Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, so với yêu cầu của sự phát triển, GDPT Hưng Yên vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần được nhìn nhận
94
nghiêm túc, khách quan để rút kinh nghiệm và sửa chữa:
Thứ nhất, một số chủ trương của Đảng bộ chậm được triển khai trong thực tiễn
Sau hòa bình, Hưng Yên có hai hệ thống giáo dục, chủ trương của tỉnh là giữ vững các trường lớp sẵn có ở vùng căn cứ du kích và vùng mới giải phóng, phục hồi các trường lớp do điều kiện chiến tranh đã bị mai một để con em nhân dân có chỗ học. Trong phạm vi toàn tỉnh, nhiều xã chưa có trường cấp I và trong các huyện có rất ít trường cấp II, nguồn giáo viên là ở kháng chiến về và giáo viên lưu dụng, lúc đó số giáo viên toàn tỉnh rất ít. Tổng số toàn tỉnh có trên 100 người [85, tr. 64]. Nhiệm vụ của giáo dục lúc này là chuyển đổi nội dung giáo dục ở các vùng tạm chiếm cũ và chuẩn bị cho sự phát triển giáo dục của những năm sau.
Quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng, chấp hành Chỉ thị của Trung ương, năm 1956, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh chỉ đạo Ty giáo dục từng bước tiến hành sáp nhập hệ thống giáo dục 9 năm và hệ thống giáo dục 12 năm thành hệ thống GDPT 10 năm. Tuy nhiên, việc sáp nhập hệ thống giáo dục này còn chậm được triển khai trong việc tổ chức nhà trường, bố trí lớp, sắp xếp đội ngũ giáo viên.
Công tác tuyên truyền giải thích mục đích đi học của học sinh dưới chế độ XHCN còn chậm, nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh, nhân dân chưa nhận thức một cách sâu sắc tinh thần cải cách giáo dục. Vì vậy, công tác xóa bỏ ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn chậm trễ, vẫn tồn tại biểu hiện tiêu cực như thái độ thờ ơ với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối một chiều, số lượng trường lớp rất ít, cả huyện Văn Lâm có 4 lớp [5, tr. 101].
Thực hiện chủ chương dựa vào dân để phát triển giáo dục của Đảng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em trong tỉnh, Đảng
95
bộ Hưng Yên đã chỉ thị: Chuyển hướng phát triển trường lớp dân lập; dựa vào khả năng đóng góp của nhân dân để phổ cập giáo dục ở các vùng miền xuôi; đảm bảo cho trẻ em đến tuổi đều được đi học” [33, tr.3]. Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng nên nhân dân chưa hiểu hết về chủ trương của Đảng. Vì vậy, đã dẫn đến một số hệ lụy như: Một số phụ huynh học sinh chưa tham gia đóng góp học phí để cùng Chính phủ củng cố xây dựng trường lớp quốc lập, trả sinh hoạt phí cho giáo viên dân lập; việc vận động nhân dân xây dựng và bảo quản trường sở; bàn ghế đặc biệt là trường cấp I còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng.
Trong việc đề cao chất lượng phổ thông, việc đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy trong các nhà trường diễn ra còn chậm, hiệu quả giáo dục chưa cao, nhất là ngay sau khi hòa bình lập lại “giáo viên giảng dạy chỉ chăm chú lo sao có thể lồng được 3 tư tưởng, 3 chính sách vào bất cứ một bài nào” [5, tr. 101]. Đối với việc quản lí “đa số hiệu trưởng rất lo sợ với nhiệm vụ phải đảm nhiệm, phần lớn Hiệu trưởng chỉ biết về việc tổ chức các lớp học ở xã mình lãnh đạo giáo dục, còn việc lãnh đạo chuyên môn thì hầu như không biết tới” [5, tr. 101]. Chất lượng dạy, học một số môn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc kết hợp lí thuyết và thực hành trong các nhà trường còn yếu. Nội dung chương trình giảng dạy chưa được đầu tư biên soạn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của đất nước. Mặt khác, việc đề bạt thuyên chuyển trường lớp và giáo viên, sáp nhập lớp 5 với trường phổ thông cấp II trong khi năng lực của giáo viên còn non đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngoài ra, việc điều động một số giáo viên vào trường thị xã đã thuyên chuyển một số giáo viên các trường cấp I, II khác đến thay thế các giáo viên này, do đó xuất hiện sự sáo lộn tổ chức, có ảnh hưởng đến tinh thần học tâp của các em học sinh, tinh thần công tác của giáo viên, thiệt hại cho việc đảm bảo chương trình, làm gián đoạn tiến trình học tập,…
96
Ở một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên, sự chuyển biến về nhận thức và hành động còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc triển khai thực hiện Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tổ chức các hoạt động thi, giao lưu,… cho cán bộ quản lí giỏi, giáo viên dạy giỏi ở các cấp học nhằm duy trì và phát triển phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong các trường phổ thông chưa nhiều; việc xây dựng và triển khai các nội dung bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên quan tâm theo dõi tình hình của địa phương, tình hình trong nước còn nhiều hạn chế, nhất là trong công tác tài liệu. “Tài liệu do Khu soạn, loại do Ty soạn tuyên huấn duyệt rồi ấn loát và phân phối cho các trường. Việc ấn loát kém kế hoạch cụ thể, tài liệu về chậm, thiếu, không gửi được tới tay giáo viên (150 lớp không đảm bảo được đầy đủ chương trình) [5, tr. 102].
Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn còn chưa đáp ứng yêu cầu, hạn chế trong việc thực hiện đổi mới hình thức giảng dạy, nhất là giáo viên cấp I: “Số giáo viên cấp I lựa tuyển không chu đáo đa số là phần tử địa chủ hoặc con cái những người có nhiều tội ác nên trong phát động thì giao động, hoang mang cũng vì vậy mà chất lượng kém” [5, tr. 101]. Chưa có đủ cán bộ phụ trách các hoạt động trong nhà trường như nhân viên phụ trách thiết bị, nhân viên thư viện... Bên cạnh đó, việc thực hiện chủ trương của UBHC tỉnh là huy động mọi khả năng để tu bổ, mở rộng, xây dựng mới trường sở, mua sắm thiết bị cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cũng chậm được triển khai trong thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ hai, đôi lúc Đảng bộ tỉnh chưa chú trọng đồng đều trong phá t triển các mặt khác nhau của giáo dục phổ thông
Một số mặt khác nhau của GDPT đôi khi vẫn chưa được Đảng bộ chú trọng đúng mức như quy mô giáo dục, phương pháp giáo dục, công tác quản lí giáo dục…. Vì vậy, bên cạnh những thành tích đã đạt được, GDPT Hưng
97
Yên vẫn còn có những khó khăn, yếu kém chủ yếu là: Quy mô giáo dục chưa thực sự đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh, giữa các cấp học, sự đa dạng các loại hình trường lớp còn chậm, chưa đồng đều ở các cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện đã có những chuyển biến nhưng so với yêu cầu xã hội đặt ra còn thấp nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, còn có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các cấp học, các vùng miền, giữa các đơn vị giáo dục. Hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao phát triển chưa mạnh, chưa tạo thành mô hình chất lượng toàn diện để nhân rộng.
Công tác quản lí giáo chưa được nâng cao.
Quy mô giáo dục tăng nhanh hơn so với sự thay đổi, phát triển của các mặt khác như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy…..
Trước năm 1954, toàn tỉnh chỉ có: 15.600 học sinh [99, tr. 1]. Tháng 12/1954, toàn tỉnh có 30.462 học sinh (gồm 229 lớp 1, 267 lớp 2, 118 lớp 3 và 64 lớp 4) [32, tr. 27]. Năm 1955, ngành giáo dục tiếp tục củng cố các Ban bảo trợ học đường, tiến hành xây dựng thêm ba trường cấp II ở Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu. Từ năm 1955 đến những năm 1967, 1968, mặc dù có những biến động do ảnh hưởng của chiến tranh, ảnh hưởng của thiên tai nhưng nhìn chung quy mô giáo dục phát triển theo một quỹ đạo tăng dần, thậm chí có những năm quy mô giáo dục phát triển rất nhanh [Xem thêm phụ lục số 4, 5, 6].
Từ sau hòa bình lập lại đến thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo XHCN, trường phổ thông đã mở rộng mạng lưới. Số lượng giáo viên và học sinh tăng với số lượng đáng kể. Tuy vậy, do cơ sở vật chất còn quá ít, chưa phát triển kịp với hệ thống trường lớp nên đã ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển chung. Ty Giáo dục Hưng Yên lực lượng cán bộ khá mỏng nên việc chỉ đạo giáo dục trong hoàn cảnh thiếu thốn có sở vật chất đó là rất khó khăn.
98
Ngoài ra, phải kể đến những thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương tận lực phát triển giáo dục. Chủ trương này cũng làm phát sinh những lệch lạc, thiếu sót mà nhiều năm sau này phải khắc phục “một thói quen khó sửa”.
Đó là việc phát triển “vô điều kiện”, “đơn giản hóa” nhà trường và sự nghiệp giáo dục như mở trường lớp ồ ạt, không tính đến những điều kiện cần thiết:
giáo viên, cơ sở vật chất... Hạn chế này gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo những năm sau và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng GDPT. Số lượng học sinh tăng nhanh nhưng chất lượng giáo dục nhiều mặt giảm sút.
Đối với hoạt động dạy và học, việc đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học ở các nhà trường còn diễn ra chưa đều. Một bộ phận giáo viên có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất, còn có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các cấp học, giữa các đơn vị giáo dục.
Ở một số vùng khó khăn, nhất là vùng Công giáo, do ảnh hưởng của nhà thờ còn khá sâu sắc trong tư tưởng cũng như trong phong tục tập quán của nhân dân nên ý thức lao động, tinh thần tham gia xây dựng trường lớp của phụ huynh và học sinh chưa cao. GDPT ở vùng Công giáo vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chậm phát triển hơn so với các vùng khác. Bên cạnh đó, một lực lượng đội lốt tôn giáo đang ra sức tìm mọi cách để xuyên tạc đường lối giáo dục của Đảng gây chia rẽ hòng nắm lấy giáo dân mua chuộc, lôi kéo giáo viên đi dạy nơi khác. Có nơi lực lượng đội lốt tôn giáo đó còn cho tay chân ra mở lớp dạy học để tranh chấp học sinh, hay dụ dỗ học sinh đi nơi khác- điều đó càng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học ở vùng Công giáo, song Đảng bộ tỉnh chậm có biện pháp khắc phục.
Trong khi GDPT phát triển mạnh về quy mô thì cơ sở vật chất trường học, các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục còn bất cập. Cơ sở vật chất trường học còn nghèo nàn, chưa đủ phòng học đáp ứng đầy đủ cho các hoạt
99
động giáo dục toàn diện, đặc biệt ở phổ thông cấp I và II. Nhiều đơn vị trường học khuôn viên hẹp, không đủ diện tích đất theo qui định của tỉnh, nhiều trường không có khu dành cho giáo dục thể chất. Tốc độ xây dựng trường còn chậm, nhất là ở phổ thông cấp II và không đồng đều giữa các địa phương. Nhìn chung, cơ sở vật chất trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của các trường học còn nghèo nàn, phòng học hầu hết là tranh tre, một số trường có phòng cấp 4.
Bên cạnh đó, công tác quản lí giáo dục còn có những yếu kém. Trong giáo dục vẫn có một số tiêu cực như: bệnh thành tích làm cho báo cáo về giáo dục chưa phản ánh đúng thực chất. Công tác quản lí giáo dục có nơi hiệu quả thấp, nhất là công tác tham mưu, đề xuất còn hạn chế. Một số cán bộ phụ trách còn yếu về trình độ và năng lực tổ chức thực hiện. Có những đơn vị chưa thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển nhà trường. Công tác phát huy nguồn lực cho GDPTtừ trong nhân dân chưa được khai thác hết và sức thu hút còn hạn chế.
Thứ ba, ở một số thời điểm, việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình... về giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh chưa được các cấp, ngành, ở một số xã, huyện quan tâm đúng mức
Trong điều kiện vừa sản xuất vừa chiến đấu, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã lãnh đạo nhân dân tập trung cao độ xây dựng hậu phương vững mạnh, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng, đáp ứng yêu cầu cách mạng của cả nước. Với khẩu hiệu: Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược… Đến năm 1965, toàn tỉnh Hưng Yên đã gieo cấy đạt 112% kế hoạch, đây là diện tích đạt cao nhất từ ngày hòa bình lập lại. Phong trào trại chăn nuôi tập thể, phong trào vườn cây, ao cá Bác Hồ được phát triển ở hầu hết các xã trong tỉnh. Đặc biệt đối với phong trào làm thủy lợi, đã xây dựng
100
hàng trăm công trình trung, tiểu thủy nông và trạm bơm lớn, nhỏ, để giải quyết khó khăn về hạn và úng cho 37.989 ha diện tích cấy, trồng [32, tr. 96].
Như vậy, trong thời chiến nhiệm vụ ưu tiên đầu là xây dựng hậu phương, là củng cố quốc phòng,…chính là nhiệm vụ ưu tiên của Đảng bộ tỉnh. Điều này dẫn đến việc đôi lúc việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình... của Trung ương và của Đảng bộ tỉnh về GDPT ở các cấp, ngành, một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trong của việc phát triển GDPT, chưa thấy hết việc thực hiện "giáo dục là quốc sách hàng đầu" là sự nghiệp lâu dài, là nhiệm vụ của mỗi người dân... Một số vẫn cho rằng phát triển giáo dục là nhiệm vụ của ngành giáo dục; do vậy chưa tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các nhiệm vụ phát triển GDPT, có nơi chưa gắn chặt với công tác tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở ngành và địa phương.
3.1.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được GDPT ở Hưng Yên vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót. Những hạn chế, thiếu sót đó có nguyên nhân chủ yếu là:
Ảnh hưởng của chiến tranh: Do ảnh hưởng của chiến tranh, nên giáo dục cũng như các ngành khác phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, tình hình đó đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với GDPT, làm cho giáo dục chịu nhiều sức ép từ yêu cầu phát triển sản xuất của tỉnh. Cơ chế, chính sách về giáo dục có nhiều thay đổi, có văn bản ban hành chậm chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
Một số cấp ủy Đảng còn chủ quan, chưa thường xuyên đôn đốc việc hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh về giáo dục phổ thông. Việc đôn đốc, thúc đẩy các biện pháp phát triển GDPT chưa thường xuyên ở thị xã, ở
101
các huyện xã việc kiểm tra cũng chưa đều đặn nên ít thúc đẩy được công tác chuyên môn tiến tới. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền và ngay cả cơ quan quản lí giáo dục chưa quan tâm đầy đủ GDPT, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ.
Công tác quản lí có nơi còn kém hiệu quả, số ít cán bộ quản lí giáo dục thiếu năng động. Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tình hình thức, chậm phát hiện và thiếu kiên quyết trong xử lý các trường hợp vi phạm. Trước những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy chưa thoát khỏi tình trạng sự vụ, chưa đi sâu vài các công tác giáo dục, công tác tổ chức, công tác kiểm tra và tổng kết. Cách giải quyết cụ thể chưa tạo được sự nhất trí cao nên Giáo dục vẫn còn có những trì trệ.
Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thề về phát triển giáo dục phổ thông chưa đầy đủ
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đúng về giáo dục, chưa khắc phục được tình trạng hội họp nhiều. Ngoài ra, Thường vụ Tỉnh ủy vẫn còn tình trạng không thống nhất về lề lối làm việc, chưa làm nổi bật vai trò của GDPT trong sự nghiệp trồng người.
Chưa quan tâm đến nội dung học tập phải gắn lí luận với thực tiễn địa phương.
Bên cạnh đó, một số cấp ủy chính quyền xã chưa thực sự quan tâm tới phong trào giáo dục ở xã mình, sự nhận thức của các cấp chính quyền, nhân dân ở một số nơi chưa đầy đủ, chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục, chỉ đạo thiếu kiên quyết; nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, điều kiện đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, một số bậc phụ huynh chưa quan tâm tới việc học hành của con em mình. Những khó khăn đặt ra đòi hỏi một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phải thay đổi nhận thức nhằm đưa sự nghiệp GDPT Hưng Yên từng bước được nâng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp vừa kháng chiến vừa kiến quốc.