Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 64 - 72)

Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM

2.2. Chỉ đạo thực hiện

2.2.1. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Cuộc kháng chiến càng gần thắng lợi thì càng gay go, đòi hỏi động viên nhiều nhân tài, vật lực để mau đi tới thắng lợi quyết định. Vì vậy, ngành giáo dục có những cố gắng mới về cải tiến công tác giảng dạy và học tập, đặc biệt là tìm ra những hình thức dạy và học đảm bảo hiệu quả cao nhất theo phương châm học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Do vậy, nhằm tạo thêm điều kiện cho GDPT phát triển vững chắc về chất lượng, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo công tác GDPT. Chỉ thị nêu rõ:

- Tập trung chủ yếu cho việc củng cố và nâng cao chất lượng.

- Nhà trường phổ thông phải trở thành một trung tâm đào tạo lớp người tương lai xây dựng CNXH.

58

- Ngành giáo dục phát triển mạnh đội ngũ giáo viên.

- Đại bộ phận học sinh đều được đi học [35, tr.2].

Thực hiện chỉ thị 102/CT - TW ngày 3/7/1965 của Ban Bí thư về việc

“Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng và chính trị đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên, học sinh” [41, tr. 1], Đảng bộ Hưng Yên đã chỉ thị cho Ty Giáo dục đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, học sinh nhận thức rõ tình hình và nhiệm vụ mới. Xác định nhà trường là trung tâm văn hóa - khoa học - kỹ thuật ở địa phương và mạnh dạn đưa học sinh tham gia lao động sản xuất áp dụng kĩ thuật mới, làm thủy lợi, làm phân xanh, bắt sâu...

Các nhà trường đã chú ý giáo dục đạo đức, lao động, kiến thức cho học sinh, triển khai phong trào “Áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, trong sản xuất” đồng thời trực tiếp sản xuất nhằm tự túc một phần lương thực, thực phẩm… Các trường thâm nhập sâu vào lao động sản xuất theo phương châm:

Nhà trường là một lực lượng sản xuất. Trong nhà trường, thầy giáo phải dạy cho học sinh nắm vững kiến thức khoa học phổ thông, đó là một yêu cầu của chương trình nhưng đó không phải là tất cả nội dung giảng dạy mà yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất là đào luyện con người toàn diện về đức, trí, mĩ, thể; là xây dựng cho học sinh thành những con người mới, những tình cảm cách mạng tốt đẹp, có những tri thức đầy đủ để đáp ứng được những đòi hỏi của việc xây dựng chế độ mới của chúng ta chế độ xã hội chủ nghĩa [35, tr.26].

Ngoài ra, các trường phổ thông đã tổ chức triển lãm giáo cụ trực quan của cấp I. Cơ sở vật chất toàn diện của nhà trường dần hình thành với các vườn địa lí, vườn sinh vật, phòng văn, sử địa, xưởng mộc, xưởng rèn, khu chăn nuôi, ao cá, thư viện… Nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia lao động và học tập ngay trong lao động. Phong trào kết nghĩa giữ nhà trường với

59

các cơ sở sản xuất hợp tác xã thủ công nghiệp, xí nghiệp, cơ quan được mở rộng, gắn kinh tế của nhà trường với kinh tế của địa phương. Phong trào học tập “Vì miền Nam ruột thịt” đã đem lại nhiều chuyển biến về mọi mặt hoạt động của nhà trường, đặc biệt là giáo dục ý thức “sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi Tổ quốc cần đến” trong học sinh được thể hiện rõ ràng.

Năm 1961, thực hiện lời kêu gọi thi đua Hai tốt của Hồ Chí Minh, Ty giáo dục đã phát động “Thi đua Hai tốt học tập Bắc Lý: Dạy thật tốt, Học thật tốt xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa”. Phong trào thi đua đã được phát động sâu rộng, khơi dậy tinh thần hào hứng sôi nổi trong ngành giáo dục. Chỉ thị về công tác giáo dục của Tỉnh ủy cũng chỉ rõ mục đích thi đua học tập Bắc Lý là nhằm thực hiện 5 điểm chủ yếu:

- Phổ cập vỡ lòng và cấp I cho cả người lớn và trẻ em vào cuối năm 1965.

- Quản lí chặt chẽ phong trào phổ thông, học sinh về sản xuất trong xã, quan tâm đến phong trào giáo dục ngoài xã.

- Thực hiện toàn Đảng, toàn dân tham gia xây dựng giáo dục tốt, có cơ sở vật chất và thiết bị tốt để giáo dục con em.

- Đảm bảo chất lượng đào tạo con người mới thích hợp với lứa tuổi.

- Xây dựng và phát triển đảng, đoàn, đội tốt trong nhà trường và có đội ngũ giáo viên tốt.

Thực chất của phong trào là dạy thật tốt, học thật tốt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho nền giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội.

Các trường phổ thông của tỉnh đã thực hiện kết hợp giữa học tập và giảng dạy với lao động sản xuất, nhiều trường cấp II và cấp III đã có những chỉ tiêu cụ thể như đề ra tiêu chuẩn phẩn đấu cuối năm đạt tỷ lệ 95% học sinh

60

được điểm 5 đạo đức (điểm 5 là điểm cao nhất), hàng năm 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và được lên lớp... [32, tr. 131].

Dựa trên phương hướng giáo dục của Đảng, Đảng bộ Tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo công tác giáo dục nói chung, GDPT nói riêng của Đảng một cách cụ thể và nêu rõ nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học là:

- Đối với người giáo viên muốn dạy tốt phải thực hiện được 4 điều:

Một là, phải soạn bài kĩ theo đúng chương trình của nhà trường và phải lên lớp giảng bài với nhiệt tình và khoa sư phạm cần thiết, chấm bài kĩ và tổ chức tốt việc kiểm tra học tập và thi.

Hai là, khi giảng bài phải liên hệ với thực tiễn, làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và có thể áp dụng điều mình đã học vào công tác thực tiễn được…

Ba là, thầy phải không ngừng học tập thêm về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ.

Bốn là, thực hiện được cộng đồng trách nhiệm giữa các thầy, giữa thầy và trò để cần kiệm xây dựng nhà trường XHCN. Đặt quan hệ tốt giữa nhà trường và gia đình học sinh để thực hiện việc phối hợp giáo dục các trẻ em và theo dõi sự tiến bộ của các trẻ em.

- Đối với học sinh muốn học tốt phải thực hiện được 4 điều:

Thứ nhất, học sinh phải đi học cho đều, chú ý nghe thầy giảng ở lớp, học thuộc bài, hiểu thấu môn học, nắm vững kiến thức theo đúng chương trình học. Học đều, chăm đều, không học lỏi.

Thứ hai, học phải gắn với hành, với lao động…

Thứ ba, chương trình học phải bảo đảm cho học sinh được bồi dưỡng toàn diện về trí dục, đạo đức, thể dục, mĩ dục. Cần soạn sách giáo khoa về đạo đức học để dạy ở các trường học.

61

Thứ tư, học sinh phải kính thầy, cùng gánh trách nhiệm với thầy trong việc xây dựng nhà trường XHCN; thầy trò phải đoàn kết; học sinh phải đoàn kết thân ái với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, người giỏi bảo người kém…

Góp phần vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, việc cải tiến giảng dạy, học tập đã đưa lại kết quả khả quan. Chuyển biến rõ rệt nhất là phong trào cải tiến giảng dạy theo phương châm gắn liền bài giảng với cuộc sống và sản xuất. Cuộc vận động “ra sức thi đua dạy thật giỏi, học thật chăm để giành phần thưởng của Bác” đã tiếp thêm khí thế cải tiến học tập, cải tiến giảng dạy một cách mạnh mẽ. Để gắn liền giảng dạy với đời sống và sản xuất ở địa phương, các trường đã tổ chức cho giáo viên đi sâu vào thực tế địa phương tham gia các cuộc vận động cải tiến quản lí Hợp tác xã, tăng tính thực tế cho nội dung giảng dạy.

Bên cạnh đó, các trường tổ chức cho giáo viên học tập nguyên lí giáo dục và vận dụng vào giảng dạy, tổ chức thực tập mẫu liên trường, từng khu vực, phong trào kết nghĩa giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm, tài liệu, giáo án.

Các thầy giáo nêu khẩu hiệu: Tất cả vì học sinh thân yêu làm phương châm hành động của mình. Nhiều tổ chuyên môn đã đề ra quy định: Không có giáo cụ trực quan thì không lên lớp hoặc soạn kỹ, giảng sâu, học sinh nhớ lâu, chóng thuộc [32, tr. 131].

Hàng loạt các đội sản xuất, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật được hình thành, nhiều trường đã nêu phương châm hoạt động của khoa học- kỹ thuật phải phục vụ cho sản xuất.

Phong trào thi đua lao động học tập trong học sinh phát triển rầm rộ, lôi cuốn hàng vạn học sinh tham gia, nhiều trường tổ chức cho học sinh báo cáo điển hình tốt trong học tập.

62

Các trường đã kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, làm tốt công tác Vận động toàn dân tham gia giáo dục thế hệ trẻ. Trong các trường học xuất hiện các phong trào thi đua như thi đua với Đào Ngọc Sơn, Lê Văn Phát; mở hội hoa đăng, trừ sâu bắt bướm. Ngoài học văn hóa, thầy và trò còn hăng hái tham gia lao động sản xuất cùng nhân dân đào sông làm thủy lợi, làm phân xanh, thu hoạch vụ mùa, cấy ruộng thí nghiệm, diệt ruồi, bắt sâu, diệt bọ xít, diệt chuột. Nhiều học sinh cấp II tham gia thu thuế, thu mua nông sản hoạt động chính trị - xã hội, vận động nhân dân vào hợp tác xã, làm phân xanh, tuyên truyền (đọc loa) chính sách hợp tác xã.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, niên học 1964 - 1965 phong trào GDPT cấp I đã phát triển và lớn mạnh không ngừng. Giáo viên đã chú ý việc nâng cao chất lượng giáo dục, toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục và lao động, nhất là việc đào tạo con người mới phục vụ cho công cuộc xây dựng XHCN.

Phong trào toàn Đảng toàn dân tham gia giáo dục thế hệ trẻ đã rộng khắp, hơn 20.000 gia đình đã có bản 5 điều Bác Hồ dạy.

Chất lượng trí dục cũng đã được đẩy mạnh. Năm 1964, toàn tỉnh có 15 em học sinh giỏi về toán, 14 học sinh giỏi về văn, cuối năm học 1964 - 1965 có 762 học sinh giỏi toàn diện ở huyện và 60 học sinh giỏi toàn diện ở tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp hết cấp 12.795 học sinh trúng tuyển đạt 98%, Thị xã 100%, Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi trên 99%, 74 trường đỗ 100% [49, tr. 1].

Đáng chú ý là công tác lao động và sản xuất ra của cải vật chất. Học sinh đã có ý thức tự giác lao động. Ở gia đình các em đã quét nhà, cho gà vịt ăn, thổi cơm, trông nom em nhỏ để cha mẹ yên tâm đi sản xuất; góp phần vào việc sản xuất ra của cải vật chất. Toàn tỉnh đã có 16 mẫu 6 sào 8 thước ruộng cấy lúa và 8 mẫu 5 sào vườn. Các trường đã sản xuất cây có bột thu hoạch được 37.350 kg bột và 29.210 kg rau. Các em còn trồng được 38.421 cây ăn quả, 4.256 cây lấy gỗ ở trường và ở nhà [49, tr. 1]. Hầu hết các trường đã làm

63

và hướng dẫn kỹ thuật cho hợp tác xã về thả bèo, cấy lúa, trồng ngô, khoai.

Các trường đã nhận 60 mẫu 8 sào của các hợp tác xã để thực hiện khoa học kỹ thuật. Học sinh trong năm qua còn nhặt 3.440 tấn phân. Điển hình như em Thành trường Toàn Thắng (Kim Động) đã bán cho hợp tác xã 45 tạ. Em Đào trường Tịnh Tiến (Yên Mỹ), em Diện chiến thắng (Tiên Lữ) mỗi em nhặt được 25 tạ phân [49, tr. 1].

Trong việc bảo vệ sản xuất, các trường còn bắt 806 kg sâu và 395.027.335 con bướm, giết 30.145 con chuột, 1.060 con sít. Các em còn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng và đã có 3.210 học sinh nuôi trâu bò béo khỏe cho hợp tác xã [49, tr. 1].

Trong bậc học phổ thông có hàng nghìn giáo viên cùng hàng vạn học sinh phấn đấu trở thành giáo viên Hai giỏi và học sinh Bốn tốt. Từ năm 1961 đến năm 1965, thực hiện phong trào thi đua Hai tốt, thi đua với trường Bắc Lý, bốn năm liền ngành giáo dục Hưng Yên giành được cờ dẫn đầu về bổ túc văn hóa, phổ thông và mẫu giáo, có 76 chiến sĩ thi đua, 950 giáo viên Hai giỏi; 35.000 học sinh Bốn tốt [32, tr. 132].

Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với sản xuất và đời sống, trong năm 1965, giáo viên và học sinh trong tỉnh đã đóng góp hàng chục vạn ngày công trong việc thu hoạch vụ chiêm, vụ mùa, sản xuất đông - xuân, làm thủy lợi, làm phân, chọn giống, trồng cây, làm bờ vùng bờ thửa, chăm sóc trâu bò, bắt sâu, trừ chuột...Trong các phong trào này đã có nhiều học sinh trở thành Cháu ngoan Bác Hồ, được Hồ Chí Minh tặng huy hiệu như: Lê Văn Thắng học sinh lớp 5A Đô Lương, nay là xã Phù Ủng (Ân Thi); em Phiên ở Nhân Hòa (Mỹ Hào); em Đoàn ở Lý Thường Kiệt (Yên Mỹ); em Nguyễn Văn Tâm ở Hồng Quang (Ân Thi); em Phan ở Quốc Trị, nay là xã Hải Triều (Tiên Lữ); Đỗ Văn Dũng học sinh cấp II ở Bạch Đằng, nay là xã Văn Nhuệ (Ân Thi); em Móng học sinh cấp I ở Thành Công (Khoái

64

Châu). Các thầy giáo được Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu như: thầy Nguyễn Thiện Chí, Hiệu trưởng Trường cấp II Nghĩa Dân (Kim Động); thầy Đoàn Chí Trường, giáo viên Trường cấp I Tiên Tiến huyện Phù Cừ; cô Đào Thị Nhàn, giáo viên cấp I xã Tự Do, nay là xã Bảo Khê (Thị xã Hưng Yên); thầy Trần Gia Thế giáo viên cấp I An Viên (Tiên Lữ); thầy Trần Phi, giáo viên cấp III Thị xã Hưng Yên...

Trong phong trào thi đua Hai tốt, giáo dục Hưng Yên đã nổi lên các điển hình trong từng cấp học như: trường cấp II Trần Cao (Phù Cừ), trường cấp II vừa học vừa làm Quảng Lãng (Ân Thi), trường cấp III vừa học vừa làm Tam Đa (Phù Cừ), trường cấp III Hưng Yên... trong đó nổi bật là Trường cấp II Trần Cao. Được thành lập năm 1952, Trường đã có những sáng kiến trở thành kinh nghiệm quý cho nền giáo dục Việt Nam. Phong trào thi đua “Hai tốt” giai đoạn 1961-1965 đã thu hút giáo viên, học sinh trong việc xây dựng các tổ, đội XHCN và đề cao chất lượng giáo dục toàn diện. Với phong trào này, năm 1963 trường được công nhận là một trong bốn trường tiên tiến xuất sắc của miền Bắc, tuyên dương điển hình về giáo dục học sinh theo phương thức mới. Sau đó, trường còn được công nhận là điển hình toàn quốc về thực hiện nguyên lí, phương châm giáo dục của Đảng, góp phần đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá cho nền khoa học giáo dục Việt Nam và được nhiều đoàn nghiên cứu giáo dục đến nghiên cứu, học tập kinh nghiệm…

Những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, trường lớp phải sơ tán, học sinh phải đội mũ rơm đi học để tránh thương vong, có những buổi phải tranh thủ học ngay dưới hầm hào. Trong khó khăn, trường lớp vẫn cứ mọc lên, chất lượng giáo dục vẫn ngày một nâng cao, phong trào thi đua “Hai tốt”

vẫn ngày một phát triển. Từng năm, hàng loạt học sinh tốt nghiệp cấp II, cấp III đều đặn ra trường, học lên hoặc trở về trực tiếp tham gia sản xuất ở địa phương, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng

65

loạt thanh niên học sinh tình nguyện “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã nổi danh là “lính tú tài”.

Như vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục đã được Đảng bộ Hưng Yên chỉ đạo thực hiện dưới nhiều hình thức trong đó đáng chú ý là việc lãnh đạo phong trào thi đua Hai Tốt, học tập Bắc Lý,... Nhờ vậy phong trào đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều điển hình tiến tiến, tại các trường học xuất hiện nhiều những tấm gương giáo viên, học sinh gương mẫu không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn giỏi việc nước, đảm việc nhà trong phong trào thi đua này. Tuy nhiên, phong trào thi đua nào cũng có những mặt tích cực và mặt hạn chế bởi đã thi đua tất phải đánh giá thành tích đạt được của các cá nhân, đơn vị. Vì vậy, cũng không thể tránh được những biểu hiện tiêu cực, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức như: gian dối, làm ít nói nhiều, phô trương bề ngoài...

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1954 đến năm 1967 (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)