ủy Đảng tham gia sinh hoạt tư tưởng với nhân dân trong cuộc “vận động toàn dân bàn việc nước”.
Để động viên tinh thần của ngành giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều bức thư cho ngành giáo dục và căn dặn những nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục qua từng thời đoạn. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên cũng như Đảng bộ các tỉnh khác trong cả nước coi bức thư của Hồ Chí Minh là một tài liệu giáo dục tư tưởng chính trị quan trọng cho giáo viên và học sinh vào dịp khai trường.
Trong những buổi đi tham quan, hành quân, hoặc tổ chức đi thăm hỏi các chiến sĩ tham gia lao động trên các công trường thủy lợi, giao thông, những đợt đi thực tế nông thôn đều đặn được đặt vào chương trình hoạt động của nhiều trường học. Thầy trò đã phát huy tinh thần tự học, ý thức tương trợ và lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Thầy giáo được xác định trước hết là người chiến sĩ cách mạng, do đó càng đề cao tinh thần trách nhiệm, tự giác chăm lo mọi mặt sinh hoạt của học sinh.
Các em học sinh đã biểu thị tinh thần chiến đấu cao trong học tập với khẩu hiệu “Đi học là đánh Mỹ”, “Học giỏi là thắng Mỹ” và nhiều khẩu hiệu hành động khác như “Một điểm 5 là một viên đạn bắn bào đầu thù”… đã trở thành những mục tiêu phấn đấu hàng ngày của các em. Không có giấy các em học sinh đã lấy vở cũ ngâm nước vôi, nước gạo, đem phơi khô để dung. Thiếu bản ghế, nhiều em đã tự tạo ra bàn ghế cá nhân mang theo người. Bạn bị tai nạn, tật nguyễn, nhiều em đã thay nhau cõng bạn đi học, hoặc trực tiếp chép bài, giảng bài lại cho bạn…
Trong các nhà trường cấp I, việc học tập nội quy 5 điều dạy của Bác Hồ được tổ chức đều đặn. Các trường tập trung giáo dục tư tưởng cho học sinh về hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo XHCN. Các trường tích cực tham gia đấu
72
tranh ủng hộ miền Nam qua các phong trào phản đối luật phát xít 10/59 của Mỹ Diệm, phản đối vụ giết hại Hoàng Lệ Kha; củng cố đội thiếu niên và Đoàn thanh niên, đưa giáo dục tư tưởng vào trong các tiết học của các môn.
Về đức dục, các em học sinh đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Hàng vạn vụ nhặt được của rơi như bút máy, đồng hồ, nhẫn vàng, tiền… đều được trả lại cho người mất hoặc nộp cho công an. Điển hình như em Lâm trường Chiến Thắng (Tiên Lữ), 2 lần bắt được gần 800 đồng đều đem trả người đánh rơi, đã được Hồ Chí Minh khen thưởng.
Việc xây dựng chi bộ Đảng ở các trường phổ thông, đặc biệt là các trường cấp III được Trung ương Đảng đặt thành một yêu cầu cấp bách trong công tác Đảng lãnh đạo trường học mà trước hết là phải lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng trong giáo viên và học sinh. Công tác này đã thực hiện một cách khá triệt để, nhờ vậy đã thu được những kết quả đảng khích lệ.
Hàng năm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã phối hợp với ngành giáo dục tiến hành tổng kết công tác Đảng trong trường học. Mối quan hệ giữa các cấp ủy Đảng với Ban giám hiệu nhà trường ngày càng được tăng cường. Chi bộ Đảng trường học thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo mọi hoạt động của nhà trường, vai trò của chi bộ, Đảng bộ ngày càng được củng cố và nâng cao. Các nhà trường đã thực hiện tốt công tác tập trung dân chủ, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ mục tiêu của từng năm học.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục thường xuyên tổ chức sinh hoạt chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên, cán bộ công nhân viên nhân dịp những ngày truyền thống của đất nước và của quốc tế như: kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày sinh nhật Hồ Chí Minh 19/5, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12,... đồng thời, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động chính trị, xã hội khác có sự tham gia của ngành giáo dục, các
73
trường học, cán bộ, giáo viên và học sinh. Các đoàn thể như Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên... đều được quan tâm xây dựng trong các trường học và hoạt động có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác Đảng và các Đoàn thể trong nhà trường đã có tác động tốt đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong ngành giáo dục.
Tóm lại, các lớp học sinh được đào tạo trong nhà trường chống Mỹ, cứu nước đều tỏ ra có ý thức rất rõ về vinh dự và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Ngành giáo dục, trước hết là các thầy giáo và cô giáo, lấy làm vinh dự vì đã sớm nhận rõ được sự nghiệp to lớn của mình trong lúc này là giáo dục con em “dám đánh Mỹ và biết thắng Mỹ”. Bên cạnh việc tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng và xây dựng tổ chức Đảng, Đoàn thể trong nhà trường phổ thông đối với các vùng tự do, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên còn quan tâm phát triển GDPT ở vùng Công giáo.