Bản chất, quy luật của quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 188 - 195)

1/ Bản chất quá trình dạy học.

Trước khi chúng ta nghiên cứu bản chất quá trình dạy học, tôI và các đồng chí cùng tìm hiểu xem bản chất của một sự vật hiện tượng là gì?

(Theo quan điểm K1: Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó).

186

Qua phân tích khái niệm quá trình dạy học và từ quan diểm về bản chất theo quan điểm K1, chúng ta nhận thấy kết quả vận động, phát triển của quá trình dạy học phụ thuộc vào kết quả của người học (ví dụ). Hoạt động cơ bản của quá trình dạy học trong nhà trường quân sự là hoạt động học tập của học viên dưới sự điều khiển của giảng viên. Thực chất đó chính là hoạt động nhận thức của học viên. Chính vì vậy để tìm hiểu bản chất quá trình dạy học trong nhà trường quân sự, chúng ta cần làm rõ hoạt động nhận thức của học viên trong quá trình dạy học. Muốn thế chúng ta cần phân tích làm rõ các đặc trưng sau:

* Quá trình dạy học là một loại hoạt động nhận thức của con người:

- Đó là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức người học Phân tích: + Sự phản ánh đó diễn ra

+ Sự phản ánh đó mang tính khách quan về nội dung, chủ quan về hình thức

(Khách quan về nội dung: Về nội dung phản ánh đúng bản chất và quy luật của thế giới khách quan; Chủ quan về hình thức: Mỗi cá nhân có những hình thức phản ánh khác nhau, có cách thức xây dựng nên những khái niệm, những cấu trúc logic riêng của mình). Hay nói cách khác hơn, quá trình phản ánh hiện thực khách quan của con người bị khúc xạ bởi lăng kính chủ quan Từ thấp đến cao

Từ đơn giản đến phức tạp

Từ ch-a biết đến biÕt

Từ ch-a biết đầy đủ

đến biết đầy đủ

187

của mỗi cá nhân ( cùng một vấn đề, nhưng mỗi cá nhân nhận thức ở mức độ khác nhau, bình diện khác nhau). VD:….

ý nghĩa

188

Hoạt động nhận thức của người học về cơ bản tuân theo quy luật nhận thức chung của loài người “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn đó là con dường biện chứng của sự nhận thức chân ly, nhận thức hiện thực khách quan” V. I. Lênin, bút ký triết học.

Phân tích: + TQSĐ (NTCT)

+ TDTT (NTLT) = > Mối quan hệ giữa ba giai đoạn + TT ( vận dụng)

* Tuy nhiên hoạt động nhận thức của người học có nét độc đáo riêng.

- Giống nhau:

+ Cùng là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức con người.

+ Về cơ bản cùng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người.

+ Trong quá trình nhận thức đều đòi hỏi huy động các quá trình nhận thức, tư duy ở mức độ cao nhất nếu muốn nhận thức đầy đủ một vấn đề, sự vật hiện tượng.

+ Kết quả nhận thức đều làm cho vốn hiểu biết của chủ thể tăng lên.

- Khác nhau:

Nét khác nhau Người học Nhà khoa học

Mục đích Nhận thức cái mới đối với bản thân mình.Tiếp thu sáng tạo, có phê phán ở trình độ cao những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp tương lai. Có tham gia tìm kiếm cái mới đối với nhân loại một cách vừa sức.

Nhận thức cái mới chưa hề có trong kho tàng tri thức nhân loại.Nghiên cứu để phát hiện ra cái chưa hề biết trong tự nhiên, xã hội và tư duy (cái mới khách quan đối với mọi người)

Con đường Thuận lợi, có lúc quanh co, khúc khuỷu do tìm kiếm chân lý mới gây ra. Tuy nhiên đỡ mất thời gian

Không thênh thang, bằng phẳng, rất chông gai, khúc khuỷu, vòng

189

Quá trình nhận thức tuân theo lôgic 6 bước

vèo, quanh co. Phải mất nhiều thời gian.

Quá trình nhận thức tuân theo 3 bước.

Điều kiện Có thầy và sự tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của bản thân.

Độc lập mò mẫm, phải trải qua nhiều giả thuyết, phải kiểm nghiệm bằng thực tiễn mới rút ra chân lý, có trường hợp thất bại Yêu cầu khác Chú ý tới các khâu: củng cố, kiểm

tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sâu sắc và ở trình độ cao.

Yêu cầu về mặt giáo dục rất cao.

Không chú ý

* Chú ý: Người học không phải nhận thức hết toàn bộ kho tàng tri thức của nhân loại mà chỉ nhận thức những tri thức cơ bản, hiện đại, phù hợp với từng nghành nghề và phù hợp với các môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới quá trình dạy học.

Bản chất quá trình dạy học ở nhà trường quân sự là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của học viên dưới sự chỉ đạo của giảng viên, được tổ chức trong những điều kiện sư phạm nhất định.

Từ bản chất quá trình dạy học chúng ta rút ra ý nghĩa gì trong quá trình dạy học ở nhà trường quân sự?

VD:

* Chú ý: Cần tránh trường hợp cường điệu hoá quá trình nhận thức của học viên, đặt ra yêu cầu quá cao hoặc quá thấp đối với học viên trong quá trình dạy học.

2/ Quy luật của quá trình dạy học

Trước khi nghiên cứu quy luật của quá trình dạy học chúng ta cần hiểu quy luật là gì? Theo quan điểm của K1: Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa

190

các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của các sự vật, cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.

Trong phần trước khi nghiên cứu cấu trúc của quá trình dạy học các đồng chí đã biết quá trình dạy học tồn tại như một hệ thống thống nhất biện chứng giữa các thành tố. Giữa các thành tố của qúa trình dạy học luôn có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó sự biến đổi của thành tố này gây ra sự biến đổi của thành tố khác. Sự vận động của quá trình dạy học được biểu hiện thông qua sự vận động, phát triển các thành tố của nó. Từ việc xem xét những mối liên hệ cơ bản, vững chắc, lặp đi lặp lại, tất yếu quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của quá trình dạy học giúp chúng ta phát hiện, xác định những quy luật của quá trình dạy học bao gồm:

+ Quy luật về tính quy định của chế độ kinh tế- xã hội đối với quá trình dạy học ở nhà trường quân sự.

+ Quy luật về tính quy định của thực tiễn hoạt động quân sự đối với quá trình dạy học.

+ Quy luật về sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục nhân cách học viên

+ Quy luật về sự thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp dạy học.

+ Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học (Quy luật cơ bản của quá trình dạy học).

* Sau đây tôi và các đồng chí cùng đi sâu nghiên cứu quy luật cơ bản của quá trình dạy học.

- Vị trí: Đây là quy luật cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của quá trình dạy học.

- Tại sao?

+ Quy luật này phản ánh mối liên hệ tất yếu, cơ bản và bền vững giữa hai thành tố trung tâm, năng động nhất của quá trình dạy học, nó đặc trưng cho tính hai mặt của quá trình dạy học (giảng viên với hoạt động dạy và học

191

viên với hoạt động học). Chỉ trong sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học mới xuất hiện quá trình dạy học, nếu phá vỡ mối liên hệ tương tác này sẽ làm mất đi quá trình dạy học toàn vẹn đó.

VD:

+ Quy luật này bao trùm, chi phối các quy luật khác của quá trình dạy học. Các quy luật khác chỉ phát huy được tác dung tích cực trong sự tăng cường mối liên hệ tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học.

VD:

- Nội dung: Quá trình dạy học ở nhà trường quân sự là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó dưới sự chỉ đạo của giảng viên, học viên tự chỉ đạo, tự tổ chức hoạt động nhận thức của mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học đặt ra.

Để hiểu rõ hơn về nội dung của quy luật này chúng ta lần lượt làm rõ vai trò của giảng viên, vai trò của học viên và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.

- Vai trò của giảng viên: Giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học, giảng viên là chủ thể tác động sư phạm vào học viên và hoạt động nhận thức của họ. Vai trò đó được thể hiện:

+ Giảng viên đề xuất yêu cầu và nhiệm vụ học tập

+ Chỉ đạo, tổ chức hoạt động lĩnh hội, tìm tòi kiến thức của học viên + Nắm thông tin ngược, phát hiện, đánh giá thực trạng dạy học ở từng giai đoạn học tập.

+ Đề xuất, bổ sung các yêu cầu học tập mới.

+ Phân tích, đánh giá kết quả dạy học theo mục tiêu, yêu cầu đã xác định.

- Vai trò của học viên: Giữ vai trò vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình dạy học. Vai trò đó được thể hiện:

+ Tự giác ý thức đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ học tập.

192

+ Tự lực giải quyết các mâu thuẫn nhận thức.

+ Nắm thông tin ngược thường xuyên trong quá trình học tập + Tự điều chỉnh, bổ sung yêu cầu học tập

+ Tự phân tích, tự đánh giá kết quả học tập.

= > Muốn quá trình dạy học đạt kết quả tốt cần phát huy vai trò chủ thể, năng động của người học. Vai trò đó thể hiện ở tình tích cực, tự giác, chủ động,…

Thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả của hoạt động này là kết quả của hoạt động kia và ngược lại. Sự thống nhất đó sẽ làm nảy sinh các mối liên hệ xuôi, ngược góp phần thúc đẩy quá trình dạy học phát triển.

* Chú ý: Dù giữ vai trò nào người học cũng chịu sự chỉ đạo của người dạy.

ý nghĩa đối với QTDH trong NTQS?

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 188 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)