Chương 1 Cơ sở lý luận việc hoàn thiện kỹ thuật
1.3. Hệ thống kỹ thuật dạy học và chuẩn đỏnh giỏ kỹ thuật dạy học của giảng viờn đại học quõn sự
1.3.1. Hệ thống kỹ thuật dạy học của giảng viên đại học quân sự
55
1.3.1.1. Cơ sở xác định và phân loại hệ thống kỹ thuật dạy học của giảng viên Xây dựng hệ thống các KTDH của giảng viên là cần thiết, tuy nhiên việc xây dựng, hệ thống các KTDH của giảng viên không phải tùy tiện, cần dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Có nhiều căn cứ để xác định, phân loại hệ thống các KTDH của giảng viên.
- Dựa vào hình thức KTDH của giảng viên trong quá trình dạy học, có: nhóm kỹ thuật nhận thức; nhóm kỹ thuật ngôn ngữ và nhóm kỹ thuật phi ngôn ngữ.
+ Nhóm kỹ thuật nhận thức là các kỹ thuật tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát... được giảng viên sử dụng trong quá trình dạy học.
+ Nhóm kỹ thuật ngôn ngữ là các kỹ thuật dùng lời nói ở các dạng khác nhau như sử dụng từ, ngữ điệu, tốc độ, trường độ âm thanh... được giảng viên sử dụng trong quá trình dạy học.
+ Nhóm kỹ thuật phi ngôn ngữ là các kỹ thuật dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tác phong... được giảng viên sử dụng trong quá trình dạy học.
Các nhóm KTDH trên luôn có mối liên hệ chặt chẽ, đan xen, hòa quyện vào nhau trong quá trình dạy học giúp cho hoạt động dạy học của giảng viên đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, giảng viên muốn sử dụng lời nói để diễn đạt nội dung học tập một cách có hiệu quả thì cần phải sử dụng cả các kỹ thuật tư duy và kỹ thuật phi ngôn ngữ.
- Dựa vào hoạt động dạy học của giảng viên, có: nhóm kỹ thuật chuẩn bị dạy học; nhóm kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ; nhóm kỹ thuật sử dụng phương tiện dạy học; nhóm kỹ thuật vận dụng các phương pháp dạy học và nhóm kỹ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
+ Nhóm kỹ thuật chuẩn bị dạy học là các kỹ thuật được giảng viên sử dụng để tiến hành các công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao
56
nhất. Nhóm này bao gồm các KTDH, như: kỹ thuật nghiên cứu người học, kỹ thuật xác định mục tiêu dạy học, kỹ thuật lựa chọn nội dung dạy học,...
+ Nhóm kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ là các kỹ thuật giảng viên sử dụng lời nói và chữ viết để tiến hành hoạt động dạy học.
+ Nhóm kỹ thuật sử dụng phương tiện dạy học là các kỹ thuật giảng viên sử dụng các vật thật, vật tượng trương, vật tạo hình... để hỗ trợ truyền đạt nội dung dạy học.
+ Nhóm kỹ thuật vận dụng các phương pháp dạy học là các kỹ thuật giảng viên sử dụng trong dạy học như các kỹ thuật lựa chọn, phối hợp, tiến hành các phương pháp giảng dạy trong quá trình dạy học.
+ Nhóm kỹ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học là các kỹ thuật giảng viên sử dụng như viết, vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm... để đo lường kết quả đạt được của quá trình dạy học cả về định lượng và định tính.
- Dựa vào lôgic quá trình dạy học, có: nhóm kỹ thuật chuẩn bị tâm lý học tập cho người học; nhóm kỹ thuật giúp người học tri giác các nội dung học tập; nhóm kỹ thuật giúp người học hình thành khái niệm; nhóm kỹ thuật giúp người học củng cố kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng; nhóm kỹ thuật giúp người học vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng; nhóm kỹ thuật kiểm tra kết quả dạy học.
1.3.1.2. Hệ thống kỹ thuật dạy học cơ bản của giảng viên
Người giảng viên ĐHQS, muốn hoàn thành có hiệu quả nhiệm vụ dạy học của mình không thể không có các KTDH. Hoạt động dạy học của giảng viên đòi hỏi một hệ thống KTDH phong phú, đa dạng. Mỗi khâu, mỗi giai đoạn của quá trình dạy học, mỗi hình thức tổ chức dạy học, mỗi phương pháp dạy học lại đặt ra cho giảng viên những KTDH khác nhau, vì vậy xây dựng hệ thống KTDH của giảng viên và thực hiện được chúng sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động dạy học. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xác định chỉ xây dựng hệ thống KTDH cơ bản của giảng viên sử dụng trong hình thức bài giảng vì
57
đây là hình thức dạy học cơ bản, chủ đạo trong dạy học ở các trường ĐHQS hiện nay. Căn cứ vào hoạt động dạy học của giảng viên và tiến trình của bài giảng, chúng tôi nhận thấy, để tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của người học một cách tốt nhất, giảng viên cần có các nhóm kỹ thuật dạy học cơ bản sau:
Thứ nhất, nhãm kü thuËt chuẩn bị bài giảng
Đây là nhóm KTDH được giảng viên sử dụng trước khi tiến hành bài giảng, đóng vai trò quyết định nhất đến chất lượng, hiệu quả bài giảng. Để tiến hành hoạt động dạy học, điều đầu tiên giảng viên phải làm là xử lý các thông tin có liên quan đến quá trình dạy học, đây có thể coi là giai đoạn giảng viên làm công tác chuẩn bị trước khi tham gia vào quá trình dạy học. Chuẩn bị tốt sẽ giúp cho giảng viên tiến hành hoạt động dạy học thuận lợi, đem lại hiệu quả cao. Giai đoạn này giảng viên thực hiện một loạt các KTDH: kỹ thuật nắm bắt trình độ học viên; kỹ thuật xác định mục tiêu dạy học; kỹ thuật soạn giáo án,...
- Kỹ thuật nắm bắt trình độ nhận thức của học viên
Kỹ thuật nắm bắt trình độ học viên là tổng hợp các thao tác, hành động giảng viên sử dụng đề hiểu được đối tượng học viên về mọi mặt: trình độ kiến thức, đặc điểm tâm, sinh lý; khả năng nhận thức; kinh nghiệm sống, hoàn cảnh gia đình,... Nắm bắt chính xác trình độ nhận thức của học viên, sẽ tạo điều kiện cho giảng viên tác động vào hoạt động học tập của học viên một cách thích hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy học. Trên cơ sở nắm bắt trình độ học viên, giảng viên xác định chính xác mục tiêu cần đạt được, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, dự kiến chính xác các tình huống sư phạm trong quá trình dạy học. Nắm bắt trình độ học viên là một quá trình thường xuyên, liên tục và khó khăn, đòi hỏi giảng viên phải chủ động và thông qua nhiều kênh khác nhau. Để nắm bắt chính xác trình độ của học viên về mọi mặt, giảng viên thực hiện các thao tác, hành động sau:
Giao tiếp nắm thông tin về học viên thông qua trao đổi, trò chuyện với các đối tượng: các cán bộ quản lý học viên; các giảng viên đã tham gia giảng dạy
58
với lớp; thông qua các tập thể lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội đồng quân nhân; thông qua các học viên khác;
Quan sát, tìm hiểu về học viên; nghiên cứu hồ sơ, kết quả học tập của học viên;
Ghi nhớ những thông tin chính có liên quan tới học tập rèn luyện của học viên;
Sử dụng những thông tin đã thu được vào việc xem xét, nhận định, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học viên.
- Kỹ thuật xác định mục tiêu dạy học
Kỹ thuật xác định mục tiêu dạy học là các thao tác, hành động giảng viên sử dụng để xác định những gì học viên cần phải đạt được về kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách sau khi kết thúc quá trình dạy học. Mục tiêu có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng dạy học, định hướng quá trình dạy học nói chung, hoạt động dạy học của giảng viên nói riêng. Mục tiêu giúp cho giảng viên kiểm tra, đánh giá chính xác kết quả hoạt động dạy học của mình.
Xác định căn cứ đề ra mục tiêu: Nghiên cứu mục tiêu yêu cầu đào tạo chung của nhà trường, của khóa học, của môn học; chức trách nhiệm vụ học viên sau ra trường, thời gian, các điều kiệm bảo đảm...
Xác định yêu cầu của mục tiêu: Mục tiêu đặt ra cần phù hợp, có khả năng thực hiện và có thể đánh giá, định lượng được, chính vì vậy xác định mục tiêu càng cụ thể, càng chính xác càng thuận lợi cho quá trình dạy học.
Muốn thế mục tiêu phải xác định rõ sau khi học xong học viên lĩnh hội được các gì. Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề bài học mà là cái đích bài học phải hướng tới. Mục tiêu phải xác định được “chuẩn đầu ra” của quá trình dạy học, cái cần đạt tới.
Xác định nội dung của mục tiêu: Xác định vị trí của bài học trong cấu trúc của chương trình, môn học, học phần; Tìm hiểu trình độ, khả năng của học viên;
59
Xác định mức độ đạt được của học viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, hành vi và sự phát triển về trí tuệ sau khi kết thúc bài học, môn học.
- Kỹ thuật soạn giáo án
Kỹ thuật soạn giáo án là tổng hợp các thao tác, hành động giảng viên lựa chọn nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học dự kiến sẽ sử dụng. Giảng viên cần xác định chính xác nội dung gì sẽ truyền thụ cho học viên, cần sử dụng các cách thức, biện pháp, phương tiện và tổ chức quá trình dạy học như thế nào. Kỹ thuật dạy học này giúp cho hoạt động dạy học của giảng viên được thuận lợi, đỡ tốn kém công sức, thời gian, đem lại hiệu quả cao. Nội dung dạy học hiểu chung nhất là toàn bộ hệ thống kiến thức khoa học, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự, phương pháp sáng tạo và những chuẩn mực giá trị mà học viên cần chiếm lĩnh để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong từng bài học, giảng viên không phải truyền thụ tất cả các nội dung dạy học cho học viên, mà phải lựa chọn những nội dung thật sự cơ bản, thiết thực, hướng vào thực hiện mục tiêu dạy học đã xác định. Để truyền thụ nội dung dạy học đến cho học viên, giảng viên cần xác định những phương pháp, phương tiện sẽ sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phải dựa trên nội dung dạy học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ của giảng viên, học viên và phải hướng vào thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học.
Để lựa chọn được nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, giảng viên cần thực hiện các thao tác, hành động sau:
Tiến hành thu thập và xử lý các nội dung từ nhiều nguồn thông tin khác nhau;
Xác định kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm của bài học dựa trên mục tiêu yêu cầu của toàn bài và mục tiêu yêu cầu từng đề mục;
Cấu trúc, sắp xếp các nội dung bài soạn sao cho phù hợp với lôgic nội dung khoa học và lôgic nhận thức của học viên;
60
Kết hợp biên soạn nội dung với lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học của từng đề mục, trình độ của giảng viên, học viên, điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất dạy học của nhà trường;
Biên soạn giáo án hoàn chỉnh theo quy định, tùy vào trình độ của mình giảng viên có thể viết giáo án dưới dạng hoàn chỉnh hoặc viết dưới dạng đề cương chi tiết.
Thứ hai, nhóm kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ
Đây là nhóm KTDH được giảng viên sử dụng trong quá trình thực hành giảng, có tác dụng nâng cao chất lượng bài giảng, tạo ra sự hấp dẫn cho bài giảng nếu được sử dụng tốt. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong tư duy, giao tiếp và truyền thụ, lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử xã hội. Dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội nội dung dạy học; là quá trình giao tiếp giữa giảng viên với học viên; để thực hiện hoạt động dạy và học đòi hỏi giảng viên, học viên phải tư duy, phải sử dụng ngôn ngữ. Giảng viên có kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp cho quá trình truyền đạt và lĩnh hội thuận lợi. Ngôn ngữ thông thường có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong quá trình dạy học giảng viên thường sử dụng cả hai dạng ngôn ngữ, chính vì vậy nhóm này bao gồm: kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ nói và kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ viết.
- Kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ nói
Kỹ thuật dạy học sử dụng ngôn ngữ nói là tổng hợp thao tác, hành động giảng viên sử dụng lời nói để truyền đạt kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, giáo dục thái độ, hành vi cho học viên trong quá trình dạy học. Lời nói của giảng viên có tác dụng truyền tải lượng thông tin lớn đến cho học viên trong một thời gian ngắn, có sức mạnh biểu cảm và giáo dục lớn, được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học. Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt thông tin, mỗi
61
phương pháp có mức độ sử dụng ngôn ngữ khác nhau, nhưng phương pháp nào cũng cần đến ngôn ngữ.
Khi sử dụng ngôn ngữ giảng viên cần thực hiện một số thao tác, hành động sau:
Lựa chọn câu từ và cách diễn đạt phù hợp với nội dung khoa học:
Chủ động thay đổi cường độ, âm độ, tốc độ theo từng nội dung; kết hợp lời nói với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ một cách phù hợp;
Cần quan sát lớp học một cách toàn diện về không gian, vị trí, thái độ của các học viên trong lớp để sử dụng ngôn ngữ thích hợp với bối cảnh về cường độ và nhịp độ lời nói;
Nghiên cứu nắm chắc nội dung định trình bày để sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp (nội dung quan trọng cần nhấn mạnh, cảm xúc vui nói nhanh, giọng cao và hùng hồn hơn; cảm xúc buồn nói chậm và trầm xuống,..);
Thường xuyên quan sát thái độ của học viên để điều chỉnh ngôn ngữ về tốc độ, cường độ,...;
Dừng ngắn sau mỗi nội dung quan trọng và sau mỗi câu hỏi học tập.
- Kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ viết
Kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ viết là tổng hợp thao tác, hành động giảng viên dùng chữ viết để tiến hành hoạt động dạy học. Hiện nay, các trường ĐHQS mặc dù được sự quan tâm đầu tư lớn về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học, tuy nhiên chữ viết của giảng viên vẫn là một kênh thông tin quan trọng để truyền thụ và lĩnh hội nội dung học tập. Khi sử dụng ngôn ngữ viết, giảng viên cần chú ý cỡ chữ phải đủ lớn và rõ để mọi học viên đều quan sát được; viết thẳng hàng, khi viết không đứng quay mặt vào bảng; không nên dành quá nhiều thời gian cho viết bảng, xóa ngay những nội dung không cần thiết,... Một số thao tác, hành động của giảng viên khi sử dụng ngôn ngữ viết:
62
Quan sát lớp học, ước lượng độ lớn của bảng, độ lớn của phòng học, số lượng và vị trí ngồi của học viên để xác định cỡ chữ, bố trí không gian bảng phù hợp với nội dung và quan sát của học viên;
Kiểm tra phấn, bút viết và lau bảng;
Viết tên chủ đề và chia bảng thành các phần với độ lớn khác nhau tùy theo dung lượng bài giảng và độ lớn của bảng (nên để một phần viết các đề mục lớn, một phần trình bày nội dung chính, một phần viết các ví dụ, các ý phân tích);
Viết từ trái qua phải, với tư thế đứng hơi nghiêng (45 độ) về phía tay phải, viết đến đâu di chuyển đến đó;
Giữ lại dàn bài và ý chính nếu độ lớn của bảng cho phép, xóa ngay những nội dung không cần thiết. Xóa bảng từ trên xuống dưới, hoặc từ trái qua phải tùy theo độ dài chữ viết.
Thứ ba, nhóm kỹ thuật sử dụng phương tiện dạy học
Đây là nhóm KTDH được giảng viên sử dụng trong quá trình thực hành giảng, có ý nghĩa hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao chất lượng bài giảng. Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng đối với hoạt động dạy học của giảng viên, nhờ có phương tiện dạy mà giảng viên tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học viên thuận lợi, sinh động, hấp dẫn, nâng cao hiệu quả dạy học, giảm thời gian, giảm công lao động sư phạm. Phương tiện dạy học là các sự vật, hiện tượng tham gia vào quá trình dạy học với vai trò là công cụ hay điều kiện để người dạy và người học sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Phương tiện dạy học rất phong phú và đa dạng, ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những phương tiện là công cụ để giảng viên sử dụng dạy học.
Có rất nhiều loại phương tiện là công cụ để giảng viên tiến hành dạy học, mỗi loại phương tiện dạy học khác nhau lại đòi hỏi những kỹ thuật sử dụng khác nhau. Thông thường, ở ĐHQS có 2 loại phương tiện dạy học là:
phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện đại (gắn với