B. Nguyên tắc dạy học trong NTQS
I. Những vấn đề chung về nội dung dạy học trong NTQS
1/ Các quan niệm khác nhau về nội dung dạy học (Giới thiệu nhanh cho học viên)
* Cùng với sự phát triển của lịc sử, mỗi giai đoạn lại có những quan điểm khác nhau về nội dung dạy học
- Quan điểm tiếp cận nội dung trong dạy học (Content approach).
Quan điểm này đề cao nội dung dạy học. Coi quá trình dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội N. Một quá trình dạy học có chất lượng cao là phải truyền thụ được nhiều N cho học viên. Việc đánh giá học viên do vậy cũng dựa vào việc học viên nắm kiến thức như thế nào.
Đây là cách tiếp cận cổ điển trong xây dựng N. Quan điểm này có nguồn gốc từ nền giáo dục nho học ở phương Đông và nền giáo dục kinh viện ở phương Tây.
Ƣu điểm: Cung cấp cho học viên nhiều N với khối lượng kiến thức lớn
=> Cơ sở cho sự hiểu biết
Nhƣợc điểm: N mang tính kinh viện, giáo điều, ít qua tâm đến KX, KN thực hành.
Ngày nay, do sự phát triển của N tăng lên rất nhanh, trong khi thời gian đào tạo đang có xu hướng rút ngắn. Vì vậy, không thể tăng mãi N trong các nhà trường được. Mặt khác, N cũng rất nhanh chóng bị lạc hậu và bị N mới phủ định
=> Quan điểm này không còn phù hợp với nền giáo dục hiện đại. Mặc dù vậy cách tiếp cận này vẫn còn được sử dụng phổ biến trong các nhà trường.
- Quan điểm tiếp cận mục tiêu dạy học (Objective approach)
Quan điểm này lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào khoảng giữa thế kỷ XX. Theo quan điểm này, N phải được xây dựng dựa trên M đào tạo của các nhà trường.
196
Ƣu điểm: N được xác định rõ ràng, cụ thể về dung lượng cho từng loại mục tiêu đào tạo. giảng viên và học viên xác định rõ dạy và học N gì; dạy và học như thế nào để đạt được M. Có thể đánh giá, định lượng kết quả học tập của học viên.
Nhƣợc điểm: học viên buộc phải học theo một N, chương trình chung nhất, trong khi đó đặc điểm riêng của học viên khác nhau => không các biệt hóa được học viên => Sản phẩm đào tạo vẫn mang tính giáo diều, máy móc, thiếu tính sáng tạo.
N dễ sinh ra thực dụng, hạn hẹp.
- Quan điểm tiếp cận phát triển (Developmental approach)
Quan điểm này xuất hiện trong thời đại thông tin. Quan điểm này cho rằng, con người không thể học tất cả những gì cần thiết cho cuộc đời chỉ qua quá trình đào tạo ở nhà trường. Trong khi khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên rất nhanh, những kiến thực học được trong nhà trường sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, không theo kịp sự vận động, phát triển của thực tiễn.
Trong thực tiễn, một số quốc gia đang có xu hướng xác định chức năng trội của QTDH hiện đại là phát triển tư duy sáng tạo cho học viên. Coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng phương pháp hơn trang bị kiến thức, rèn luyện KX, KN nghề nghiệp. Người ta chú trọng đến sự phát triển trí tuệ, phương pháp tự học hơn là truyền thụ ND đã được xác định trước, hay tạo nên sự thay đổi nào đó về hành vi của học viên.
Ƣu điểm: N chú trọng đến việc dạy cách học, giúp học viên có thể tự học, tự phát triển suốt đời, coi trọng việc sử lý các tình huống ứng biến sao cho H có thể nhanh chóng đáp ứng với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với một thế giới không ngừng biến động => Đáp ứng nhu cầu phát triển của con người và xã hội.
197 Nhƣợc điểm: Khó thiết kế N ổn định.
ĐVĐ: Đây là 3 quan điểm cơ bản về N, quan điểm nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm. Vậy theo các đ/c hiện nay trong thiết kế xây dựng N, chương trình dạy học chúng ta nên theo quan điểm nào?
=> Nên kết hợp một cách hài hòa
* Hiện nay trên thế giới có hai xu hướng chính về xây dựng nội dung dạy học:
- Một là, nội dụng dạy học được xây dựng thống nhất, được kiểm duyệt bởi hội đồng ngành hay nhóm ngành do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập.
Xu hướng này được các nước theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung như Liên Xô và các nước XHCN trước đây thực hiện. Nhà nước sẽ đứng ra xác định chương trình đào tạo của các ngành đào tạo tương ứng cho tất cả các trường trong cả nước.
VD:
- Hai là, các trường tự xây dựng nội dung dạy học theo khung chương trình do Nhà nước ban hành (Quy định về khối lượng và tỷ lệ chung giữa các khối kiến thức).
Xu hướng này được các nước theo mô hình kinh tế thị trường thực hiện.
Các trường có quyền tự chủ cao trong xây dựng chương trình, nội dung dạy học.
* Từ hai xu hướng chính đó hiện nay có hai loại hình cấu trúc nội dung dạy học:
- Cấu trúc 3 thành phần: Kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở của chuyên ngành và kiến thức chuyên ngành.
- Cấu trúc 2 giai đoạn (cấu trúc 2 thành phần): Giai đoạn kiến thức đại cương và giai đoạn kiến thức chuyên nghiệp.
* Tương ứng với các xu hướng và loại hình cấu trúc nội dung dạy học có 2 mô hình đào tạo
198
- Mô hình đào tạo theo niên chế: Nội dung dạy học được cấu trúc theo các học phần, học trình, các chủ đề. Mỗi chủ đề là một đơn vị kiến thức, được sắp xếp theo logic nội dung và logic nhận thức.
- Mô hình đào tạo theo tín chỉ (Xuất hiện đầu tiên ở đại học Harvard): Nội dung dạy học được cấu trúc theo các tín chỉ và các chuyên đề. Tín chỉ là những đơn vị kiến thức trọn vẹn, tương đối độc lập. Mô hình này có tính mềm dẻo
Ở nhiều quốc gia, trường đại học mang sắc thái của một thị trường kiến thức. Các trường đại học giống như “siêu thị”, nội dung dạy học giống như những “mặt hàng”, người học có quyền lựa chọn mặt hàng mà họ cần.
2/ Khái niệm nội dung dạy học
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng các quan niệm đều thống nhất nội dung dạy học bao gồm tri thức, KX, KN và các chuẩn mực thái độ hành vi.
=> Khái niệm: Nội dung dạy học ở ĐHQS là hệ thống các kiến thức khoa học, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự, phương pháp sáng tạo và những chuẩn mực giá trị mà học viên cần chiếm lĩnh để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người cán bộ quân đội cách mạng.
Từ khái niệm, chúng ta nhận thấy nội dung dạy học có một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Nội dung dạy học bao gồm một hệ thống các thành tố được sắp xếp theo logic dạy học:
+ Đặc điểm này phản ánh tính đa dạng, của nội dung dạy học. Nội dung dạy học là tổng hợp KT, KX, KN, thái độ. Trong KT lại có nhiều loại kiến thức khác nhau.
+ Logic dạy học = logic ND + logic nhận thức
+ Hiện nay đang có các quan điểm khác nhau về các thành tố của nội dung dạy học:
Bộ 3 truyền thống: KT => KN => Thái độ, khả năng Bộ 3 mới : Thái độ, khả năng => KN => KT
199
(Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ các thành tố này ở phần sau) - Nội dung dạy học bị quy định bởi mục tiêu dạy học
+ Đặc điểm này phản ánh mối quan giữa N với các thành tố khác trong QTDH, mà trước hết là mục tiêu dạy học
+ M là mô hình sản phẩm giáo dục, đào tạo đã dự kiến trước
+ N là nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm theo mô hình mục tiêu đã xác định.
- Nội dung dạy học thống nhất với nội dung của môn khoa học tương ứng + Nền văn hóa vật chất và tinh thần của nhân loại tồn tại và phát triển được biểu hiện thông qua tri thức. Có hai loại tri thức là tri thức thông thường và tri thức khoa học.
+ Nhiệm vụ của nhà giáo dục là chuyển những tri thức khoa học và nền văn hóa nhân loại thành nội dung dạy học.
- Nội dung dạy học trong NTQS phản ánh đặc điểm hoạt động quân sự + Đặc điểm nổi bật trong các NTQS là đào tạo theo chức danh gắn với trình độ học vấn tương ứng.
+ Nội dung dạy học phải phản ánh trình độ phát triển của khoa học quân sự và của thực tiễn quân đội.
* Ý NGHĨA:
=> N là một thành tố trong hệ thống các thành tố của QTDH, có mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác, do đó khi xây dựng chương trình, nội dung dạy học phải nắm chắc các thành tố khác.
=> Muốn đổi mới, hoàn thiện ND phải đặt trong sự đồng bộ với đổi mới, hoàn thiện các thành tố của quá trình dạy học.
=> Phải kết hợp dạy học với nghiên cứu khoa học.
=> G chỉ có thể dạy tốt khi nắm vững ND dạy học và ND khoa học tương ứng, có trình độ văn hóa chung cao, biết chuyển hóa ND khoa học thành ND dạy học.
200 3/ Cấu trúc nội dung dạy học
* Hệ thống các kiến thức khoa học:
- Đây là thành phần rất quan trọng của nội dung dạy học.
+ Kiến thức là cơ sở cho sự hiểu biết của học viên + Kiến thức là cơ sở cho việc rèn luyện KX, KN.
+ Kiến thức là cơ sở cho sự phát triển tư duy
+ Kiến thức là cơ sở cho sự hình thành TGQ, PPL, quan điểm, niềm tin.
- Kiến thức được phân chia thành nhiều loại khác nhau
+ Phân chia theo tính chất và chức năng có: KT cơ bản; KT cơ sở của chuyên ngành; KT chuyên ngành; KT công cụ.
+ Phân chia theo trình độ phát triển của hệ thống kiến thức: Lịch sử tư tưởng và lịch sử hình thành khoa học môn học; Lý thuyết về phương pháp nhận thức và phương pháp nghiên cứu môn học; Hệ thống các khái niệm, phạm trù, định luật, quy luật của khoa học; các trường phái, khuynh hướng khác nhau trong nhận thức và ứng dụng; các KT ứng dụng và dự báo sự phát triển của khoa học, môn học
+ Phân chia theo mục đích, nhiệm vụ đào tạo: Hệ thống các KTKHTN, kỹ thuật, CNSX; hệ thống kiến thức khoa học quản lý, lãnh đạo; hệ thống kiến thức KHXH&NV; hệ thống kiến thức KHQS
+ Phân chia theo các giai đoạn đào tạo: KT đại cương và KT chuyên ngành.
- Rút ra:
=> N dạy học phải coi trọng KT khoa học
=> Tùy theo mục tiêu đào tạo của từng trường mà phân chia tỷ lệ KT cơ bản, cơ sở và chuyên ngành cho thích hợp.
- Chú ý: Trong thực tế hiện nay các khoa học thâm nhập vào nhau, hỗ trợ cho nhau ở mức độ càng cao, phạm vi càng rộng, do đó ranh giới phân định giữa các loại KT chỉ là tương đối.
201
* Hệ thống KX, KN nghề nghiệp quân sự
- Đây là một thành phần không thể thiếu của nội dung dạy học
+ Dạy học bên cạnh việc trang bị KT lý thuyết còn có nhiệm vụ rèn luyện cho người học hệ thống KX, KN nghề nghiệp quân sự
+ Thông qua rèn luyện KX, KN mà củng cố KT lý thuyết,…
- Hệ thống KX, KN nghề nghiệp quân sự bao gồm
+ Hệ thống KX, KN chung và hệ thống KX, KN chuyên biệt + Hệ thống KX, KN hoạt động trí óc và hoạt động chân tay - Rút ra
=> Hệ thống KX, KN phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu của các hoạt động quân sự
=> Hệ thống KX, KN phải bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể, nhất quán với KT lý thuyết
=> Hệ thống KX, KN phải bảo đảm tính hệ thống và có thể quy trình hóa được.
* Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo: Là những phương thức phát hiện vấn đề mới nảy sinh và phương thức vận dụng các KT, KX, KN đã có vào tình huống mới, giải quyết tình huống đó một cách hiệu quả nhất.
- Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo là một thành phần quan trọng của NĐH
+ Giúp học viên phát triển tư duy sáng tạo
+ Giúp học viên nhanh chóng thích nghi với thực tiễn - Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo gồm + Kinh nghiệm của bản thân
+ Kinh nghiệm của người khác - Rút ra:
=> Phải coi trọng kinh nghiệm truyền thống và kinh nghiệm thực hành
=> Tăng cường thiết kế N dưới dạng tình huống theo mức độ tăng dần.
202
=> Thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức rèn luyện kỹ năng
=> Tránh cách dạy học xuôi chiều, máy móc, áp đặt.
* Hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị - Đây là một nội dung quan trọng
+ Giúp cho học viên phát triển toàn diện cả đức và tài
+ Xây dựng thái độ, động cơ học tập đúng dắn cho học viên - Hệ thống giá trị gồm:
+ Chuẩn mực giá trị của quân đội + Chuẩn mực giá trị của dân tộc + Chuẩn mực giá trị của quốc tế - Rút ra
=> N phải có tính giáo dục
=> Chống lại các quan điểm tách rời dạy chữ với dạy người.
4/ Sự thể hiện nội dung dạy học trong NTQS
Nội dung dạy học được thể hiện ở các văn kiện dạy học. Đó là các văn bản, nguồn tài liệu mang tính pháp lý, chứa đựng nội dung dạy học, bao gồm:
- Kế hoạch dạy học: Là văn kiện dạy học do cơ quan có thẩm quyền về giáo dục - đào tạo ban hành
- Chương trình dạy học: Là văn kiện dạy học do cơ quan có thẩm quyền về giáo dục - đào tạo ban hành
- Sách giáo khoa, giáo trình: Là văn bản thể hiện nội dung chi tiết của chương trình môn học. Đây chính là cơ sở pháp lý để giảng viên và học viên sử dụng chính thức trong QTDH.
- Các tài liệu tham khảo: Là những tài liệu chứa đựng nội dung dạy học, bổ sung cho sách giáo khoa, giáo trình, phát triển mở rộng nội dung đã học.
- Giáo án: Là dạng thể hiện đặc biệt của ND, đó là bài soạn của giảng viên trong một buổi giảng, là một công trình khoa học độc đáo của giảng viên, trong đó chưa đựng sự nhuần nhuyễn kiến thức và kỹ thuật sư phạm.
203