Về ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 89 - 100)

Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1.1. Về ưu điểm và nguyên nhân

Trong 13 năm (1954 - 1967), được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực và sự vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực đưa ngành Giáo dục chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo dục của Việt Nam và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu quá trình 13 năm Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp GDPT, có thể thấy những ưu điểm nổi bật trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh như sau:

Một là, Đảng bộ quán triệt quan điểm của Đảng về giáo dục sáng tạo, phù hợp vào điều kiện địa phương

Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của GDPT. Giáo dục ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội trên mọi phương diện cả về vật chất và tinh thần.

Những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của nhân dân. Qua quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương, chủ yếu là nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết Hội nghị Trung ương, các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh... về giáo dục - đào tạo, nhiều cán bộ, đảng viên, giáo viên và các tầng lớp nhân dân đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nói chung, GDPT nói riêng. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức,

83

từ đó có những hành động thiết thực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hưng Yên. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hưng Yên vào sự phát triển của GDPT tỉnh được nâng lên. Trên cơ sở nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của GDPT, Đảng bộ Hưng Yên đã có những vận dụng những quan điểm về giáo dục của Đảng vào điều kiện địa phương như:

Sau năm 1954, Giáo dục Hưng Yên duy trì hai hệ thống giáo dục: Tiếp quản hệ thống giáo dục cũ trong vùng tạm chiếm của Pháp để lại và giáo dục cách mạng. Cho nên có hai chương trình GDPT song song tồn tại (9 năm ở vùng tự do và 12 năm ở vùng mới giải phóng).

Chấp hành Chỉ thị của Trung ương, UBHC tỉnh chỉ đạo Ty Giáo dục từng bước tiến hành sáp nhập hệ thống giáo dục 9 năm và hệ thống giáo dục 12 năm thành hệ thống GDPT 10 năm. Việc tổ chức nhà trường, bố trí lớp, sắp xếp đội ngũ giáo viên đều được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBHC tỉnh. Đối với Cán bộ quản lí giáo dục các cấp, đội ngũ nhà giáo được tổ chức học tập quán triệt sâu sắc tinh thần cải cách giáo dục. Các quan điểm và phương châm giáo dục XHCN đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong toàn ngành giáo dục Hưng Yên.

Trên cơ sở đời sống vật chất được nâng cao một bước, đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân có nhiều tiến bộ, số người đi học rất đông: cứ non 3 người dân Hưng Yên thì có một người đi học. Trong ngành phổ thông, hàng nghìn giáo viên và hàng vạn học sinh đang thi đua trở thành giáo viên hai giỏi và học sinh bốn tốt.

Tỉnh ủy Hưng Yên đã vận dụng phương châm vận hành giáo dục của Trung ương, đề ra chủ trương: "biến chữ thành lúa, ngô, khoai, sắn, đàn gia súc đầy chuồng, đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh" [80, tr. 223, 224]. Các phong trào thi đua thành giáo viên kiện tướng, học viên hai giỏi, tổ giáo viên tiến tiến đã cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân, tinh thần phục vụ tận tụy

84

của cán bộ giáo viên, làm cho GDPT có nội dung thiết thực phục vụ sản xuất, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Những tên Thanh Xá, Việt Cường, Ninh Tập, Đào Thị Lệ, Phạm Thị Nhàn đã vượt khỏi ranh giới Hưng Yên, trở thành điển hình, thi đua cho nhiều nơi trên miền Bắc.

Thành tích các mặt trên đây của Hưng Yên có ý nghĩa chính trị to lớn, đã góp phần đẩy mạnh công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ở miền Bắc, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh anh dũng chống Mỹ - Diệm của nhân dân miền Nam nói chung.

Đảng bộ tỉnh quán triệt tinh thần của Đảng về giáo dục phù hợp vào điều kiện của địa phương qua phong trào Tứ hóa, Hai tốt, thi đua học tập Bắc Lý,… giáo dục Hưng Yên đã nổi lên các điển hình trong từng cấp học như:

trường cấp II Trần Cao (Phù Cừ), trường cấp II vừa học vừa làm Quảng Lãng (Ân Thi), trường cấp III vừa học vừa làm Tam Đa (Phù Cừ), trường cấp III Hưng Yên...

Những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Đảng bộ đã quán triệt và vận dụng đúng đắn đường lối chiến tranh nhân dân, phát động phong trào phòng không nhân dân, chỉ đạo công tác sơ tán đảm bảo trong bom đạn vẫn đảm bảo điều kiện dạy và học, vì thế mặc dù có nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học, tổ chức trường lớp,… nhưng quy mô trường, lớp, số lượng giáo viên, học sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Đến năm 1967 - 1968, hệ thống trường lớp phổ thông tỉnh Hưng Yên đã phát triển rất nhanh và toàn diện: mỗi xã có một trường cấp I, một trường cấp II; mỗi huyện đều có trường cấp III. Bình quân toàn tỉnh cứ 3 người dân có 1 người đi học [85, tr. 69].

Tóm lại, với những kết quả mà ngành giáo dục Hưng Yên đạt được đã cho thấy rằng Đảng bộ Hưng Yên vận dụng sáng tạo, phù hợp quan điểm của Đảng về giáo dục vào điều kiện địa phương. Sự vận dụng đúng đắn này đã được phản ánh qua lời Phát biểu tại buổi tổng kết phong trào Tứ hóa ở Hưng

85

Yên, ngày 17/3/1962 của Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Chí Thanh: “Chỉ có quán triệt sâu sắc đường lối và nhiệm vụ chiến lược của Nghị quyết Trung ương, đồng thời hiểu rõ con người và đồng đất cùng những truyền thống của quê hương, Đảng bộ Hưng Yên mới đề ra được phong trào Tứ hóa đầy năng động, sáng tạo; hơn thế nữa Hưng Yên rất nhạy bén, đã bắt nhịp với cuộc vận động thi đua lớn của miền Bắc để lồng ghép vào các phong trào thi đua. Đẩy phong trào lên nhiều mặt, trở thành tỉnh tiên tiến dẫn đầu như thủy lợi hóa, bổ túc văn hóa, mở hội làm giàu,…” [80, tr. 9].

Hai là, cấp ủy Đảng, chính quyền có sự chỉ đạo kịp thời, tương đối sâu sát trong hiện thực hóa chủ trương

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới GDPT, về cơ bản, các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển GDPT.

Tỉnh ủy đã ban hành các Kế hoạch, Chương trình hành động... và có nhiều hoạt động chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phát triển GDPT trong toàn tỉnh; quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GDPT trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục như: quy hoạch, mở rộng, sắp xếp và ổn định quy mô giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới cơ chế quản lí…Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, nhiều chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ để ra trong từng năm học đã được thực hiện và đạt kết quả tốt. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT, nhiều giải pháp về tổ chức giáo dục đã được nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của giáo dục trong tình hình mới.

Ở các ngành, địa phương trong tỉnh, lãnh đạo các cấp đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát

86

triển giáo dục của Đảng và Đảng bộ tỉnh đề ra; chỉ đạo tiến hành các nhiệm vụ đã đề ra theo kế hoạch.

Nhiều ngành, địa phương đã chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển GDPT phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, gắn với thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và các Nghị quyết Trung ương lần thứ năm, thứ bảy, thứ tám, mười một, mười hai và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương.

Trước yêu cầu của thực tiễn, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã tích cực phát huy những thắng lợi của năm 1960, phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân, nỗ lực phát triển GDPT. Trong Chỉ thị số 84, Tỉnh ủy đã đề ra phương châm đầy sáng tạo "biến chữ thành lúa, ngô, khoai, sắn, đàn gia súc đầy chuồng, đầy sân, đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh..." [80, tr. 225], đem giáo dục nói chung, GDPT nói riêng gắn chặt với cuộc phấn đấu đưa mức sống của bần nông và trung nông lớp dưới lên kịp mức sống của trung nông lớp trên trước kế hoạch 5 năm.

Sự chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng còn được thể hiện ở việc đề ra các kế hoạch phát triển trường lớp cũng như các kế hoạch quản lí các bậc học và quản lí trong điều kiện trường lớp phát triển khá nhanh.

Đối với việc phát triển trường, lớp: Sau hòa bình, Giáo dục Hưng Yên có hai hệ thống giáo dục, chủ trương của tỉnh là giữ vững các trường lớp sẵn có ở vùng căn cứ du kích và vùng mới giải phóng, phục hồi các trường lớp do điều kiện chiến tranh đã bị mai một để con em nhân dân có chỗ học. Trong phạm vi toàn tỉnh, nhiều xã chưa có trường tiểu học và trong các huyện có rất ít trường cấp II. Nhiệm vụ của giáo dục lúc này là chuyển đổi nội dung giáo

87

dục ở các vùng tạm chiếm cũ và chuẩn bị cho sự phát triển giáo dục của những năm sau.

Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các trường tiểu học kháng chiến được phục hồi ở các huyện và thành lập trường tiểu học ở một số xã. Trước năm 1954, toàn tỉnh chỉ có có 4 trường cấp II [99, tr. 1]. Đến năm học 1954 - 1955 số lượng trường học ở Hưng Yênđã tăng lên, nhất là trường phổ thông cấp I với 347 trường [99, tr. 1]. Đến năm 1959 - 1960, bình quân mỗi xã có một trường cấp I, ba xã có một trường cấp II; ngoài ra, tỉnh còn mở hai trường sư phạm trung, sơ cấp để đào tạo giáo viên.

Bên cạnh trường học, số lớp học, số giáo viên, số học sinh cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là từ năm 1959 trở đi. Năm học 1959 - 1960, trên toàn tỉnh có 3.633 lớp phổ thông cấp I, II, III, đến năm 1967 - 1968 đã tăng lên 8.039 lớp [81, tr. 119]. Năm 1955 - 1956, toàn tỉnh có 1.581 giáo viên phổ thông, đến năm 1966 - 1968 số giáo viên lên tới 7.047 người [81; tr. 120].

Trước năm 1954, toàn tỉnh chỉ có: 15.600 học sinh, năm học 1955 - 1956, số học sinh cấp I, II, III là 61.686 em, đến năm 1966 - 1967, số học sinh phổ thông (342.357 em) [81, tr. 121].

Trước sự mở rộng quy mô giáo dục, ngành Giáo dục Hưng Yên đã thực hiện chủ trương phân cấp quản lí trường lớp của Tỉnh ủy, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho GDPT. Huyện, thị quản lý các trường cấp II, cấp III; các xã, khu phố quản lí các lớp vỡ lòng, mẫu giáo, trường cấp I, cấp II. Nhờ vậy, việc lãnh đạo của các cấp ủy đảng - chính quyền địa phương càng thêm chặt chẽ, sát sao hơn. Sau khi phân cấp, Ban thi đua xây dựng trường lớp được thành lập ở từng địa phương, cuối năm học 1962 - 1963, tình hình trường lớp phổ thông đã có nhiều biến chuyển tích cực.

Với hệ thống trường, lớp phát triển quá nhanh như vậy, ngay từ năm 1963 ngành Giáo dục đã khẩn trương thực hiện kế hoạch dồn lớp. Với các

88

lớp phổ thông cấp II và phổ thông nông nghiệp, việc dồn lớp được thực hiện nếu sĩ số ít nhưng đảm bảo nguyên tắc là không chuyển học sinh phổ thông nông nghiệp sang học phổ thông. Đối với giáo viên, do chủ trương dồn lớp nên với số lượng giáo viên dư thừa, ngành Giáo dục đã vận động giáo viên trở về sản xuất, hoặc chuyển sang phục vụ công tác các ngành khác thích hợp với khả năng chuyên môn, trình độ văn hóa, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Quy mô các ngành học, bậc học phát triển, hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nhìn chung hợp lí và cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và chất lượng ngày càng cao của nhân dân. Chất lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến tích cực. Tỉnh ủy chỉ đạo không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục cấp I, cấp II, cấp III. Chất lượng trí dục đã được đẩy mạnh. Đến năm 1964, toàn tỉnh có 15 em học sinh giỏi về toán, 14 học sinh giỏi về văn, cuối năm học 1964 - 1965 có 762 học sinh giỏi toàn diện ở huyện và 60 học sinh giỏi toàn diện ở tỉnh [49, tr. 1].

Đối với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, Ty Giáo dục chỉ đạo các trường tổ chức những buổi giảng dạy mẫu của giáo viên giỏi, những hội nghị chuyên đề về các bộ môn như Văn, Sử, Địa, Vật lí, Toán, Sinh vật (cấp II và cấp III), Tập làm văn (cấp I), về giáo dục chính trị, đạo đức, thể lực, về nghiên cứu chương trình học...

Tóm lại, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện hóa các chủ trương cùng với sự nỗ lực của các đoàn thể, cán bộ giáo viên, toàn thể nhân dân, GDPT Hưng Yên đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Ba là, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, giáo dục phổ thông của tỉnh Hưng Yên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

* Quy mô giáo dục đã được mở rộng và phát triển không ngừng

89

Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, hệ thống mạng lưới trường lớp, các loại hình trường lớp được mở rộng, đảm bảo tính cân đối hợp lí giữa các cấp học, bậc học, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Trường cấp I có tất cả các xã, trường cấp II đã có ở hầu hết các xã hoặc liên xã, trường cấp III có ở tất cả các huyện. Đến năm 1967, toàn tỉnh có 836 trường phổ thông, trong đó: có 420 trường phổ thông cấp I, 391 trường phổ thông cấp II, 25 trường phổ thông cấp III [52, tr. 119].

Số lượng giáo viên có xu hướng tăng dần qua các năm học 1967 – 1968, toàn tỉnh có 8.835 giáo viên, trong đó: có 4.917 giáo viên cấp I, 3.403 giáo viên cấp II, 515 giáo viên cấp III [52, tr. 120].

Quy mô học sinh của tỉnh được duy trì và giữ ở mức ổn định. Đến năm học 1967 - 1968, có 374.142 học sinh với 253.671 học sinh cấp I, 109.739 học sinh cấp II, 10.732 học sinh cấp III [52, tr. 121]. Tỉ lệ học sinh bỏ học rất thấp. Kết quả thi tốt nghiệp cấp III và thi đỗ đại học của học sinh toàn tỉnh có chuyển biến tích cực.

Toàn tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, các phòng Giáo dục, các trường học dần kiện toàn. Ban Chỉ đạo đi sát cơ sở, phối hợp với các hội Khuyến học làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người đi học. Chất lượng giáo dục được củng cố vững chắc, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phổ cập giáo dục.

* Chất lượng giáo dục phổ thông từng bước được nâng cao

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”, chất lượng giáo dục ở cả 3 cấp học trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng tích cực, ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với quan niệm giáo dục cấp I là nền tảng cơ sở để nâng cao chất lượng dạy - học ở các bậc học tiếp theo, Tỉnh ủy Hưng Yên đã chỉ đạo Ty Giáo dục

90

tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục cấp I. Với giáo dục phổ thông cấp II và cấp III, nhìn chung học sinh đạt yêu cầu khá về lĩnh hội kiến thức, kỹ năng môn học. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi, có hạnh kiểm tốt hàng năm cao, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng đại học hàng năm tăng mạnh. Ty giáo dục đã chỉ đạo các huyện, các trường, đội ngũ giáo viên tiến hành nhiều biện pháp đổi mới phương pháp dạy - học để nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhằm đào tạo những con người gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có lòng tự hào về quê hương đất nước, tích cực, chủ động tham gia vào cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngành Giáo dục đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ việc giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt chú ý đến mặt đạo đức, trí dục, sức khỏe cho học sinh ở tất cả các bậc học. Về giáo dục đạo đức, chỉ đạo dạy đúng, đủ và nâng cao chất lượng các giờ dạy đạo đức trong giờ nội khóa với hoạt động ngoại khóa, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí được chuẩn hóa từng bước

Chất lượng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là yếu tố quyết định đến kết quả giáo dục, giáo dưỡng học sinh, vậy nên Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này và chỉ đạo ngành Giáo dục phải thật sự coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về cả hai mặt đức và tài. Theo sự chỉ đạo của tỉnh, Ty Giáo dục Hưng Yên đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thường xuyên rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, giáo viên trong quy hoạch. Toàn ngành tích cực đẩy mạnh việc bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí, tổ chức phong trào hội giảng, hội học sâu rộng,

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)