Phát triển về quy mô và tăng cường đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 72 - 76)

Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM

2.2. Chỉ đạo thực hiện

2.2.2. Phát triển về quy mô và tăng cường đội ngũ giáo viên

Việc phát triển theo quy mô lớn các trường phổ thông trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được xác định: mỗi xã có một trường cấp I, hai, ba xã có một trường cấp II; mỗi huyện có một trường cấp III. Theo đó, phương hướng mới trong phát triển hình thức trường lớp là song song với những trường phổ thông, nghiên cứu mở những trường vừa học văn hóa phổ thông, vừa học kỹ thuật sản xuất, nhất là kỹ thuật sản xuất nông nghiệp...

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhiệm vụ của ngành GDPT được Đảng bộ Hưng Yên xác định: Phát triển mạng lưới các trường phổ thông cấp I và cấp II một cách thích hợp, đồng thời phát triển cấp III một cách có kế hoạch. Tìm mọi cách phổ cập vỡ lòng và cấp I trước hết là vùng thấp theo phương châm “thầy tìm trò, trường gần dân, quy mô nhỏ. Nhà nước và nhân dân phối hợp”.

66

Bắt đầu từ năm học 1960 - 1961, thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, ngành Giáo dục Hưng Yên đã nêu nhiệm vụ trọng tâm gồm:

1. Củng cố chấn chỉnh cấp I

2. Tập trung các trường cấp II thành trường lớn 3. Phát triển lớp cấp III

Vì vậy, các trường cấp I đã được phát triển mạnh qua 5 năm (1954 - 1959) vẫn tiếp tục phát triển. Các trường cấp II, cấp III có bước phát triển quan trọng hơn. Nhiều nơi chưa mở được cấp II hoàn chỉnh thì mở lớp 5 rồi leo dần lên lớp 6, lớp 7. Năm học 1960 - 1961, các trường cấp II quốc lập và dân lập đã được tu sửa lại. Đối với cấp III, Bộ Giáo dục Đào tạo cho thành lập ở tất cả các tỉnh chưa có trường cấp III. Tỉnh nào đã có trường cấp III, được mở thêm trường thứ hai, thứ ba, nếu có nhu cầu.

Cuối năm học 1962 - 1963 quy mô học sinh Hưng Yên ngày càng được mở rộng: “Toàn tỉnh có 160 trường phổ thông cấp một, 87 trường phổ thông cấp hai, 4 trường phổ thông cấp ba, với tổng số 135.675 học sinh, so với niên học 1961 - 1962, số học sinh phổ thông tăng 11%” [19, tr.15, 16].

Năm học 1960 - 1961 các xã trong toàn tỉnh đều có trường cấp I, III xã có một trường cấp II. Năm 1962 huyện Khoái Châu có một số lớp cấp III đặt trong trường cấp II, sau đó tách thành trường riêng. Đến năm học 1963 - 1964 toàn tỉnh đã phủ kín cấp II đến tận xã. Từ năm 1965 đến năm 1968 mở thêm các trường: cấp III Ân Thi, cấp III Phù Cừ, cấp III Văn Giang, cấp III Tiên Lữ, cấp III Kim Động. Như vậy, các huyện trong tỉnh đều có trường cấp III;

trường cấp III Hưng Yên được giao nhiệm vụ đào tạo học sinh giỏi cho tỉnh.

Nhìn chung, trên phạm vi toàn tỉnh từ năm 1961 đến năm 1967 về cơ bản số lượng trường, lớp, số giáo viên, học sinh ở các cấp có những biến động theo chiều hướng tăng dần. Nếu như 1958 - 1959, cả tỉnh bình quân 5 xã mới có một trường cấp I, gần 11 xã mới có một trường cấp II, đến năm 1967 xã

67

nào cũng có một trường cấp I và một trường cấp II. Mỗi huyện có một trường cấp III. Tổng số học sinh trong tỉnh từ cấp I đến cấp III đều tăng.

Theo niên giám thống kê 1955 -1969, các số liệu về trường, lớp, số giáo viên, số học sinh được thống kê và tổng hợp từ số liệu về trường, lớp, số giáo viên, số học sinh như sau:

Năm học 1963 - 1964 toàn tỉnh Hưng Yên có 646 trường phổ thông, 5.731 lớp học, 6.841 giáo viên, 263.703 học sinh. Trong đó: Có 420 trường phổ thông cấp I gồm 4.411 lớp, 4.022 giáo viên, 200.953 học sinh; có 215 trường phổ thông cấp II gồm 1.235 lớp, 2.608 giáo viên, 58.647 học sinh; có 11 trường phổ thông cấp III gồm 85 lớp, 211 giáo viên, 4.103 học sinh [52, tr. 119, 120, 121].

Năm học 1964 - 1965 tỉnh Hưng Yên có 642 trường phổ thông, 5.671 lớp học, 6.975 giáo viên, 267.773 học sinh. Trong đó: Có 419 trường phổ thông cấp I gồm 4.282 lớp, 4.185 giáo viên, 197.707 học sinh; có 212 trường phổ thông cấp II gồm 1.286 lớp, 2.534 giáo viên, 65.191 học sinh; có 11 trường phổ thông cấp III gồm 103 lớp, 256 giáo viên, 4.875 học sinh [52, tr.

119, 120, 121].

Năm học 1965 - 1966 toàn tỉnh Hưng Yên có 733 trường phổ thông, 6.452 lớp học, 7.717 giáo viên, 315128 học sinh. Trong đó: Có 417 trường phổ thông cấp I gồm 4.737 lớp, 4.480 giáo viên, 219.559 học sinh; có 298 trường phổ thông cấp II gồm 1588 lớp, 2.865 giáo viên, 89.409 học sinh; có 18 trường phổ thông cấp III gồm 127 lớp, 372 giáo viên, 6.160 học sinh [52, tr. 119, 120, 121].

Năm học 1966 - 1967 Hưng Yên có 792 trường phổ thông, 7129 lớp học, 7.047 giáo viên, 342.357 học sinh. Trong đó: Có 420 trường phổ thông cấp I gồm 5.070 lớp, 4.615 giáo viên, 237.681 học sinh; có 350 trường phổ thông

68

cấp II gồm 1.875 lớp, 2.009 giáo viên, 96.088 học sinh; có 22 trường phổ thông cấp III gồm 184 lớp, 423 giáo viên, 8.588 học sinh [52, tr. 119, 120, 121].

Năm học 1967 - 1968 Hưng Yên có 836 trường phổ thông, 8.039 lớp học, 8.835 giáo viên, 374142 học sinh. Trong đó: Có 420 trường phổ thông cấp I gồm 5.591 lớp, 4.917 giáo viên, 253.671 học sinh; có 391 trường phổ thông cấp II gồm 2.220 lớp, 3.403 giáo viên, 109.739 học sinh; có 25 trường phổ thông cấp III gồm 228 lớp, 515 giáo viên, 10.732 học sinh [52, tr. 119, 120, 121].

Những năm 1965 - 1968, Mỹ leo thang ném bom, bắn phá miền Bắc, hoạt động giáo dục lúc này chuyển sang thời chiến. Ty Giáo dục, các trường chuyên nghiệp, trường cấp III đi sơ tán. Các trường học đều tiến hành đào hầm hố trong trường, học sinh đến trường đeo ngụy trang và mũ rơm. Học sinh đến tuổi quân thì lên đường làm nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự. Nhiều thầy giáo trẻ cũng lên đường tòng quân đánh giặc. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển quy mô của giáo dục.

Trước sự mở rộng quy mô giáo dục, ngành Giáo dục Hưng Yên đã thực hiện chủ trương phân cấp quản lí trường lớp của Tỉnh ủy, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho GDPT. Huyện, thị quản lí các trường cấp II, cấp III; các xã, khu phố quản lí các lớp vỡ lòng, mẫu giáo, trường câp I, cấp II. Việc lãnh đạo của các cấp ủy đảng - chính quyền địa phương càng thêm chặt chẽ, sát sao hơn.

Sau khi phân cấp, Ban Thi đua xây dựng trường lớp được thành lập ở từng địa phương. Nhờ đó, cuối năm học 1962 - 1963, tình hình trường lớp phổ thông đã có nhiều biến chuyển tích cực. Hệ thống các trường cấp II được chuyển về xã quản lí, các trường cấp III chuyển về huyện, thị quản lí.

Có thể nói, việc quy hoạch hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp các cấp đã từng bước tạo sự cân đối giữa các trường học, cấp học với những hình thức giáo dục phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời tạo điều kiện đảm bảo phát triển cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

69

Để đáp ứng yêu cầu mở rộng GDPT về quy mô, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ này về số lượng được đặt ra.

Để đảm bảo đủ giáo viên cấp I, II ngoài mở trường sư phạm cấp I (gọi là sư phạm sơ cấp) đặt ở xã Xích Đằng, với số giáo viên được đào tạo tạo trường Trung cấp của Bộ tỉnh Hưng Yên lúc này đã có đủ giáo viên để xóa được trường cấp II liên xã. Như vậy, các xã đều có trường cấp I, cấp II. Về giáo viên cơ bản đạt trình độ chuẩn. Lúc đó là 7 + 2 và 7 + 3 theo chỉ đạo của Bộ. Hệ thống sư phạm xuất hiện nhiều loại hình mới:

- Trường quản lí giáo dục tỉnh..

- Trường Trung học sư phạm và Cao đẳng sư phạm.

- Trạm Đại học sư phạm (theo hệ vừa học vừa làm).

- Trường bồi dưỡng giáo viên huyện (phục vụ cải cách giáo dục).

Các trường Cao đẳng sư phạm, Trung học Sư phạm mỗi năm cho ra trường hàng trăm thầy giáo, cô giáo, bổ sung cho ngành một đội ngũ giáo viên có phẩm chất tốt, có tay nghề vững.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)