Khái quát chung về nguyên tắc dạy học

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 210 - 213)

B. Nguyên tắc dạy học trong Nhà trường quân sự

I. Khái quát chung về nguyên tắc dạy học

1. Khái niệm nguyên tắc dạy học

Nguyên tắc theo tiếng La tinh là “Pricipium”, là tư tưởng chỉ đạo quy tắc cơ bản, yêu cầu cơ bản đối với hoạt động và hành vi rút ra từ tính quy luật được khoa học thiết lập.

* Khái niệm.

- Khái niệm: SGK (Lý luận dạy học đại học quân sự, tr.56).

Nguyên tắc dạy học là những luận điểm sư phạm cơ bản, phản ánh quy luật của QTDH, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của người dạy và người học trong QTDH, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã xác định.

Từ khái niệm về nguyên tắc dạy học chúng ta thấy nổi lên một số dấu hiệu đặc trưng sau:

+ Nguyên tắc là những luận điểm sư phạm cơ bản. Có nghĩa nguyên tắc là những luận điểm gốc được đúc rút từ thực tiễn và lý luận dạy học. Từ thực tiễn dạy học và từ lý luận dạy học trong lịch sử, các nhà sư phạm nghiên cứu khái quát thành những luận điểm chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học sao cho quá trình này đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Nguyên tắc phản ánh những quy luật của quá trình dạy học.

Vấn đề đặt ra: Vậy giữa nguyên tắc dạy học và quy luật dạy học có giống nhau không?

Một số tài liệu các đồng chí nghiên cứu sẽ thấy các tác giả quan niệm

“Nguyên tắc dạy học là những luận điểm sư phạm có tính quy luật”, các đồng chí hiểu “tính quy luật” ở đây là gì?

208

=> Có nghĩa là nguyên tắc dạy học phản ánh những mặt, những mối liên hệ tất yếu, cơ bản, bền vững của QTDH (VD…..). Đồng thời không thể đồng nhất nguyên tắc với quy luật (Quy luật thì tồn tại khách quan, còn nguyên tắc do con người đề ra, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan)

Nguyên tắc không phải là những luận điểm bất biến, mà mang tính lịch sử sâu sắc, luôn phản ánh sự phát triển của QTDH nói riêng, sự phát triển của khoa học nói chung.

VD: Nguyên tắc về tính trực quan của Cômenxki trước đây so với hiện nay đã có sự phát triển, bổ sung.

Ăngghen trong tác phẩm chống ĐuyRinh: “Nguyên tắc không phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và lịch sử loài người, mà là được rút ra từ giới tự nhiên và lịch sử loài người; không phải là giới tự nhiên và loài người thích ứng với nguyên tắc mà trái lại, nguyên tắc chỉ đúng nếu nó phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử”(Nxb ST, H, 1971, tr.59).

+ Nguyên tắc dạy học có vai trò chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy học.

Vấn đề đặt ra: Các đồng chí hiểu như thế nào về vai trò của nguyên tắc dạy học?

VD: Việc lựa chọn M, N, P, PT, HT, chỉ đạo hoạt động của G, H.

Như vậy tôi và các đồng chí đã nghiên cứu xong khái niệm về nguyên tắc dạy học. Nguyên tắc dạy học được xây dựng không phải một cách tuỳ tiện, mà dựa trên những cơ sở khoa học, vậy cơ sở để xây dựng nên hệ thống các nguyên tắc dạy học trong NTQS là gì? Tôi cùng các đồng chí nghiên cứu điểm 2.

2. Cơ sở xuất phát.

- Các nguyên tắc dạy học được xây dựng dựa trên học thuyết Mác- Lênin và những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục.

209 VD:

- Các nguyên tắc dạy học được xây dựng dựa trên bản chất, quy luật của QTDH.

VD:

- Các nguyên tắc dạy học được xây dựng dựa trên thực tiễn dạy học trong quân đội và kinh nghiệm dạy học trong nước, trên thế giới.

VD:………..

Từ những cơ sở xuất phát trên QTDH trong các NTQS phải tuân thủ theo các nguyên tắc dạy học sau:

+ Nguyên tắc thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học

+ Nguyên tắc thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn nghề nghiệp quân sự của người học

+ Nguyên tắc thống nhất giữa sự chỉ đạo của người dạy và tự chỉ đạo của người học

+ Nguyên tắc thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng

+ Nguyên tắc thống nhất giữa tính vững chắc của kiến thức và tính sáng tạo, mềm dẻo của tư duy

+ Nguyên tắc thống nhất giữa yêu cầu cao với khả năng lĩnh hội của người học

+ Nguyên tắc thống nhất giữa cá nhân và tập thể.

Thực chất và yêu cầu vận dụng các nguyên tắc dạy học này như thế nào, tôi cùng các đồng chí sẽ nghiên cứu ở phần sau

Một số tài liệu khi các đỗng chí nghiên cứu, các nguyên tắc dạy học sẽ được khái quát khác nhau về số lượng, tên gọi của các nguyên tắc.

Ví dụ: Tổ chức quá trình dạy học ở THCS (giáo trình giáo dục tập 1) có 9 nguyên tắc, bao gồm:

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học.

210

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gán liền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển đất nước.

+ Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh dưới tác động vai trò chủ đạo của giảng viên tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết + Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh

+ Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học

+ Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của việc học + Chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học

Đặt vấn đề: Theo các đồng chí tại sao có sự khác nhau như vậy?

Các nguyên tắc dạy học không tách rời nhau, mà liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Các nguyên tắc phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa các mặt, các nhân tố, các phạm trù cơ bản của QTDH, tạo nên một hệ thống các yêu cầu, các chỉ dẫn định hướng cho toàn bộ QTDH. Vì thế, trong QTDH cần nắm chắc và quán triệt tốt các nguyên tắc dạy học trên đề thực hiện có hiệu QTDH. Không được tuyệt đối hoá, cũng như coi thường, xem nhẹ bất kỳ nguyên tắc dạy học nào.

Như vậy, trong phần I chúng ta đã biết nguyên tắc dạy học là gì ? cơ sở xuất phát của chúng, qua đó chúng ta thấy nguyên tắc dạy học có vai trò rất quan trọng trong QTDH ở NTQS. Vậy thực chất các nguyên tắc dạy học là gì ? Làm thế nào để thực hiện tốt các nguyên tắc dạy học, tôi cùng các đồng chí nghiên cứu phần II.

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 210 - 213)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)