Chương 2 THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC
3.1. Yêu cầu hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân
3.1.1. Hoàn thiện kỹ thuật dạy học phải luôn gắn chặt với thực tiễn hoạt động dạy học trong các trường đại học quân sự
Mọi nghiên cứu, hoạt động giáo dục trong các nhà trường đều phải luôn dựa trên những đòi hỏi của thực tiễn và quay trở lại phục vụ thực tiễn, đây chính là quy luật của giáo dục, đồng thời cũng phản ánh quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về giáo dục. Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường ĐHQS cũng không thể nằm ngoài quy luật này, bồi dưỡng, phát triển ở giảng viên phẩm chất, năng lực gì cũng phải xuất phát từ thực tiễn nghề nghiệp của giảng viên và những phẩm chất, năng lực đó phải giúp giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Dạy học là một trong những hoạt động cơ bản của giảng viên ĐHQS.
Để tiến hành hoạt động dạy học có hiệu quả đòi hỏi nhiÒu kü thuËt dạy học, tuỳ theo mục đích, nội dung dạy học mà ng-ời giảng viờn sử dụng các KTDH khác nhau. Việc hoàn thiện KTDH cho giảng viờn phải tính đến thực tiễn dạy học của giảng viờn mà hình thành và phát triển cỏc KTDH phù hợp. Đặc thự của cỏc trường ĐHQS quy định tớnh chất hoạt động dạy học của giảng viên, mục tiêu của các trường ĐHQS là đào tạo theo chức vụ có trình độ học vấn tương ứng; đòi hỏi người học viên sau khi tốt nghiệp “có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với nhân dân; có tư duy sáng tạo, có trình độ kiến thức quân sự, chính trị, khoa học, chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng với chiến tranh công nghệ
98
cao; phong cách tác phong dân chủ, chính quy, tinh thần đoàn kết; đạo đức lối sống lành mạnh, sức khỏe tốt” [7, tr.38,39]. Mục tiêu đó, đặt ra cho giảng viên trong quá trình dạy học không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức, mà quá trình dạy học còn phải truyền thụ cho học viên kinh nghiệm sư phạm, thực tiễn quản lý, chỉ huy bộ đội tương ứng với chức danh đào tạo để học viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng đảm đương được chức trách, nhiệm vụ.
Chính vì vậy, dạy học ở ĐHQS bên cạnh những KTDH chung cho mọi giảng viên, đòi hỏi phải có những KTDH riêng nhằm tăng cường tính thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học trong quá trình dạy học.
Tổ chức hệ thống nhà trường quân đội rất đa dạng, quy mô, mục tiêu đào tạo của từng trường có sự khác nhau. Hiện nay, quân đội có 138 học viện, nhà trường, trong số đó có “10 học viện; 12 trường sĩ quan và trường đại học” [7, tr.9], mỗi trường hướng về đào tạo, bồi dưỡng các mô hình sĩ quan khác nhau phù hợp với từng cấp, từng quân, binh chủng. Thực tế này đặt ra cho quá trình tổ chức hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS phải nắm chắc mô hình mục tiêu đào tạo của từng trường để lựa chọn các KTDH cho phù hợp. Mục tiêu đào tạo cũng quy định đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở các trường có những đặc thù khác nhau quy định những KTDH khác nhau của giảng viên.
Việc thực hiện tốt yêu cầu này đảm bảo cho việc hoàn thiện kỹ thuật dạy học trong các trường ĐHQS luôn đi
đúng h-ớng, sát với thực tiễn nghề nghiệp của giảng viờn. Yờu cầu này cũn giúp cho giảng viờn và các lực l-ợng s- phạm trong nhà tr-ờng tránh đ-ợc việc lãng phí về thời gian, công sức trong quỏ trỡnh tổ chức hoàn thiện KTDH và cú hiệu quả thật sự.
Để thực hiện yêu cầu này, trước hết đòi hỏi các tổ chức, các lực lượng sư phạm trong nhà trường, đặc biệt là các giảng viên nắm chắc thực tiễn dạy
99
học của nhà trường: từ mục tiêu đào tạo của nhà trường, đến chương trình nội dung, điều kiện cơ sở, vật chất, trình độ của giảng viên, học viên,... Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng kế hoạch hoàn thiện KTDH, xác định chính xác những KTDH cần củng cố, phát triển, bổ sung ở giảng viên.
3.1.2. Có cơ chế thống nhất và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng trong hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên
Hoàn thiện KTDH cho giảng viên cần được quan niệm là một mặt, một khâu trong công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo của các trường ĐHQS. Đây là một quá trình khó khăn, lâu dài phải được tiến hành từng bước với sự tham gia của tất cả các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Với đặc thù của nhà trường quân đội, các trường ĐHQS được tổ chức chặt chẽ theo biểu biên chế của Bộ Tổng tham mưu, bao gồm: Ban giám đốc (Ban giám hiệu), các phòng, các khoa giáo viên, các ban và các hệ (tiểu đoàn) quản lý học viên. Mỗi cơ quan, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Hoàn thiện KTDH cho giảng viên không chỉ là trách nhiệm của từng giảng viên mà là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường. Kết quả hoàn thiện KTDH cho giảng viên cao hay thấp, có một phần phụ thuộc vào sự tác động và phối hợp giữa các đơn vị, các tổ chức trong nhà trường. Nếu những tác động này đồng thuận, cùng chiều sẽ thúc đẩy quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS thuận lợi; ngược lại nếu giữa các tổ chức, đơn vị không thống nhất sẽ là trở lực ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoàn thiện KTDH cho giảng viên ĐHQS. Trong thực tế, mặc dù đã có sự phân công về chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, đơn vị trong các trường ĐHQS, nhưng đôi khi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, sự phối hợp giữa các đơn vị như phòng, khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên chưa tốt làm ảnh hưởng đến quỏ trỡnh tổ chức hoàn thiện KTDH cho giảng viờn, vỡ vậy cần có cơ
100
chế thống nhất từ trên xuống d-ới và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, lực l-ợng trong nhà tr-êng.
Cùng với xu thế phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, các trường ĐHQS cũng đang chủ động hội nhập với các trường đại học trong nước và trên thế giới để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quá trình hội nhập đó ảnh hưởng không nhỏ tới người giảng viên trong các trường ĐHQS, đòi hỏi giảng viên phải không ngừng tự hoàn thiện, nâng cao năng lực và phẩm chất của mình trong đó có KTDH. Thông qua giao lưu, tiếp xúc trình độ KTDH của giảng viên sẽ từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, cần chú ý học tập những kinh nghiệm, phương pháp giáo dục tiên tiến là cần thiết nhưng cần biết cách chọn lọc những gì phù hợp, cần thiết với nhiệm vụ của người giảng viên trong các trường ĐHQS.
Những năm vừa qua các trường ĐHQS không ngừng phát triển về mọi mặt, từng bước khẳng định chất lượng đào tạo và vị trí của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân. Có được những thành công đó, trước hết là nhờ có sự lãnh đạo, quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ của Quân ủy, Bộ quốc phòng, cũng như các cơ quan, đơn vị, quân, binh chủng trong toàn quân. Cần tiếp tục phát huy sự giúp đỡ đó để tạo ra điều kiện cơ sở, vật chất, cũng như chính sách thỏa đáng cho giảng viên trong quá trình hoàn thiện KTDH.
3.1.3. Phát huy tính tích cực của giảng viên trong việc pháp triển toàn diện phẩm chất, năng lực sư phạm quân sự
Kỹ thuật dạy học cũng là một bộ phận góp phần tạo nên văn húa sư phạm của ng-ời giảng viên, chính vì thế hoàn thiện KTDH không thể tách rời việc phát triển năng lực và phẩm chất sư phạm của ng-ời giảng viên. Đối với giảng viên ĐHQS, quá trình hoàn thiện KTDH cần gắn chặt với quá trình rèn luyện, phát triển các năng lực và phẩm chất sư phạm quân sự.
101
Đặc điểm nổi bật của năng lực sư phạm là khả năng đáp ứng của giảng viên với yêu cầu nghề nghiệp sư phạm đặt ra, đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt hiệu quả cao nhất, chính vì vậy việc hoàn thiện KTDH cho giảng viên không thể tỏch rời quỏ trỡnh rốn luyện, phỏt triển năng lực sư phạm. Phẩm chất và năng lực sư phạm luôn gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, là cơ sở, tiền đề của nhau, do đú hoàn thiện KTDH luôn phải đặt trong mối quan hệ với phát triển các phẩm chất nhân cách ng-ời giảng viên.
Rèn luyện, phát triển toàn diện các năng lực, phẩm chất sư phạm của giảng viên là một quá trình thường xuyên, liên tục; trong quá trình đó buộc giảng viên phải phát huy tối đa tinh thần, trách nhiệm để vượt qua mọi khó khăn trở ngại vươn lờn hoàn thiện bản thõn. Kỹ thuật dạy học cũng vậy, chỉ hoàn thiện và phát triển khi giảng viên phát huy cao độ vai trò tích cực, tự giác, chủ động tiến hành tự rèn luyện các KTDH theo yêu cầu giáo dục - đào tạo trong quân đội.
3.1.4. Đa dạng hóa con đường, cách thức, biện pháp hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên
Kỹ thuật dạy học là sự hoà quyện giữa tư chất, hệ thống kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm s- phạm của ng-êi giảng viên, KTDH không phải tự nhiên mà có, trải qua một quá trình rèn lyện và tích lũy người giảng viên mới dần hình thành cho mình các KTDH.
Hoạt động dạy học của giảng viên hết sức phong phú, đa dạng, nó đòi hỏi giảng viên phải có một hệ thống KTDH tương ứng mới đạt hiệu quả và chất lượng cao.
Những cơ sở trên cho thấy hoàn thiện KTDH cho giảng viên muốn đạt kết quả cần phải được thực hiện thông qua nhiều con đường, với những cách thức và biện pháp khác nhau.
Hoàn thiện KTDH cho giảng viên được thực hiện thông qua con đường học tập, đây là con đường cơ bản giúp giảng viên ĐHQS tích lũy kiến thức chuyên
102
nghành, kiến thức sư phạm, các kiến thức khoa học của các bộ môn khác và kiến thức quân sự, cũng như các kinh nghiệm tiến hành hoạt động dạy học. Giảng viên có thể học tập thông qua các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn do nhà trường tổ chức;
học tập thông qua các hoạt động khoa học, dự giờ của đồng nghiệp và hơn hết là KTDH được hình thành thông qua chính quá trình giảng dạy của mỗi giảng viên.
Con đường quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả hoàn thiện KTDH của giảng viên ĐHQS là thông qua thực tiễn hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học và tự rèn luyện của giảng viên. Thông qua thực tiễn hoạt động dạy học giúp giảng viên tự đánh giá chính xác trình độ của bản thân, rút ra những kinh nghiệm quý báu để tiến hành tự hoàn thiện KTDH của mình. Thông qua nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng, nâng cao kiến thức của mình cả chiều rộng và chiều sâu làm cơ sở cho việc rèn luyện các KTDH. Quá trình tự rèn luyện sẽ giúp cho giảng viên thuần thục các thao tác, hành động khi tiến hành hoạt động dạy học, làm cho các KTDH của giảng viên trở nên vững chắc và nhuần nhuyễn, có thể vận dụng linh hoạt, có hiệu quả vào thực tiễn dạy học.
Để tiến hành hoàn thiện KTDH cho giảng viên cần thực hiện thông qua nhiều con đường với cách thức và biện pháp đa dạng, muốn thế trước hết cần nâng cao nhận thức cho tất cả các lực lượng sư phạm trong nhà trường về vai trò của KTDH. Khi tiến hành các hoạt động phải chủ động xây dựng kế hoạch khoa học, hợp lý, với mục đích hướng vào hoàn thiện KTDH cho giảng viên. Các nhà trường cần xây dựng tốt môi trường sư phạm làm cơ sở giúp cho giảng viên hoàn thiện KTDH một cách thuận lợi. Quan trọng hơn cả là phải phát huy được phải trò tích cực, chủ động của giảng viên trong quá trình hoàn thiện KTDH của mình.