Phương hướng và biện pháp xây dựng, hoàn thiện nội dung dạy học ở NTQS

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 206 - 210)

B. Nguyên tắc dạy học trong NTQS

II. Phương hướng và biện pháp xây dựng, hoàn thiện nội dung dạy học ở NTQS

* Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của xã hội và quân đội

* Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, đặc điểm, điều kiện đào tạo cụ thể của từng nhà trường.

* Căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật (Đặc biệt khoa học tương ứng với môn học)

* Căn cứ vào đặc điểm đối tượng đào tạo

* Căn cứ vào thực tiễn quá trình đào tạo

2/ Phương hướng hoàn thiện nội dung dạy học ở NTQS

* Chuẩn hóa nội dung dạy học: Đây là xu hướng chung của các nhà trường - Vai trò của chuẩn hóa nội dung dạy học:

+ Là một tiêu chí để nâng cao chất lượng của các nhà trường.

+ Là điều kiện để hội nhập, hợp tác quốc tế

+ Là thực hiện chủ trương NQ ĐH Đảng XI. Phương hướng sự phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020 theo ĐH XI là: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục. Trong đó chuẩn hóa là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

- Quan niệm chung về chuẩn hóa. Có nhiều quan niệm khác nhau, theo các đồng chí thế nào là chuẩn hóa?

Một số quan niệm chuẩn hóa là suy tôn hoặc xây dựng một mô hình nào đó làm mẫu để các nhà trường phấn đấu noi theo (thường hay gọi là chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia)

Khái niệm chuẩn hóa có nội hàm rất rộng: Chuẩn hóa về M, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, giáo viên, học viên,…

Tuy nhiên có thể tiếp cận theo hai hướng chính sau:

+ Một là, chuẩn hóa từ nền tảng cơ sở lý luận đến các khâu, các bước, các thành tố của QTDH. Nghĩa là, phải tạo ra cái trục của lý luận, định hướng chung cho sự phát triển của giáo dục.

204

+ Hai là, xây dựng được bộ tiêu chí chuẩn làm cơ sở để xem xét các thành tố của QTDH đã đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn và đạt chuẩn ở cấp độ nào.

- Nội dung và phương thức chuẩn hóa

+ Chuẩn hóa nội dung là đảm bảo sự thống nhất của nội dung dạy học theo một hệ tiêu chí quy định.

+ Phương thức chuẩn hóa:

=> Chuẩn hóa lý luận về nội dung dạy học ở NTQS (bản chất nội dung dạy học, cấu trúc các thành phần, những nhân tố quy định nội dung dạy học, quy trình xây dựng nội dung dạy học)

=> Chuẩn hóa hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học của môn học (Những học thuyết, những vấn đề lý luận cơ bản của môn học)

=> Chuẩn hóa chương trình, nội dung, nguồn tài liệu (Chuẩn hóa quan điểm tiếp cận trong xây dựng chương trình, nội dung dạy học, chuẩn hóa hàm lượng các thành phần cấu trúc nội dung dạy học, chuẩn hóa hệ thống tài liệu, SGK, giáo trình cho từng loại đối tượng học viên,…)

=> Chuẩn hóa giáo án của giáo viên. Hiện nay có hai quan điểm về giáo án và bài giảng của giáo viên (Một là trung thành với SGK; hai là chỉ giảng những nội dung mở rộng, chưa có trong SGK)

=> Chuẩn hóa về tỷ lệ các thành phần cấu trúc của nội dung dạy học (Bao nhiêu % lý thuyết, % thực hành, % cho các HTTCDH khác nhau)

=> Xác định rõ các cấp độ chuẩn hóa nội dung (Có lộ trình chuẩn hóa cho từng cấp độ)

* Hiện đại hóa nội dung dạy học

- Quan niệm về hiện đại hóa nội dung dạy học

+ Một là, sử dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ vào xây dựng, thiết kế nội dung dạy học.

+ Hai là, sử dụng thành tựu của lý luận dạy học hiện đại và các môn khoa học liên quan.

205 + Ba là, phải đi trước, đón đầu sự phát triển.

+ Bốn là, cập nhật thông tin môn khoa học tương ứng.

- Các cấp độ hiện đại của nội dung dạy học:

+ Cấp độ 1: Những nội dung dạy học đã được khoa học chứng minh và thực tế chấp nhận nhưng chưa có trong SGK, giáo trình môn học.

+ Cấp độ 2: Những khuynh hướng, những quan điểm khác nhau trong khoa học đang còn tranh luận và triển vọng tương lai của khoa học đó theo những dự đoán mới nhất. (Đó là những kiến thức đang trong quá trình hình thành, vừa mới hiện ra trong dạng nghi vấn, trong hình thức câu hỏi chưa được xác định)

- Các dạng nội dung khoa học hiện đại:

+ Dạng1: Những nội dung khoa học được phát triển theo đúng quy luật, đúng dự đoán.

+ Dạng 2: Những nội dung khoa học xuất hiện bất bình thường, bất ngờ.

+ Dạng 3: Những nội dung khoa học vừa phát triển theo đúng dự đoán, đúng quy luật, vừa phát triển bất ngờ, bất bình thường.

* Đa dạng hóa các loại hình cấu trúc nội dung dạy học đại học

- Một là, tích hợp hóa nội dung dạy học, liên thông chương trình đào tạo + Tích hợp nhiều môn, nhiều lĩnh vực liên ngành vào một học phần, một môn học nhằm tạo ra tính đa năng, giúp học viên dễ thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thực tiễn.

+ Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, đòi hỏi các nền giáo dục phải hợp tác, gắn kết với nhau, tạo nên sự nhất quán về nội dung, chương trình đào tạo, để có thể kế thừa kết quả đào tạo của nhau.

- Hai là, tín chỉ hóa nội dung dạy học

+ Tín chỉ là đơn vị kiến thức tương đối hoàn chỉnh. Tín chỉ không chỉ căn cứ theo tiêu chí thời gian mà phải lấy theo tiêu chí nội dung làm cơ bản.

206

+ Tín chỉ có thể sử dụng trong dạy học tất cả các môn học, các bậc học, nhưng thường được sử dụng ở bậc đại học.

+ Căn cứ vào số tín chỉ người học đã hoàn thành để công nhận trình độ học vấn cho họ.

- Ba là, môdun hóa nội dung dạy học

+ Môđun thực chất là phân chia chương trình theo lát cắt dọc, mỗi môdun là một đơn vị nội dung tương đối độc lập, trọn vẹn (Bao gồm cả lý thuyết, thực hành, kiếm tra).

+ Môđun dạy học chủ yếu được sử dụng trong các môn kỹ thuật nhưng có thể mở rộng cho các môn học khác. Có thể sử dụng để đào tạo nghề, đào tạo hệ cao đẳng, đại học,…

+ Các môđun lắp ghép với nhau thành một trình độ học vấn nhất định.

3/ Những biện pháp cơ bản để xây dựng và hoàn thiện nội dung dạy học

* Xây dựng chương trình đào tạo khoa học, thiết thực

* Hoàn chỉnh hệ thống giáo khoa cho các trường ĐHQS

* Biên soạn nội dung dạy học theo cách tiếp cận môđun.

* Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong xây dựng và hoàn thiện nội dung dạy học

* Tóm lại, nội dung dạy học là một nhân tố quan trọng quyết định đến chất l-ợng quá trình giáo dục -

đào tạo, chính vì thế Nghị quyết XIV học viờnCT khẳng định:

Như các đồng chí đã biết QTDH không ngừng vận động và phát triển nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích dạy học đã xác định. QTDH khác với hiện tượng dạy học, không phải là việc làm tuỳ tiện, không có mục đích khoa học, không được tổ chức chặt chẽ. Muốn tổ chức, điều khiển để QTDH đạt kết quả tối ưu, cần thiết phải tuân theo những tư tưởng chủ đạo, những luận điểm cơ bản

207

có tính quy luật chỉ đạo toàn bộ QTDH. Những luận diểm cơ bản đó chính là những nguyên tắc dạy học.

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 206 - 210)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)