Nhận diện rõ những điểm mạnh, điểm yếu của giáo dục phổ thông, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 118 - 122)

Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

3.2.4. Nhận diện rõ những điểm mạnh, điểm yếu của giáo dục phổ thông, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Những điểm mạnh của GDPT Hưng Yên như: Các cấp bộ Đảng, chính quyền quan tâm và có quyết tâm cao phát triển giáo dục và đào tạo. Mặc dù trong thời chiến có nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng nhân dân vẫn hăng say lao động, phát triển kinh tế vừa đảm bảo nhu yếu phẩm của địa phương vừa đóng vai trò là hậu phương vững chắc cho tiến tuyền miền Nam, sự phát triển kinh tế đó đã tạo tiền đề về vật chất - tài chính đối với phát triển giáo dục.

Mạng lưới cơ sở GDPT đã có tương đối hoàn chỉnh. Cơ sở giáo dục rộng

112

khắp đến từng xã và phần lớn các thôn, điểm dân cư. Chất lượng giáo dục được nâng lên một bước trên diện rộng và chiều sâu. Đội ngũ giáo viên về cơ bản được bồi dưỡng và nâng cao về chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục năng động, giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục trên địa bàn. Người dân Hưng Yên có truyền thống hiếu học, có nhận thức đúng về tầm quan trọng của tri thức và sự cần thiết của việc học. Công tác tuyên truyền huy động mọi nguồn lực cho giáo dục được phổ biến rộng và bước đầu có hiệu quả.

Những hạn chế của GDPT Hưng Yên cần phải khắc phục như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học còn thiếu, không đồng bộ và lạc hậu. Việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục còn hạn chế, chất lượng giáo dục toàn diện so với yêu cầu còn thấp. Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ, chưa cân đối về cơ cấu bộ môn. Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế so với nhu cầu. Việc huy động nguồn lực cho phát triển giáo dục trên địa bàn còn chưa mạnh, chưa khai thác hết tiềm năng.

Nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của GDPT, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chú trọng đến việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học phổ thông. Tỉnh đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục như tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục, chú trọng xây dựng và phát triển đôi ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, đẩy mạnh đổi mới công tác quản lí giáo dục...

Ngành giáo dục Hưng Yên đã tích cực triển khai đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được phát động trong toàn ngành đã phát huy hiệu quả. Đổi mới phương pháp được quan tâm đầy đủ ở mọi hoạt động như: chuẩn bị bài giảng, tổ chức giáo dục,

113

dạy học, quản lí giờ học tốt, kiểm tra, đánh giá kết quả... Vì vậy, cách dậy của thầy, cách học của trò có chuyển biến tích cực. Những kinh nghiệm về phối hợp đồng bộ các giải pháp để đạt được những kết quả về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn của tỉnh được tiếp tục phát huy.

Xác định công tác quản lí là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác quản lí giáo dục và đạt được những kết quả tích cực. Kinh nghiệm chủ yếu của việc đổi mới công tác quản lí giáo dục đó là: phải triển khai thực hiện việc phân cấp quản lí giáo dục, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cán bộ quản lí các cấp; phải tăng cường vai trò và trách nhiệm của UBND các cấp, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lí, làm chuyển biến tốt hơn các mặt giáo dục ở các cấp quản lí giáo dục; phải tăng cường công tác thanh tra làm một động lực quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. phải duy trì trật tự, kỉ cương, nề nếp trong nhà trường.

Tóm lại, sự phát triển GDPT Hưng Yên những năm 1954 - 1967 là kết quả của sự kết hợp mang tính đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh.

Những kinh nghiệm cho thấy, đường lối lãnh đạo đúng đắn là yếu tố quyết định và việc triển khai thực hiện tốt là nhân tố hàng đầu đem lại thành công cho sự nghiệp GDPT của tỉnh.

114

Tiểu kết chương 3

Nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục và đào tạo nói chung, GDPT nói riêng trong sự nghiệp vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã tăng cường lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh.

Quán triệt chủ trương của Đảng, phát huy truyền thống hiếu học, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xác định chiến lược và các giải pháp phát triển GDPT sát hợp; đặc biệt, trong chỉ đạo phát triển GDPT, các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình. Sự nhanh nhạy, năng động trong lãnh đạo GDPT của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã mang lại những kết quả nhất định. Những thành tựu nổi bật trong GDPPT của Hưng Yên phản ánh sự đúng đắn, sát hợp các chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh.

Tuy nhiên, trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với GDPT không tránh khỏi một số hạn chế như một số biện pháp phát triển giáo dục chưa đồng bộ, chưa hiệu quả; triển khai các biện pháp chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở một số đơn vị trường học, địa phương chưa thực nhanh chóng; vấn đề phân cấp quản lí giáo dục, cơ chế quản lí tài chính, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí theo yêu cầu mới, hệ thống quản lí chất lượng giáo dục... có chỗ, có nơi vận hành chưa phù hợp với thực tiễn giáo dục thời kháng chiến chống Mỹ…

Từ những thành công và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với GDPT trong 13 năm (1954 - 1967), có thể đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu sau: Nhận thức và quán triệt sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của GDPT; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết thực tiễn để đề ra chủ trương kịp thời, phù hợp; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với GDPT; nhận diện rõ những điểm mạnh, điểm yếu của GDPT, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Những kinh nghiệm nêu trên có giá trị tham khảo nhất định cho sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với GDPT trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)