Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM
2.2. Chỉ đạo thực hiện
2.2.4. Chăm lo phát triển giáo dục phổ thông vùng Công giáo
Đối với vùng Công giáo, những năm đầu xây dựng nền giáo dục XHCN, ảnh hưởng của nhà thờ còn khá sâu sắc trong tư tưởng cũng như trong phong tục tập quán của nhân dân. Ý thức lao động, tinh thần tham gia xây dựng trường lớp của phụ huynh và học sinh chưa cao. Vì vậy, "phạm vi của vấn đề giáo dục ở nơi có đồng bào Thiên chúa giáo không chỉ đóng khung trong ngành giáo dục, mà là của toàn Đảng, toàn dân... Trách nhiệm giải quyết vấn đề này là của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương" [34, tr.1].
Bên cạnh đó, có một số nơi trên địa bàn Hưng Yên, một lực lượng đội lốt tôn giáo đang ra sức tìm mọi cách để xuyên tạc đường lối giáo dục của Đảng gây chia rẽ hòng nắm lấy giáo dân mà phá rối công việc. Với các giáo viên, họ lừa phỉnh, mua chuộc, lôi kéo đưa đi dạy nơi khác, nếu không thì tung tin nói xấu để gây chia rẽ với nhân dân. Về phía học sinh và giáo dân, họ
74
đe dọa xuyên tạc đi học chỉ múa hát không tiến bộ,... Có nơi lực lượng đội lốt tôn giáo đó còn cho tay chân ra mở lớp dạy học để tranh chấp học sinh, hay dụ dỗ học sinh đi nơi khác.
Để kịp thời ngăn chặn những hành động trên, Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 04 - CT/TU ngày 20/5/1957 về việc chú ý lãnh đạo các giáo viên và học sinh nơi Công giáo. Chỉ thị yêu cầu các cấp huyện, xã phải chú ý đến việc lãnh đạo các trường học ở nơi Công giáo:
Phải luôn luôn gần gũi các giáo viên để giải quyết, nâng đỡ và động viên hội họp, học tập chính trị, săn sóc giúp đỡ đời sống của anh em; tổ chức nói chuyện, động viên học sinh, sắp xếp thì giờ cho hợp lí kết hợp với việc gia đình và tôn giáo; giải thích cho giáo dân nhận rõ đường lối giáo dục của ta, nhận rõ những tiến bộ của việc giáo dục và học sinh hiện nay, mặt khác cần giải thích cho nhân dân biết rõ thủ tục đó để tránh sự xuyên tạc của bọn phản động [6, tr. 1].
Trên tinh thần đó, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã phát huy mọi khả năng để tăng cường công tác giáo dục trong vùng Thiên chúa giáo, chủ trương tuyên truyền giáo dục quần chúng hiểu rõ bản chất ưu việt của nền giáo dục mới, làm cho giáo dân hiểu rõ mục đích của Đảng, Chính phủ là đảm bảo sự tiến bộ của con em, học sinh, cũng là vì lợi ích lâu dài của nhân dân; tích cực mở lớp vỡ lòng trong vùng Thiên Chúa giáo, mở trường dân lập ở những nơi có điều kiện, mở trường quốc lập ở những nơi cần thiết. Ty Giáo dục đã nghiên cứu sắp xếp giáo viên quốc lập ở vùng Thiên Chúa giáo, lựa chọn những giáo viên có ít nhiều khả năng chính trị và công tác quần chúng để làm cơ sở, có tác dụng thu hút học sinh.
Năm học 1958 - 1959, ngành Giáo dục đã huy động đông đảo con em đồng bào Thiên Chúa giáo ra lớp, hầu hết các vùng có đồng bào Thiên Chúa
75
giáo đều có trường hoặc lớp phổ thông và vỡ lòng cho con em theo học. Cũng có nơi vì không tìm được giáo viên, trường phổ thông đã cử người sang phụ trách giảng dạy ở các lớp này. Có nơi giáo viên phổ thông phải đến từng xóm, từng nhà để kiểm tra trình độ và huy động các em ra lớp. Trong kỳ khai giảng đầu năm, nhiều nơi đã động viên được đông đảo phụ huynh tham dự buổi lễ.
Nhờ đó mà trường đã có dịp để tuyên truyền với giáo dân về mục đích và nhiệm vụ của nhà trường, tạo được niềm tin trong nhân dân.
Quán triệt tinh thần "không để học sinh thất học", tất cả học sinh, con em nhân dân trong toàn tỉnh đến tuổi đều được vận động đi học. Điều đó thể hiện quan điểm giáo dục của Đảng về nhà trường phổ thông trong chế độ XHCN là nhà trường nhận con em nhân dân và con em các thành phần khác vào học và nhà trường có trách nhiệm dạy dỗ các em trở thành những người tốt.
Với việc thực hiện Chỉ thị số 04 - CT/TU của Tỉnh ủy, giáo dục ở vùng đồng bào Công giáo từng bước phát triển: Số lượng học sinh học ở các trường phổ thông tăng lên; hầu hết các em học sinh vùng Công giáo có phẩm chất đạo đức tốt, giữ gìn được bản sắc văn hóa của mình, đồng thời tiếp thu các nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh, tiên tiến thông qua các hoạt động của nhà trường;
chất lượng dạy và học ở các vùng Công giáo ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặc dù Ty Giáo dục đã có nhiều nỗ lực triển khai nhiệm vụ được giao, song do có những khác biệt về xuất phát điểm, về phong tục, tập quán mà bên cạnh những mặt được còn có những hạn chế, chất lượng giáo dục nhiều nơi ở vùng đồng bào Công giáo còn rất thấp, chưa ngang bằng so với mặt bằng chung của tỉnh.
Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng Công giáo, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển giáo dục ở vùng Công giáo bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt các
76
chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh Công giáo và giáo viên công tác ở vùng này; nâng cao chất lượng giáo dục vùng Công giáo.
Bên cạnh đề ra nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh một số giải pháp:
Thứ nhất, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường phổ thông nơi công giáo theo hướng đồng bộ.
Thứ hai, thực hiện tốt chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ đối với học sinh, người Công giáo, nhất là học sinh ở những vùng khó khăn.
Thứ ba, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tăng dần tỉ lệ giáo viên người Công giáo; thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giáo viên, người học vùng Công giáo; có chính sách thỏa đáng thu hút giáo viên đến làm việc ở vùng Công giáo; bảo đảm đủ chỗ ở cho giáo viên.
Thứ tư, chú trọng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy và học; thực hiện có hiệu quả việc dạy học phổ thông nơi Công giáo.
Thứ năm, cung cấp miễn phí hoặc giảm giá sách giáo khoa, học phẩm, đồ dùng học tập cho học sinh vùng khó khăn, vùng Công giáo và các đối tượng chính sách xã hội.
Như vậy, bên cạnh việc ban hành các công văn, Chỉ thị về phát triển GDPT nơi Công giáo, Đảng bộ tỉnh đã đưa ra các biện pháp, giải pháp thực hiện sát với tình hình của địa phương. Việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi sự nỗ lực của các ban ngành, sự đoàn kết của toàn dân để thu được kết quả tốt nhất.