Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
1.2.3. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng - chính trị trong nhà trường
đã phát triển ở nhiều địa phương. Rõ ràng, chủ chương chuyển hướng phát triển giáo dục đã khơi dậy tinh thần quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục của nhân dân Hưng Yên đối với thế hệ trẻ. Nhờ sự đóng góp tích cực, vô tư và nhiệt tình của nhân dân, các trường học mới đã mở rộng cửa tạo điều kiện để tất cả học sinh có thể đến lớp, đáp ứng nguyện vọng học tập chính đáng của nhân dân, đem lại nhiều kết quả về mở rộng quy mô giáo dục ở Hưng Yên.
Nhìn chung, trong những năm 1954 - 1959, quy mô trường lớp GDPT ở tỉnh Hưng Yên được mở rộng, ổn định.
1.2.3. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng - chính trị trong nhà trường
Tháng 3/1956 Đại hội GDPT toàn quốc đã họp và nêu rõ: để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần coi “trí dục là cơ sở” và “tăng cường giáo dục tư tưởng và giáo dục đạo đức trên cơ sở coi trọng việc giảng dạy tri thức có hệ thống” [81, tr. 86]. Yêu cầu đặt ra cho hệ thống GDPT lúc này là xóa bỏ tận gốc tàn tích nền giáo dục cũ phải phấn đấu về mọi mặt để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông mới ngày một cao hơn.
41
Chương trình học quán triệt nhiệm vụ chính trị và đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ. Năm học 1957 - 1958, ngành GDPT đã đề ra một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị và chỉ đạo sát sao hơn việc tổ chức giáo dục lao động trong học sinh. Bộ môn chính trị ở trường phổ thông cấp II và cấp III sau khi bổ sung chương trình đã đưa vào kế hoạch giảng dạy nội khóa mỗi tuần từ 2 đến 3 tiết.
Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 125CT/TW ngày 30/1/1959 vạch rõ vị trí quan trọng của việc giáo dục chính trị trong nhà trường phổ thông và đề ra một số biện pháp như: sửa đổi lại cách dạy và học môn chính trị cho sát với thực tế cách mạng, đào tạo giáo viên chính trị chuyên trách, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục chính trị...
Chấp hành Chỉ thị của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã kịp thời chấn chỉnh lại phương pháp giảng dạy chính trị, sửa đổi nội dung, bớt những phần lí luận và những khái niệm chính trị khó và chưa sát với thực tế của học sinh, gắn việc học tập các đường lối, chủ trương cách mạng với việc tham gia lao động sản xuất và đấu tranh chính trị. Các trường phổ thông đều hướng vào một chủ đề thời sự nóng hổi: tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam và giáo dục ý thức đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước nhà bằng phương pháp hòa bình. Vụ thảm sát của Mỹ - Diệm đối với đống bào ở Phú Lợi (năm 1958) và hàng loạt tộ ác của Mỹ - Diệm trong việc thi hành luật 10/59 đã gây xúc động mạnh mẽ trong toàn thể giáo viên và học sinh Hưng Yên.
Nhiều Chỉ thị của Đảng, của ngành về giáo dục phục vụ đấu tranh thống nhất đất nước đã được Đảng bộ tỉnh Hưng Yên thực hiện và áp vào hoạt động giảng dạy, học tập nội khóa, ngoại khóa về miền Nam ruột thịt.
Đây là chủ đề giáo dục lớn nhất quán triệt trong các bộ môn, đưa dần việc
42
giáo dục văn hóa kết hợp với giáo dục chính trị, tư tưởng, theo sát tình hình đấu tranh cách mạng của đất nước, gắn liền nhà trường với đời sống.
Công tác Đoàn thanh niên lao động trong nhà trường cũng được chú ý.
Việc xây dựng chi bộ Đảng ở các trường phổ thông, đặc biệt là các trường cấp III được Đảng bộ tỉnh đặt thành một yêu cầu cấp bách trong công tác Đảng bộ lãnh đạo trường học mà trước hết là phải lãnh đạo tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong giáo viên và học sinh. Vì vậy, Ban Tuyên huấn tỉnh ủy đã thực hiện nhiệm vụ đi sát các trường cấp III, các Ban Tuyên huấn huyện ủy đi sát các trường cấp II.
Từ năm học 1958 - 1959, các trường phổ thông nói chung, những trường cấp III nói riêng, sau một thời gian chấn chỉnh đã đi vào nền nếp hoạt động bình thường, trên dưới thông suốt, thầy trò đoàn kết, biểu thị quyết tâm cao xây dựng nhà trường XHCN. Cùng với sự chuyển hướng về giáo dục chính trị, các trường học đã tổ chức học sinh tham gia lao động sản xuất, mở đầu là sự hưởng ứng sôi nổi “hè lao động và diệt dốt 1958”.
Các em học sinh có mặt ở mọi nơi, trên các công trường thủy lợi cầu đường, trong các xí nghiệp, nhà máy, ở cánh đồng hợp tác xã. Sự chuyển biến ban đầu đầy ý nghĩa này được tiếp sức mạnh mẽ hơn nữa trong năm học 1958 - 1959, khi đội ngũ giáo viên học tập thấm nhuần những nguyên tắc của nhà trường XHCN Việt Nam.
43
Tiểu kết chương 1
Nhìn lại từ năm học 1954 đến năm học 1960, được sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp ủng hộ, giúp đỡ của các ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của toàn ngành, GDPT Hưng Yên đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục có nhiều tiến bộ; cở vật chất cho các trường học có nhiều chuyển biến; nội dung phương pháp dạy học được cải tiến theo hướng kết hợp giữa học với hành, vận dụng kiến thức được học vào trong thực tế đem lại những kết quả khả quan; chất lượng dạy và học tăng lên đáng kể; quy mô giáo dục tiếp tục phát triển mạnh; tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học giảm đáng kể; tỉ lệ học sinh mãn khóa cấp I, II, III ngày càng tăng; công tác quản lí giáo dục tiếp tục được đổi mới; công tác giáo dục tư tưởng - chính trị trong nhà trường dược tăng cường;…
Mặc dù, từ năm 1954 đến năm 1960 GDPT Hưng Yên đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được Giáo dục và đào tạo nói chung, GDPT nói riêng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; việc sắp xếp, bố trí giáo viên ở một số trường còn bất hợp lí, vẫn còn tình trạng giáo viên dạy ghép, giáo viên chưa được đào tạo ở các trường sư phạm; cơ sở vật chất cho các trường học còn thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu, vẫn còn các trường học tạm, các lớp học giữa trời không đủ điều kiện che mưa, che nắng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GDPT, nhất là ở các vùng khó; việc đổi mới phương pháp dạy và học chưa thật sự mạnh mẽ, chưa tạo được chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả giờ dạy chưa cao; ý thức rèn luyện phấn đấu, các kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành, khả năng tư duy và ý thức chủ động sáng tạo của học sinh còn nhiều hạn chế; quy mô
44
mạng lưới trường, lớp đã phát triển nhưng chưa thật sự cân đối, hợp lí, nhất là những thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương tận lực phát triển giáo dục.
Đó là việc mở trường lớp ồ ạt, không tính đến những điều kiện cần thiết: giáo viên, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục... Hạn chế này gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo những năm sau và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng GDPT; một số giáo viên, cán bộ quản lí vẫn còn hoang mang, chưa tin tưởng vào nền giáo dục mới, lập trường tư tưởng - chính trị chưa vững vàng làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng của nhân dân vào nhà trường, vào đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, gây khó khăn cho công tác lãnh đạo của Đảng.