Mở rộng quy mô giáo dục ở các cấp học

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 44 - 47)

Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

1.2.2. Mở rộng quy mô giáo dục ở các cấp học

Sau hòa bình, GDPT Hưng Yên có hai hệ thống giáo dục, chủ trương của tỉnh là giữ vững các trường lớp sẵn có ở vùng căn cứ du kích và vùng mới giải phóng, phục hồi các trường lớp do điều kiện chiến tranh đã bị mai một để con em nhân dân có chỗ học. Trong phạm vi toàn tỉnh, nhiều xã chưa có trường cấp I và trong các huyện có rất ít trường cấp II, nguồn giáo viên là ở kháng chiến về và giáo viên lưu dụng, số giáo viên toàn tỉnh rất ít, tổng số có trên 100 người. Nhiệm vụ của giáo dục lúc này là chuyển đổi nội dung giáo dục ở các vùng tạm chiếm cũ và chuẩn bị cho sự phát triển giáo dục của những năm sau.

Thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, ngành Giáo dục của tỉnh đã phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể liên quan tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp ở các cấp I, II, III. Do đó, từ năm 1954 đến năm 1959, mạng lưới trường, lớp được quy hoạch đồng bộ, phân bố khá đồng đều trên địa bàn các khu dân cư, các trường tiểu học kháng chiến được phục hồi ở các huyện và thành lập trường tiểu học ở một số xã. Sự mở rộng quy mô giáo dục được cụ thể như sau:

Trước năm 1954, toàn tỉnh chỉ có: 15.600 học sinh. Trong đó: Cấp I có 300 lớp với 12.000 học sinh; cấp II có 4 trường với 400 học sinh [99, tr. 1].

Tháng 12/1954, toàn tỉnh có 115 trường cấp I với 748 lớp, 30.462 học sinh (gồm 229 lớp 1, 267 lớp 2, 118 lớp 3 và 64 lớp 4). Nhiều xã còn ghép giữa lớp 1 với lớp 2, giữa lớp 3 với lớp 4 thành một lớp. Ngoài ra, còn có 8 trường cấp II với 16 lớp, 751 học sinh [32, tr. 27]. Năm 1955, ngành giáo dục tiếp tục củng cố các Ban bảo trợ học đường, tiến hành xây dựng thêm ba trường cấp II ở Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu. Năm học 1955, cấp I có 28.545 học sinh; cấp II có 2.300 học sinh [99, tr. 1].

38

Hòa bình lập lại, giáo dục có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Năm học 1954 - 1955 Hưng Yêncó 347 trường phổ thông cấp I gồm 1.450 lớp, 1.114 giáo viên, 53.757 học sinh [99, tr. 1]. Trường phổ thông cấp II có 16 trường gồm 53 lớp, 72 giáo viên, 2.755 học sinh. Từ hòa bình đến năm 1956, bắt đầu có các trường cấp II tại các huyện, toàn tỉnh có 8 trường với 72 lớp và 3600 học sinh. Trong đó: cấp I có 675 lớp với 26.756 học sinh tăng 2,5 lần; cấp II có 9 trường với 34 lớp và 2.300 học sinh tăng 6 lần.

Huấn luyện đào tạo 2 khóa 118 giáo viên cấp I, 150 cán bộ [99, tr.1].

Thủ tướng Chính phủ đã đề ra biện pháp “dựa vào nhân dân để xây dựng nền giáo dục phổ thông” (Chỉ thị số 5377 - CT/VG ngày 12/8/1957) [92, tr. 80]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 của Trung ương Đảng (11/1958) cũng nhấn mạnh biện “phải dựa vào lực lượng của nhân dân, phát triển các trường dân lập, nhất là cấp I để thu nhận các trẻ em đến tuổi đi học” [29, tr.41].

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh, Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành Giáo dục thực hiện tốt chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Do đó, bên cạnh phương thức giáo dục chính quy, Tỉnh cũng cho mở thêm nhiều trường dân lập. Sự xuất hiện và phát triển của trường dân lập góp phần ổn định GDPT.

Tỉnh ủy cũng lưu ý rằng, việc chuyển hướng trong việc tổ chức, sắp xếp lại trường lớp theo hướng mở cửa ngành giáo dục, chuyển hướng phát triển trường lớp dân lập, dựa vào dân để phát triển giáo dục vừa phát huy ý thức trách nhiệm xây dựng trường lớp của nhân dân nhất là giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh trong trường dân lập, đồng thời, vừa đảm bảo được sự học tập liên tục cho học sinh, bảo đảm sinh hoạt vật chất lâu dài cho giáo viên.

Với chủ trương chuyển sang dân lập, nhiều trường lớp đã được củng cố, xây dựng nhằm “không để học sinh phải thất học”, kịp thời đáp ứng yêu cầu học tập của con em trong toàn tỉnh Hưng Yên.

39

Dựa vào tính tích cực và truyền thống hiếu học của nhân dân, trên toàn tỉnh đã dấy lên phong trào nhân dân xây dựng giáo dục. Các ban bảo trợ học đường, bên cạnh các trường cấp I, cấp II được thành lập, quy định mức học phí thống nhất, đề cử người địa phương ra dạy, huy động nhân công và vật liệu xây dựng trường sở. Từ năm 1957 - 1958 trở đi, nhiều trường phổ thông mới đã được thành lập (nhất là cấp I).

Nếu năm học 1956 - 1957, mới có một trường cấp III Hồng Quang chung cho cả 4 tỉnh: Hải Dương - Hưng Yên - Thái Bình – Kiến An, thì đến năm 1958 toàn tỉnh Hưng Yên có 10 trường, 94 lớp với 5123 học sinh và trên 100 giáo viên [85, tr. 64]. Nguồn giáo viên ở Khu học xá về và từ Đại học nhân dân ra.

Hội nghị giáo dục tháng 6/1959 do Bộ Giáo dục triệu tập tại Hà Nội đã thông qua chủ trương “tận lực phát triển giáo dục”; theo đó, ở Hưng Yên trường phổ thông cấp II tiếp tục phát triển theo phương thức kết hợp trường quốc lập và trường dân lập, mở thêm những điểm trường mới, phát triển mạnh lớp 5. Trường phổ thông cấp III ở một số huyện cũng được thành lập. Cuối năm 1959 tỉnh thành lập hai trường cấp III: cấp III Hưng Yên và cấp III Mỹ Hào - lúc đầu đặt tại Nhà máy Xay Yên Mỹ.

Năm học 1959 - 1960, toàn tỉnh có 470 trường phổ thông, 3.633 lớp, 3.232 giáo viên, 153.599 học sinh; trong đó: Có 410 trường phổ thông cấp I gồm 3.208 lớp, 136.760 học sinh; có 57 trường phổ thông cấp II gồm 407 lớp, 16.202 học sinh; có 3 trường phổ thông cấp III gồm 18 lớp, 637 học sinh [52, tr. 119, 120, 121].

Tổng số học sinh các cấp năm học 1959 - 1960 là 80.589 em, so với dân số cứ 100 người thì có 13 người đi học (thời Pháp thuộc ở Hưng Yên của 243 người dân mới có một người đi học), so với năm học 1958 - 1959 tăng 71%.

40

Bình quân mỗi xã có một trường cấp I, ba xã có một trường cấp II. Ngoài ra, tỉnh còn mở hai trường sư phạm trung, sơ cấp để đào tạo giáo viên.

Như vậy, bên cạnh hệ thống trường lớp quốc lập, hệ thống các trường dân lập dần dần ra đời và hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng bộ và chính quyền Hưng Yên về mục tiêu mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Với chủ trương

“phát triển tận lực phát triển giáo dục phổ thông”, mạng lưới của trường phổ thông đã được mở rộng đến các huyện, xã trong toàn tỉnh. Với phương châm

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)