Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 47 - 54)

Chương 1 Cơ sở lý luận việc hoàn thiện kỹ thuật

1.2. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự

1.2.1. Mục tiêu đào tạo của các trường đại học quân sự

Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, chi phối đến kết quả hoàn thiện KTDH cho giảng viên trong các trường ĐHQS. Mục tiêu đào tạo luôn quy định nội dung dạy học, phương pháp dạy học, chế ước các hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học viên trong các nhà trường quân đội.

Mục tiêu đào tạo của cỏc trường Đại học quõn sự là mục tiờu kộp:

Đào tạo theo chức danh gắn với trình độ học vấn tương ứng. Nghị quyết Về

48

công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới của Đảng ủy Quân sự Trung ương nay là Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: “đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; tập trung đào tạo theo chức vụ có trình độ học vấn tương ứng” [22, tr.12]. Mục tiêu này đòi hỏi, sau khi ra trường, người học viên phải đảm nhiệm được chức trách của mình, nhưng lại phải có trình độ học vấn tương đương với cấp học, bậc học. Vì vậy, trong quá trình dạy học bên cạnh việc trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người cán bộ quân đội theo chuyên ngành đào tạo, phải luôn chú trọng x©y dùng thÕ giíi quan khoa học, niềm tin cộng sản, bồi d-ỡng các phẩm chất chính trị, tinh thần và ph-ơng pháp xem xét, phát hiện, giải quyết các vấn đề về xã hội, con ng-ời, về hoạt động quân sự. Chính mục tiêu đào tạo đó quy định nội dung KTDH của người giảng viên, định hướng hoạt động hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS đáp ứng việc hiện thực hóa mục tiêu dạy học có kết quả.

Xuất phỏt từ mục tiờu đào tạo, nội dung và phương phỏp dạy học trong cỏc trường ĐHQS rất phong phỳ, đa dạng luôn gắn chặt với thực tiễn xã hội, thực tiễn hoạt động quân sự đũi hỏi cả người dạy và người học sự hao tổn lớn về trí lực, thể lực và một tâm lý vững vàng. Để tổ chức và điều khiển tốt quá trình nhận thức của học viên, đòi hỏi giảng viên phải có các KTDH tương ứng với từng nội dung và phương pháp dạy học, hay nói cách khác người giảng viên phải có một hệ thống KTDH phong phú và đa dạng. Điều này đòi hỏi người giảng viên phải có một sự nỗ lực, cố gắng cao độ trong quá trình hoàn thiện KTDH đáp ứng với yêu cầu giáo dục - đào tạo của các trường Đại học quân sự.

1.2.2. Phẩm chất và năng lực của giảng viên đại học quân sự

49

Là chủ thể tiến hành hoạt động hoàn thiện KTDH, nên phẩm chất và năng lực của người giảng viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả rèn luyện KTDH. Nếu người giảng viên có phẩm chất và năng lực tốt thì quá trình hoàn thiện KTDH sẽ thuận lợi, ngược lại nếu phẩm chất và năng lực không tốt thì quá trình hoàn thiện KTDH sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để hoàn thiện KTDH, trước hết người giảng viờn cần nhận thức đỳng đắn về vai trò của KTDH và sự cần thiết phải hoàn thiện KTDH. Nhận thức tốt sẽ giúp cho giảng viên có ý thức rèn luyện và tự rèn luyện trong việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ xảo, kinh nghiệm s- phạm quân sự nói chung và KTDH nói riêng ở mọi lúc, mọi nơi. Đây là yếu tố quan trọng, vì tri thức, kinh nghiệm cũng nh- KTDH không phải tự nhiên mà có, nó đ-ợc hình thành và phát triển trong quá trỡnh học tập, rèn luyện của mỗi chủ thể. Sự thuần thục của KTDH tỷ lệ thuận với ý thức rèn luyện và tự rèn luyện của mỗi giảng viên. Nếu nhận thức không tốt, ng-ời giảng viên sẽ không thể v-ợt quá khó khăn, gian khổ, sẽ thiếu ý chớ, nỗ lực và sự kiên trì để hoàn thiện KTDH của mình. Hoàn thiện KTDH là một quá trình lâu dài, khó khăn đòi hỏi ng-ời giảng viên phải có ý chí, kiên trì, bền bỉ mới thực hiện thành công. Muốn làm đ-ợc điều đó, đòi hỏi mỗi giảng viên phải có thái độ, động cơ đúng đắn và tình yêu đối với nghề s- phạm, luôn có khát vọng v-ơn lên

để tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt.

Kỹ thuật dạy học là hệ thống các thao tác, hành động sư phạm cụ thể của người giảng viên sử dụng trong quá trình dạy học. Đó là quá trình người giảng viờn phát huy vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để

50

thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Điều đú đũi hỏi, người giảng viờn phải có vốn tri thức, kỹ xảo, kỹ năng và kinh nghiệm nhất định về hoạt động dạy học. Nghĩa là, giảng viên phải nắm

đ-ợc tri thức về chuyên ngành, tri thức về lý luận dạy học, các điều kiện để tiến hành hoạt động dạy học. Đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức cũng nh- kinh nghiệm của mình vào quá trình dạy học một cách nhanh chóng.

Kết quả hoàn thiện KTDH phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch rèn luyện KTDH và việc thực hiện kế hoạch đó như thế nào của giảng viên. Việc xây dựng kế hoạch hợp lý, khoa học phù hợp với khả năng của giảng viên, điều kiện của nhà trường, yêu cầu của thực tiễn và quyết tâm thực hiện theo kế hoạch với một quy trình chặt chẽ chẽ, hợp lý sẽ giúp cho giảng viên hoàn thiện KTDH một cách thuận lợi.

1.2.3. Đặc điểm hoạt động dạy họcđại học quõn sự

Quá trình hoàn thiện KTDH cho người giảng viên luôn diễn ra trong môi trường giáo dục đào tạo của các trường ĐHQS. Đây là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS. Do đặc thù của hoạt động quân sự nên dạy học trong các trường ĐHQS có những đặc điểm riêng biệt chi phối, ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên.

Dạy học trong các trường ĐHQS bên cạnh việc tuân theo những quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, còn phải tuân theo những quy định của Bộ Quốc phòng, kỷ luật của quân đội. Dạy học trong các trường ĐHQS luôn gắn với thực tiễn hoạt động quân sự, diễn ra với cường độ cao, gắn liền với các hoạt động sẵn sàng chiến đấu, đòi hỏi sự hao tổn lớn về trí lực và thể lực của cả giảng viên và học viên; giảng viên vừa phải trang bị cho học viên tri thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, vừa phải rèn luyện cho học viên phong cách lãnh

51

đạo, chỉ huy đơn vị. Những kiến thức trang bị cho học viên không phải là những kiến thức lý luận đơn thuần mà luôn gắn với thực tiễn xây dựng và chiến đấu của đơn vị. Để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dạy học, người giảng viên phải luôn trau dồi, rèn luyện KTDH một cách thành thạo.

Môi tr-ờng là một trong những yếu tố ảnh h-ởng tới quá trình hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách, năng lực của mỗi ng-ời. Chính vì vậy, trong quá trình giảng viên hoàn thiện KTDH, nếu xây dựng

đ-ợc môi tr-ờng s- phạm thuận lợi sẽ góp phần thúc

đẩy quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên thuận lợi hơn. Đó là, môi tr-ờng s- phạm mà cán bộ, giảng viên luôn tâm huyết với nghề, luôn động viên, khuyến khích nhau trong quá trình rèn luyện KTDH. Mọi giảng viên đ-ợc tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tài liệu, cơ sở vật chất dạy học. Là môi tr-ờng mà đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất l-ợng cao, có những chuyên gia giỏi, đầu ngành; có cơ sở vật chất, ph-ơng tiện kỹ thuật phát triển. Mụi trường cũn biểu hiện ở cảnh quan, nơi học tập, sinh hoạt của cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường.

1.2.4. Đặc điểm dạy học các môn khoa học xã hội nhân văn quân sự Trong thời gian qua, dạy học các môn KHXHNV trong các trường ĐHQS đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần xây dựng cho học viên thế giới quan khoa học, phương pháp luận xem xét, phát hiện và gải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Chính vì thế, đa số học viên sau khi tốt nghiệp về các đơn vị công tác đều hoàn thành cương vị, chức trách được giao, có triển vọng phát triển tốt. Tuy nhiên thực tế dạy học các môn KHXHNV ở ĐHQS vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa tạo được hứng thú cho học viên, nội dung còn hạn hẹp, phương pháp còn giản đơn. Những

52

hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong số đó việc chưa nắm được các đặc điểm dạy học các môn KHXHNV là một nguyên nhân chủ yếu. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học, theo chúng tôi dạy học các môn KHXHNV có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, mục tiêu dạy học các môn KHXHNV nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học viên, trang bị cho họ hệ thống các tư tưởng và nguyên lý, trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng xem xét và giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội phức tạp, xây dựng lập trường giai cấp công nhân vững chắc. Chính vì thế dạy học các môn KHXHNV ngoài nhiệm vụ trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của môn học còn phải hình thành thế giới quan khoa học, trang bị cho họ phương pháp luận khoa học trong xem xét và giải quyết các vấn đề thực tiễn cách mạng và thực tiễn quân đội. Điều đó có nghĩa là, thông qua việc trang bị kiến thức của môn học giúp học viên phát triển năng lực tư duy lý luận, để họ có thể vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đó vào thực tiễn nghề nghiệp, vào cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

Thứ hai, nội dung dạy học các môn KHXHNV luôn gắn chặt với xu hướng chính trị, mang tính tư tưởng sâu sắc. Dạy học các môn KHXHNV luôn dựa trên cơ sở quán triệt sâu sắc các nguyên tắc dạy học, đặc biệt là nguyên tắc thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học. Chỉ có như vậy chúng ta mới thực hiện được mục tiêu dạy học đề ra là phát triển tư duy lý luận cho học viên. Nội dung các môn KHXHNV luôn chứa đựng các xu hướng chính trị, tư tưởng. Trong quá trình dạy học các môn KHXHNV, nội dung luôn hướng vào luyện tập cho học viên biết cách phát hiện, phân biệt giữa tính giai cấp và tính khoa học khi nghiên cứu các trường phái khoa học khác nhau, nhất là khi nghiên cứu các lý thuyết khoa học mới. Phải làm cho học viên biết cách tiếp thu có chọn lọc, lựa chọn những hạt nhân hợp lý những giá trị khoa

53

học trong các lý thuyết mới phục vụ cho đường lối chính trị của Đảng, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị. Một yêu cầu có tính chất bắt buộc trong dạy học các môn KHXHNV là khi tranh luận các vấn đề khoa học phải gắn với việc phê phán các quan điểm sai trái. Phải thường xuyên tổ chức cho học viên tham gia bình luận các sự kiện chính trị, xã hội có tính thời sự dưới sự điều khiển của giáo viên, trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ ba, dạy học các môn KHXHNV luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn cách mạng, thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội. Tính đặc thù trong dạy học các môn KHXHNV ở chỗ lý luận phải thống nhất với thực tiễn, theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Nếu thiếu tính thực tiễn, không gắn chặt lý luận với thực tiễn, chỉ nặng về lý thuyết đơn thuần thì sẽ không thể hấp dẫn, lôi cuốn được học viên, không kích thích được tính tích cự của học viên. Một bài giảng xa rời thực tiễn thế giới, đất nước, thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội sẽ không thuyết phục được người học, không xây dựng được niềm tin cho học viên. Đây là vấn đề khó nhất và yếu nhất trong dạy học các môn khoa học xã hội nhân văn ở các trường ĐHQS thời gian qua.

Thứ tư, dạy học các môn KHXHNV đặt ra yêu cầu cao đối với người giảng viên và học viên. Chất lượng quá trình dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn là chủ thể tiến hành hoạt động dạy và học.

Các môn KHXHNV, do đặc thù của mình có những yêu cầu riêng về phẩm chất, năng lực của giảng viên. Bởi vì thông qua các môn này không chỉ truyền thụ cho học viên kiến thức khoa học mà còn phải trang bị cho học viên phương pháp luận khoa học, những cách thức, biện pháp cải tạo xã hội, cải tạo con người.

Điều đó đòi hỏi, giảng viên phải có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cách mạng tương ứng với mục tiêu đào tạo. Mặt khác, mục tiêu đào tạo của các

54

trường ĐHQS là mục tiêu kép, đòi hỏi giảng viên phải là người có chức vụ cao hơn hoặc bằng so với chức vụ của học viên trong tương lai. Chính vì thế, giảng viên phải vừa là người thầy trong lĩnh vực chuyên môn, vừa là cấp trên dạy cho cấp dưới, vì vậy người giảng viên dạy học các môn KHXHNV không những phải có trải nghiệm thực tiễn chính trị- xã hội mà còn phải có sự trải nghiệm thực tiễn quân sự. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế, dạy học các môn KHXHNV gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết, đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên hoàn thiện mình về mọi mặt. Yêu cầu dạy học các môn KHXHNV đòi hỏi học viên phải thường xuyên vận dụng những kiến thức trừu tượng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong xã hội và quân đội đặt ra thì mới làm chủ được nội dung. Để vận dụng kiến thức vào thực tiễn đòi hỏi học viên phải nắm chắc kiến thức được trang bị đồng thời có vốn kinh nghiệm sống nhất định, có tư duy linh hoạt, sáng tạo và ý chí, quyết tâm cao. Điều đó đặt ra cho học viên trong quá trình học tập các môn KHXHNV phải phát huy cao độ khả năng trí tuệ, vốn kiến thức, kinh nghiệm sống và các phẩm chất nhân cách cần thiết.

Những đặc điểm trên trong dạy học ở cỏc trường ĐHQS vừa là những điều kiện thuận lợi, vừa là những tỏc động, chi phối tới quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viờn ĐHQS. Chớnh vì vậy, để tiến hành hoàn thiện KTDH cho giảng viên một cách hiệu quả đòi hỏi các lực lượng sư phạm cả trong trường ĐHQS từ cán bộ quản lý giáo dục, đến học viên phải có thái độ tích cực, mạnh dạn đóng góp ý kiến cho giảng viên trong quá trình rèn luyện các KTDH. Bản thân từng giảng viên cũng phải nắm chắc các đặc điểm trên để tiến hành rèn luyện các KTDH một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của từng trường, cũng như khả năng của mình.

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)