Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 54 - 64)

Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM

2.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Sau khi thực hiện kế hoạch 3 năm (1958 - 1960), Đảng Lao động Việt Nam chủ trương đưa miền Bắc chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, làm cho Việt Nam có một nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có một nền văn hóa và khoa học tiên tiến. Miền Bắc giàu mạnh là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Tháng 9 năm 1960, Đại hội lần thứ III đã định ra đường lối cách mạng-

“Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước” [47, tr.132]. Đối với giáo dục, Đại hội xác định:

Công tác giáo dục văn hóa phải được phát triển theo quy mô lớn và phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa có văn hóa và kĩ thuật, có sức khỏe, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới, phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng kinh tế và văn hóa xã hội chủ nghĩa và viêc nâng cao không ngừng trình độ văn hóa của nhân dân lao động... phải nắm vững nguyên lí giáo dục kết hợp với lao động sản xuất và các phương châm: lí luận gắn liền

48

với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục của nhà trường kết hợp với giáo dục của xã hội [47, tr.251].

Quan điểm của Đảng về giáo dục được xác định tại Đại hội đã cho thấy giáo dục thế hệ trẻ ở trường phổ thông các cấp vô cùng quan trọng nhằm xây dựng cơ sở bước đầu, nhưng rất trọng yếu của việc đào tạo một lớp người để xây dựng CNXH, những người kế tục xứng đáng và vẻ vang sự nghiệp cách mạng. Ý nghĩa đó được thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, muốn đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng ở miền Bắc, muốn đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa, công nghiệp hóa XHCN, điều cấp thiết có tính chất quyết định là phải bồi dưỡng đào tạo một lớp người mới, một thế hệ trẻ có giác ngộ XHCN, có trình độ văn hóa khoa học kĩ thuật, có sức khỏe tốt.

Con người mới đó là mục tiêu phấn đấu của nhà trường phổ thông.

Thứ hai, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đòi hỏi phải có những con người có tinh thần anh dũng, trí thông minh, tài sáng tạo, có khả năng nắm vững và vận dụng tốt chiến lược, chiến thuật và kĩ thuật, quân sự hiện đại. Nhà trường phổ thông có khả năng cung cấp đào tạo cho dân tộc những thanh niên như vậy.

Thứ ba, công cuộc xây dựng CNXH của Việt Nam DCCH đòi hỏi nhân dân, đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kĩ thuật phải có trình độ văn hóa cao. Chuẩn bị cho lớp người này, nhà trường phổ thông có một vị trí quan trọng, một khả năng to lớn.

Thứ tư, do miền Bắc tiến lên CNXH không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên nhìn chung cơ sở vật chất về khoa học, kĩ thuật còn nghèo nàn, trình độ văn hóa, nếp sống văn minh còn hạn chế... Do đó, nhà trường phổ thông, bên cạnh nhiệm vụ trung tâm là đào tạo con người mới, còn có nhiệm vụ phát huy tác dụng là trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật của địa phương.

Trong việc thực hiện phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, bên

49

cạnh mục đích chủ yếu là giáo dục, còn có mục đích sản xuất của cải vật chất, góp phần làm tăng thêm của cải cho xã hội.

Ngành GDPT là cấp học vô cùng quan trọng, chiếm khối lượng to lớn trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục nhằm đào tạo một lớp người mới, một thế hệ trẻ để hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng.

Đại hội Đảng lần thứ III đã mở ra một thời kì mới cho sự phát triển giáo dục. Đào tạo thế hệ trẻ là sự nghiệp của Đảng, là trách nhiệm của nhân dân, nhưng nhà trường đóng vai trò chính yếu nhất. Ngành giáo dục được xác định là chăm lo đào tạo thế hệ mới, đào tạo những con người sống trong xã hội ngày mai, có tư tưởng và tác phong XHCN. Vì vậy, chỉ trên cơ sở ngành giáo dục được phát triển mạnh mẽ thì mới tạo ra một thế hệ mới có khả năng để thực hiện tốt sự nghiệp cách mạng XHCN.

Bên cạnh đó Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) cũng đã nêu: Đối với GDPT, phải tiến tới thực hiện phổ cập cấp I cho thiếu niên ở miền xuôi và miền núi. Mở thêm trường cấp II, cấp III để đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân; nhưng phải căn cứ vào khả năng của Nhà nước và của nhân dân, chú trọng nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy và tổ chức cho học sinh đến tuổi lao động tham gia sản xuất ở hợp tác xã ngoài giờ học tập. Củng cố và phát triển các trường vừa học văn hóa, kỹ thuật, vừa lao động sản xuất. Năm 1965, tổng số học sinh phổ thông sẽ lên tới khoảng 3,5 triệu em, tăng hơn 85% so với năm 1960.

Hội nghị nhấn mạnh:

Phải xúc tiến việc cải cách giáo dục và đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “hai tốt”, làm cho nhà trường gắn liền hơn nữa với đời sống, học tập với lao động, lí luận với thực tiễn.

Phải thực tiện tốt việc giáo dục toàn diện (trí dục, đức dục, thể

50

dục, mỹ dục) cho thanh niên, thiếu nhi, đặc biệt coi trọng và tăng cường giáo dục chính trị và tư tưởng. Phải hết sức chú ý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đồng thời tăng cường chất lượng sách giáo khoa và việc trang bị dụng cụ học tập cho các trường để nâng cao chất lượng học tập [27; tr. 58, 59].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của BCHTƯ Đảng chỉ rõ cần khôi phục và phát triển nhanh GDPT, chú trọng thích đáng những vùng căn cứ kháng chiến cũ và những vùng nông nghiệp mới. Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước đảm nhiệm; cải tạo trường tư thành trường công. Tổ chức phong trào bình dân học vụ rộng khắp nhằm xóa bỏ nhanh nạn mù chữ [39; tr. 38, 39].

Quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng, Nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hưng Yên lần thứ V (1/4/1961) đã bàn về nhiệm vụ và chỉ tiêu công tác năm 1961, trong đó bàn về giáo dục: Công tác bổ túc văn hóa vẫn phải coi là công tác hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục nhằm nâng cao trình độ kiến thức văn hóa cho nhân dân, tiếp thu khoa học kỹ thuật phục vụ đẩy mạnh sản xuất.

Đối với nhân dân cần vận động tất cả mọi người từ 45 tuổi trở xuống đi học mỗi năm một lớp.

Đối với GDPT trọng tâm là phát triển cấp II và III, thực hiện phổ cập cấp I để đào tạo lớp người trẻ có đạo đức, có văn hóa, có giác ngộ chính trị, có sức khỏe phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH. Mở rộng trường phổ thông nông nghiệp và mở trường phổ thông công nghiệp, phát triển mạnh các lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng.

Cần đặc biệt chú trọng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường công tác chính trị ở các trường. Đề nghị trung ương có chính sách phụ cấp cho giáo viên dân lập, giáo viên mẫu giáo, giáo viên vỡ lòng cho thích hợp [17, tr. 8]. Nghị quyết nhấn mạnh: “Trách nhiệm

51

nặng nề và vẻ vang của người thầy giáo là chăm lo dạy dỗ học sinh thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [76, tr. 131].

Như vậy, Nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hưng Yên lần thứ V xác định vấn đề quan trọng trước hết trong xây dựng nền giáo dục là phải làm cho tư tưởng của cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên, học sinh, nhân dân chuyển biến một cách sâu sắc, thấm nhuần quan điểm giáo dục của chế độ XHCN. Từ đó, hình thành tư tưởng, thái độ đi học đúng đắn, trở thành người lao động sản xuất có kiến thức chính trị và khoa học - kĩ thuật để xây dựng đất nước.

Để triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng và thực hiện Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), từ ngày 21 đến ngày 29/3/1961, Đại hội đại biểu Đảng bộ Hưng Yên lần thứ V (vòng 2) đã diễn ra tại Hội trường tỉnh đã đề ra phương hướng cho nhiệm kì tới và chỉ rõ nhiệm vụ của ngành học phổ thông:

Phải kết hợp chặt chẽ việc học văn hóa và kiến thức phục vụ sản xuất... Tích cực chấn chỉnh, củng cố hệ giáo dục phổ thông, đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt, thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện, tăng cường việc giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên. Cần làm cho cán bộ, nhân dân và học sinh có nhận thức đúng đắn về mục đích học tập, khắc phục tư tưởng “đi học để mưu cầu danh lợi, để thoát ly sản xuất, thoát ly nông thôn”

trong học sinh, thanh niên. Kết hợp giữa nhà trường và nhân dân mà phát triển mạnh mẽ các lớp mẫu giáo [32, tr. 95].

Đại hội cũng nhấn mạnh tới việc tăng cường giáo dục ý thức lao động, công tác lao động sản xuất cho học sinh; xem công tác đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn xây dựng học sinh thành con

52

người mới, thầy giáo phải tự rèn luyện mình thành con người mới của chế độ XHCN.

Trên tinh thần đó, Chỉ thị 26 - CT (1/3/1962) về công tác giáo dục của Tỉnh ủy chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của giáo dục. Riêng đối với GDPT:

Một là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp GDPT, kiên quyết thực hiện việc phổ cập vỡ lòng và cấp I vào cuối năm 1965; đảm bảo cho trẻ em dưới 16 tuổi được học hết cấp II bằng nhiều hình thức; củng cố các trường cấp III và phát triển cấp III một cách hợp lí, vững chắc.

- Đối với phổ cập vỡ lòng và cấp I: những em đến tuổi học cấp I mà chưa học vỡ lòng thì sẽ bố trí cho vào học “lớp 1 đặc biệt”. Ty Giáo dục cử giáo viên bồi dưỡng những học sinh này để cuối năm có trình độ lớp 1. Đảng ủy, UBHC xã vận động nhân dân xây dựng thêm trường lớp, bàn ghế... Coi trọng chất lượng đồng thời đề phòng tư tưởng sợ khó khăn trong xây dựng trường lớp, ảnh hưởng đến việc phổ cập.

- Đối với phổ thông cấp II, III: đảm bảo cho trẻ em dưới 16 tuổi đều được học hết cấp II bằng nhiều hình thức để bồi dưỡng các em thành người lao động tốt. Tổ chức cho học sinh mãn khóa lớp 4 quá tuổi 14 vào học các trường bổ túc văn hóa thiếu niên; vừa làm vừa học.

- Đối với cấp III, tiếp tục đi sâu vào việc nâng cao chất lượng toàn diện, gắn nhà trường với đời sống và sản xuất, đồng thời phát triển thêm trường một cách vững chắc.

Hai là nắm vững mục đích, phương châm giáo dục, ra sức nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tư tưởng đạo đức, chuẩn bị đầy đủ cho học sinh tham gia sản xuất và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

Ba là tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, sử dụng tốt lực lượng giáo viên hiện có, thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với giáo

53

viên. Quan tâm đúng mức hơn nữa đến việc bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng coi đó là công tác trung tâm, tiến tới tất cả giáo viên đều đảm bảo tiêu chuẩn quy định đồng thời quan tâm đến đời sống của giáo viên dân lập, cải tiến việc thu nạp học phí, vận động nhân dân đóng học phí kịp thời, đầy đủ để giải quyết tốt lương cho giáo viên dân lập.

Bốn là coi trọng việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị, phân cấp xây dựng, quản lí nhà tường, kết hợp chặt chẽ sự hỗ trợ một phần của Nhà nước với việc phát huy tinh thần tự lực cánh sinh xây dựng trường sở, thiết bị của nhân dân và thầy trò, tránh ỷ lại vào Nhà nước.

Theo đó, các đảng ủy và UBHC xã, chi ủy và chính quyền các tiểu khu trong thị xã, thị trấn... chịu trách nhiệm quản lí trường cấp I ở địa phương mình và có trách nhiệm xây dựng trường cấp II thuộc khu vực mình do huyện, thị qui định.

Các đảng ủy và chính quyền nơi có trường cấp II chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí trường cấp II dưới sự giúp đỡ của huyện ủy và UBHC huyện. Các huyện ủy, thị ủy và UBHC huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lí trường cấp III trong huyện, thị xã dưới sự chỉ đạo của UBHC tỉnh và Ty Giáo dục.

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã sớm thấy được vai trò to lớn của giáo dục đối với công cuộc xây dựng CNXH ở địa phương nên đã sớm có những định hướng, biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới, con người XHCN, làm cho sự nghiệp giáo dục trở thành một mặt trận cách mạng...

Trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược chiến tranh đặc biệt, cuối năm 1964, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nhằm phá hủy tiềm lực kinh tế, quốc phòng của

54

miền Bắc, cắt đứt sự chi viện của Việt Nam từ Bắc vào Nam, làm lung lay ý chí chiến đấu cứu nước của nhân dân Viê ̣t Nam.

Trong tình thế chiến tranh, BCH Trung ương Đảng (khóa III) đã tiến hành Hội nghị lần thứ 11 (25/3/1965) và đề ra nhiệm vụ cho cả 2 miền Nam - Bắc. Nhiệm vụ của miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn và trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vì vậy phải chuyển hướng xây dựng nền kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến; mỗi vùng có thể tự đảm bảo một phần nhu cầu thiết yếu về đời sống và học hành. Chuyển hướng công tác tư tưởng và tổ chức, đảm bảo yêu cầu vừa sản xuất, vừa chiến đấu; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc và tăng cường lực lượng quốc phòng nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Sự nghiệp đã đặt ra cho công tác giáo dục những yêu cầu vô cùng lớn.

Riếng đối với GDPT:

- Phải tiếp tục thỏa mãn yêu cầu của con em nhân dân, đồng thời phải đảm bảo cung cấp đủ học sinh tốt nghiệp cấp II và cấp III cho sự nghiệp đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề.

- Phải giữ vững và nâng cao dần chất lượng giáo dục.

- Phải phát triển và củng cố các lớp mẫu giáo để giáo dục và bảo vệ trẻ em, chuẩn bị nâng cao chất lượng cho cấp I và để góp phần giải phóng sức lao động của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ làm tròn nhiệm vụ Ba đảm đang [84, tr.4].

Tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi giáo viên và học sinh phải phát huy tác dụng tích cực nhất của mình đối với sản xuất và chiến đấu. Nhà trường phải thể hiện rõ tác dụng trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật của địa phương hơn bất vứ lúc nào; phải chuyển mạnh hơn nữa việc thực hiện đường lối phương châm giáo dục của Đảng; phải phục vụ những yêu cầu cách mạng

55

trong cả nước; đặt nhiệm vụ cả nước lên trên, đồng thời vẫn phải chăm lo đáp ứng những yêu cầu cách mạng của địa phương.

Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ lâu dài, chủ yếu, nhà trường phổ thông còn có nhiệm vụ phải đáp ứng từng bước yêu cầu nhiều mặt của cách mạng trong từng thời kỳ và ở từng địa phương. Hoàn cảnh sản xuất và chiến đấu tạo điều kiện cho nhà trường gắn với cuộc sống mật thiết hơn; trường lớp sống ngay trong lòng dân, giữa khí thế sản xuất và chiến đấu sôi nổi của quần chúng. Học sinh qua thử thách trong lao động sản xuất và tiếp xúc với thực tế xã hội đã được rèn luyện khá toàn diện, có kiến thức khoa học, có chí khí, có thực tế cuộc sống, sẵn sàng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục được xác định phải trở thành một mặt trận quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh để đánh thắng Mỹ. Hội nghị lần thứ 11 (25/3/1965) của BCH Trung ương Đảng (khóa III) đã nhấn mạnh:

Trong công cuộc cách mạng xã hội ch ủ nghĩa về mặt tư tưởng, giáo dục là vấn đề chủ yếu. Ngành giáo dục không chỉ làm công việc truyền thụ kiến thức văn hóa mà còn bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ xã hô ̣i chủ nghĩa; làm cho thế hệ thanh niên sung sướng và tự hào rằng mình là người chủ đấu tranh xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản... [46, tr. 215].

Muốn chuẩn bị cho thanh niên trở thành những con người như vậy, nhà trường phải thực sự là đơn vị chống Mỹ cứu nước, thật sự là một tập thể gương mẫu về giảng dạy, học tập, lao động, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Chỉ thị chuyển hướng 88TTg ngày 5/8/1965 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)