Hệ thống nguyên tắc dạy học trong NTQS

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 213 - 226)

B. Nguyên tắc dạy học trong Nhà trường quân sự

II. Hệ thống nguyên tắc dạy học trong NTQS

211

1/ Nguyên tắc thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học

- Vị trí: đây là nguyên tắc cơ bản, hàng đầu trong hệ thống các nguyên tắc dạy học, có tác dụng định hướng cho toàn bộ QTDH.

Vì sao? + Nguyên tắc này có vai trò chỉ đạo đối với các nguyên tắc khác.

+ Nguyên tắc này là cơ sở để xác định phương hướng mục đích của QTDH ở NTQS.

- Cơ sở xuất phát của nguyên tắc:

+ Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính giai cấp của Giáo dục.

(VD……).

+ Dựa trên quy luật về tính quy định của chế độ kinh tế - xã hội đối với QTDH (VD……..).

+ Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội ta.

- Nội dung: Thực chất của nguyên tắc này là dạy học phải có quan điểm giai cấp rõ ràng, tính chiến đấu và tính giáo dục sâu sắc, đồng thời phải thật khách quan khoa học.

Để hiểu rõ nội dung nguyên tắc tôi và các đồng chí cần làm rõ một số vấn đề sau:

+ Nguyên tắc này thể hiện rõ mối quan hệ giữa QTDH với quá trình giáo dục nhân cách. (VD…..).

+ Tính đảng là gì? Là tính giai cấp, tính tư tưởng, tính chiến đấu trong QTDH. (VD…..).

Tính Đảng trong dạy học thể hiện rõ nét nhất trong QTDH ở mục đích, nội dung.

Tuy nhiên tính đảng còn thể hiện ở phương pháp dạy học (VD điều 5 luật GD “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

212

động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

+ Tính khoa học là gì? Là tính khách quan, tính quy luật chặt chẽ, nghiêm túc của QTDH.

Nghĩa là trong QTDH phải trang bị cho học viên những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học hiện đại, đồng thời phải giúp cho học viên phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu,

Tính khoa học được thể hiện trong cả mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Đồng thời tính khoa học còn thể hiện ở mối liên hệ giữa các nhân tố của QTDH.

VD: Xác định mục đích phải phù hợp với đặc điểm của học viên, trang bị cho họ những tri thức phù hợp với chức trách và nhiệm vụ, phương pháp phải sát đối tượng kích thích tính tích cực của học viên,….

+ Giữa tính đảng và tính khoa học có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong dạy học đảm bảo được tính đảng là đã góp phần thực hiện tính khoa học, ngược lại đảm bảo tính khoa học là đã tuân thủ theo tính đảng trong dạy học.

Nếu trong dạy học chúng ta tách rời tính đảng và tính khoa học có được không? Hiện nay một số ý kiến cho rằng đã là dạy học thì chỉ cần trang bị cho người học những tri thức cơ bản, hiện đại, giúp cho họ thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của họ, không cần phải đưa vào đó tính tư tưởng, tính giai cấp, các đồng chí có nhận xét gì về ý kiến đó?

VD: Trường hợp vi phạm kỷ luật gần đây…..

- Từ nội dung của nguyên tắc, chúng ta có thể rút ra một số yêu cầu sau đối với QTDH nếu muốn thực hiện tốt nguyên tắc:

213

+ Mọi hoạt động của giảng viên và học viên trong QTDH phải luôn dựa trên nền tảng hệ thống tư tưởng của học thuyết Mác- Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam.

Vì sao? Các Nghị quyết của Đảng đều khẳng định “Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”. Chính vì thế cần phải dựa trên…. để tiến hành mọi hoạt động dạy và học trong NTQS, nếu không QTDH sẽ mất phương hướng. Chỉ có dựa trên đó mới có thể nghiên cứu, phân tích và nhận thức đúng đắn các nội dung tri thức, đồng thời là vũ khí để đấu tranh lại những quan điểm sai trái,…..

+ Dạy học bên cạnh việc trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học viên. (Yêu cầu này chính là thể hiện việc thống nhất giữa dạy học và giáo dục trong QTDH).

+ Quá trình dạy học phải được tổ chức và tiến hành trên cơ sở khoa học nghiêm túc và chặt chẽ. (Yêu cầu này phải được thể hiện trong mục đích, chương trình nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học).

+ Trong quá trình dạy học phải chống lại các khuynh hướng tách rời tính Đảng và tính khoa học, đồng thời không được đồng nhất tính đảng với tính khoa học, cào bằng lẫn lộn tính đảng với tính khoa học.

Không phải cứ đưa quan điểm, nghị quyết vào bài giảng một cách giáo điều là đã đảm bảo tính khoa học, không phải cứ đưa tất cả các tri thức cho học viên là đã đảm bảo tính đảng. Vấn đề ở đây là nội dung đó có đạt được mục đích và các nhiệm vụ dạy học đề ra hay không, đưa nội dung đó vào bài giảng như thế nào cho phù hợp. Dạy học phải trả lời được các câu hỏi “huấn luyện ai?”……

Tóm lại: Nguyên tắc tính đảng và tính khoa học là nguyên tắc quan trọng đòi hỏi cả giảng viên và học viên trong các NTQS cần phải nắm chắc và thực hiện một cách triệt để trong QTDH, đặc biệt trong tình hình hiện nay.

214

2/ Nguyên tắc thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn nghề nghiệp quân sự của người học.

- Vị trí: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của quá trình dạy học trong, góp phần định hướng cho QTDH ở NTQS.

Vì sao? Bởi vì nguyên tắc này giúp cho QTDH luôn mang tính thực tiễn sâu sắc, giúp cho người học có thể nhanh chóng vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào thực tiễn nghề nghiệp đúng với chức trách và nhiệm vụ.

Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong nội dung huấn luyện phải đảm bảo tính toàn diện, tính thiết thực và tính hệ thống “Những tài liệu huấn luyện phải nhằm vào sự cần dùng, cần thiết của quần chúng. Phải hỏi:người đến chịu huấn luyện rồi, có áp dụng được ngay không? có thực hành được ngay không? nếu không thiết thực như thế, thì huấn luyện mấy năm cũng vô ích”.

- Cơ sở xuất phát của nguyên tắc:

+ Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản việt nam về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

V.I. Lênin: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”

Khoản 2 điều 3 luật giáo dục quy định nguyên lý giáo dục: “...Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”

Hay như trước đây chúng ta có phương châm “Nhà trường gắn với chiến trường”.

+Xuất phát từ quy luật về tính quy định của thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội với QTDH ở NTQS.

+ Xuất phát từ thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội ta, cũng như quân đội các nước trên thế giới.

215

- Nội dung: Phải tiến hành QTDH trong mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn nghề nghiệp quân sự của người học sau khi ra trường, với thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nội dung của nguyên tắc chỉ ra:

+ Nguyên tắc này phản ánh mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành, biết với làm.

VD: Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”.

Lý luận là gì? (SGK tr 64) Lý luận là toàn bộ tri thức của loài người được đúc rút từ thực tiễn, quay trở lại chỉ đạo thực tiễn.

Thực tiễn là gì? (SGK tr 64) Thực tiễn là toàn bộ hoạt động của con người nhằm đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. Nó là nguồn gốc, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý.

Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau. (Nếu trong dạy học chúng ta tách rời lý luận và thực tiễn sẽ xảy ra hiện tượng gì?)

+ Dạy học phải bám sát với thực tiễn nghề nghiệp quân sự của học viên sau khi ra trường và thực tiễn xây dựng, bảo vệ đất nước.

Trong dạy học phải giúp cho cho học viên nắm chắc và biết vận dụng hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sát với chức trách nhiệm vụ sau khi ra trường.

VD: Đối với học viên đào tạo để trở thành giáo viên

Trong QTDH phải luôn theo kịp sự phát triển của thực tiễn đất nước, thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội. (Điều này đòi hỏi việc thường xuyên đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy học,…)

- Một số yêu cầu rút ra khi thực hiện nguyên tắc này trong quá trình dạy học.

216

+ Nội dung dạy học phải luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn, có tác dụng định hướng thực tiễn. (Cần chú ý nội dung dạy học phải có tác dụng đi trước sự phát triển của thực tiễn, có tính chất dự báo sự phát triển của thực tiễn)

+ Hình thức và phương pháp dạy học phải sát với thực tiễn hoạt động quân sự và thực tiễn nghề nghiệp của học viên.

+ Trong quá trình dạy học phải thường xuyên nghiên cứu, đúc kết những kinh nghiệm thực tế bổ sung cho lý luận.

+ Khắc phục lối dạy học giáo điều, sách vở, xa rời thực tiễn hoặc lối dạy học thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa.

3/ Nguyên tắc thống nhất giữa sự chỉ đạo của người dạy và tự chỉ đạo của người học.

- Vị trí, ý nghĩa: Nguyên tắc này giúp cho QTDH thu được kết quả tối ưu.

Vì sao? Trong chủ đề 11 các đồng chí đã biết quy luật cơ bản của QTDH là quy luật về sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Dạy học tối ưu là sự thống nhất giữa sự chỉ đạo với sự được chỉ đạo và sự tự chỉ đạo (không giải thích thêm vì học viên đã được nghiên cứu)

- Nội dung của nguyên tắc: Trong QTDH phải phát huy tối đa vai trò của cả người dạy và người học, đặc biệt là tính tự giác, tích cực, độc lập của người học.

Nội dung của nguyên tắc chỉ ra:

+ Vai trò của người dạy và người học trong QTDH (đã được nghiên cứu trong chủ đề 11). Chú ý QTDH chỉ đạt hiệu quả cao trên cơ sở thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của người dạy với vai trò được chỉ đạo và tự chỉ đạo của học viên. Sự thống nhất này diễn ra ở tất cả các khâu, các bước của quá trình dạy học.

217

+ Tính tự giác của học viên là gì? Thông thường chúng ta hiểu tính tự giác trong học tập là thực hiện việc học tập không cần nhắc nhở. Tuy nhiên như vậy chưa đủ, tính tự giác của học viên trong học tập được xét như niềm tin của cá nhân trong quá trình tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nó được thể hiện ở việc người học hiểu rõ và nắm vững các nhiệm vụ học tập của mình, ý thức được nghề nghiệp tương lai, ý thức được vị trí, vai trò của mình sau khi ra trường, có ý thức đi sâu nắm vững, hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn nghề nghiệp tương lai, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao trong học tập. Đây chính là cơ sở, là tiền đề để hình thành ở học viên tính tích cực nhận thức.

+ Tính tích cực nhận thức của học viên là gì? Thể hiện ở chỗ học viên huy động ở mức cao các chức năng tâm lý, đặc biệt là khả năng tư duy trong quá trình học tập. Tính tích cực chính là biểu hiện sự kết hợp thống nhất giữa các yếu tố tâm lý nhận thức với các yếu tố tình cảm, ý chí của người học. Nhờ có tính tích cực mà người học hoàn thành các nhiệm vụ học tập khó khăn với nghị lực, tinh thần tách nhiệm và hứng thú nghề nghiệp.

+ Tính độc lập nhận thức là gì? Thể hiện ở chỗ người học có thể tự mình phát hiện vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề dưới sự chỉ đạo của người dạy. Thể hiện tính độc đáo, sáng tạo của người học trong cách thức lĩnh hội và vận dụng tri thức. Như vậy tính độc lập nhận thức có nghĩa rộng hơn và ở mức cao hơn, nó bao gồm cả tính tự giác và tính tích cực.

Chú ý: Giữa tính tự giác, tích cực, độc lập có mối liên quan mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ và thúc đẩy nhau trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của học viên ở NTQS. Việc phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của học viên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt: Nó giúp cho học viên thực hiện những bước nhảy vọt trong nhận thức, như từ những biểu tượng thu được nắm được bản chất các vấn đề học tập, góp phần tìm tòi cái mới, hiểu sâu sắc tri thức

218

lý thuyết và biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn. Nó còn bồi dưỡng cho học viên năng lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời.

- Một số yêu:

+ Đối với người dạy: GT tr. 68 + Đối với người học: GT tr. 69

4/ Nguyên tắc thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

- Vị trí, ý nghĩa: Nguyên tắc này đảm bảo cho học viên có những điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy lý luận, lĩnh hội nhanh và vững chắc những lý thuyết trừu tượng, khái quát, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo lý thuyết vào thực tiễn nghề nghiệp quân sự.

- Nội dung: Nguyên tắc này chỉ ra trong QTDH phải đảm bảo mối liên hệ tương hỗ giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng, giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Nội dung của nguyên tắc chỉ ra:

+ Quá trình dạy học diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Có nghĩa là trong quá trình dạy học diễn ra sự di chuyển từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ vật chất đến ý thức, từ dấu hiệu và biểu tượng đến khái niệm và ngược lại.

+ Quá trình nhận thức của học viên trong NTQS có thể diễn ra theo hai con đường: Từ cái cụ thể đến cái trừu tượng hoặc ngược lại đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể.

Con đường thứ nhất: Trong một số môn học, một số nội dung (chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên và khoa học quân sự) mở đầu học viên có thể quan sát sự vật hiện tượng trực tiếp thông qua các cơ quan cảm giác, hoặc gián tiếp thông qua các hình thức trừu tượng, khái quát (ký hiệu, sơ đồ, biểu đồ, mô hình,…)

219

Con đường thứ hai: Trong một số môn học, nội dung khác (chủ yếu là các môn khoa học xã hội, nội dung lý luận) học viên lại được bắt đầu với những tài liệu lý thuyết trừu tượng (khái niệm, quy luật, nguyên lý,…)

Chú ý: Như vậy không có nghĩa là quá trình nhận thức của học viên không phù hợp với quy luật nhận thức, không có nghĩa là phủ định vai trò của cái cụ thể.

Trái lại ở đây học viên chỉ có thể lĩnh hội được những lý thuyết trừu tượng dựa trên những vốn kinh nghiệm, những cái cụ thể đã được nhận thức từ trước.

- Một số yêu cầu:

+ Tiến trình dạy học nên tuân theo lôgíc nhận thức

+ Xây dựng và sử dụng một cách hợp lý các phương tiện trực quan khác nhau.

+ Coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng lý thuyết trừu tượng, khái quát, kết hợp với việc sử dụng hợp lý các phương tiện trực quan

+ Tuyệt đối không lạm dụng phương tiện trực quan, đồng thời cũng không lạm dụng lý thuyết trừu tượng, khái quát

5/ Nguyên tắc thống nhất giữa tính vững chắc của kiến thức và tính sáng tạo, mềm dẻo của tư duy

- Vị trí, ý nghĩa: Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong QTDH ở NTQS. Nó là điều kiện giúp học viên học tập và vận dụng kiến thức vào nghề nghiệp quân sự sau này.

- Nội dung: Trong QTDH phải đảm bảo các kiến thức mà người học lĩnh hội dược trở nên vững chắc, đồng thời phát huy được khả năng linh hoạt, sáng tạo của họ trong nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nội dung của nguyên tắc chỉ ra:

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 213 - 226)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)