Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 71 - 97)

Chương 2 THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1. Thực trạng chất lượng giảng viên ở các trường đại học quân sự hiện nay

* Đánh giá chung về chất lượng giảng viên ĐHQS

Thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của giảng viên đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, thời gian qua các cấp lãnh đạo thường xyên quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên về mọi mặt, đặc biệt là năng lực chuyên môn, tay nghề sư phạm. Chất lượng giảng viên các học viện, nhà trường không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đến nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu giáo dục - đào tạo. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010, Bộ quốc phòng khẳng định: “ Đội ngũ nhà giáo trình độ tiến sĩ 6,80%, thạc sĩ 22,53%, tổng tỷ lệ sau đại học là 29,33%; chức danh khoa học và danh hiệu nhà giáo, nhà trường quân đội có 30 Giáo sư, 308 Phó giáo sư, 7 Nhà giáo nhân dân, 131 Nhà giáo ưu tú” [7, tr.10]. Chất lượng giảng viên được biểu hiện cụ thể ở xu hướng sư phạm, tài nghệ sư phạm và phong cách sư phạm.

Phần lớn giảng viên đều có xu hướng sư phạm tích cực, có thái độ, động cơ nghề nghiệp đúng đắn, luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm giáo

72

dục của Đảng, Nhà nước và Quân đội; đồng thời từng giảng viên luôn có tình yêu nghề sư phạm, yêu thương con người, có khát vọng vươn lên tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo trong tình hình mới.

Tài nghệ sư phạm của giảng viên ở ĐHQS không ngừng được phát triển, hoàn thiện. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự hội nhập về giáo dục - đào tạo của Việt Nam với Quốc tế, hệ thống kiến thức của giảng viên thường xuyên được mở rộng;

các giảng viên luôn tích cực vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học; kỹ năng sư phạm ngày càng thuần thục; nắm bắt kịp thời tâm lý học viên để điều chỉnh hoạt động sư phạm của mình cho phù hợp; có khả năng tư duy sư phạm nhạy bén, linh hoạt; sử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học.

Đại bộ phận giảng viên có đạo đức, lối sống trong sáng luôn là tấm gương sáng có tác động tích cực đến học viên; các giảng viên trong trường ĐHQS đều đã thể hiện được sự mẫu mực, tính mô phạm trong các hoạt động dạy học và giáo dục. Phong cách sư phạm mẫu mực của giảng viên cùng với xu hướng sư phạm và tài nghệ sư phạm đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong các trường ĐHQS thời gian qua.

Có được những kết quả trên, trước hết là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời, chặt chẽ của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cùng với đó là sự quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, quyết tâm đổi mới của các trường ĐHQS thời gian qua. Nhưng quyết định đến chất lượng đội ngũ giảng viên ĐHQS, chính là nhờ các giảng viên đều “tâm huyết với nghề nghiệp, an tâm công tác, khắc phục khó khăn”[7, tr.19] để tự hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo trong tình hình mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chất lượng đội ngũ giảng viên các trường ĐHQS vẫn còn nhiều hạn chế được biểu hiện cụ thể trên các mặt sau:

73

* Về xu hướng sư phạm

Tổng hợp kết quả điều tra, đối với niềm tin sư phạm: có 61,84% giảng viên và 88,76% học viên cho rằng, niểm tin sư phạm của giảng viên ở mức độ tốt; đánh giá ở mức độ khá có 29,95% giảng viên và 11,24% học viên; 7,25% và 0,96% giảng viên nhận định niềm tin sư phạm của giảng viên ở ĐHQS hiện nay ở mức độ trung bình và yếu (phụ lục 7). Đối với tình yêu nghề nghiệp và tình yêu con người: có 78,85% giảng viên và 88,76% học viên đánh giá mức độ tốt;

22,22% giảng viên và 11,24% học viên đánh giá mức độ khá; chỉ có 1,93%

giảng viên cho rằng tình yêu nghề nghiệp, tình yêu con người của giảng viên ĐHQS hiện nay ở mức độ trung bình; không có giảng viên và học viên nào đánh giá tình yêu nghề nghiệp, tình yêu con người của giảng viên ĐHQS hiện nay yếu (phụ lục 7). Với khát vọng tự hoàn thiện: có 48,79% giảng viên và 88,76% học viên đánh giá tốt; 27,05% giảng viên và 11,24% học viên đánh giá khát vọng tự hoàn thiện của giảng viên ở ĐHQS hiện nay ở mức độ khá; 18,36% và 5,80%

giảng viên cho rằng khát vọng tự hoàn thiện của giảng viên ở mức trung bình và yếu; không có học viên nào cho rằng khát vọng tự hoàn thiện của giảng viên trung bình hoặc yếu (phụ lục 7).

Những kết quả điều tra trên cho thấy, xu hướng sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay tương đối tốt. Đặc biệt, đại bộ phận giảng viên đều có tình yêu nghề nghiệp, tình yêu con người đây chính là cơ sở quan trọng để người giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người”. Tuy nhiên, trong xu hướng sư phạm của giảng viên mặc dù niềm tin sư phạm và khát vọng tự hoàn thiện của đa số giảng viên là khá, tốt vẫn còn một số giảng viên những phẩm chất này ở mức độ trung bình và yếu.

Qua trao đổi, trò chuyện và tọa đàm với giảng viên khoa học xã hội ở các trường ĐHQS về vấn đề trên, chúng tôi được biết hiện nay, các giảng viên, đặc biệt là số giảng viên trẻ về tuổi đời, tuổi quân, do tác động mặt

74

trái của cơ chế thị trường có biểu hiện phai nhạt niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người, mất niềm tin vào khả năng giáo dục. Một số giảng viên khác có biểu hiện thỏa mãn, dừng lại không chịu khó tự học, tự rèn để hoàn thiện bản thân nên chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục - đào tạo trong tình hình mới. Đánh giá về thực trạng trên, Nghị quyết về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy), nhận định: “Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế” [ 22, tr.7].

* Về tài nghệ sư phạm

Tổng hợp kết quả điều tra về tài nghệ sư phạm của giảng viên ĐHQS, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề yếu kém nhất trong các phẩm chất, năng lực sư phạm quyết định đến chất lượng của giảng viên ĐHQS hiện nay. Đánh giá về thực trạng kiến thức nghề nghiệp của giảng viên: có 32,36% giảng viên và 34, 40% học viên đánh giá tốt; cho rằng kiến thức nghề nghiệp của giảng viên hiện nay ở mức độ khá có 41,05% giảng viên và 55,73% học viên; có 17,38%

giảng viên và 9,86% học viên đánh giá kiến thức của giảng viên ở mức độ trung bình; có 9,18% giảng viên, không có học viên nào đánh giá kiến thức nghề nghiệp của giảng viên hiện nay yếu (phụ lục 8). Đối với kỹ năng, kỹ xảo sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay: có 27,05% giảng viên và 34,40%

học viên đánh giá tốt; 48,79% giảng viên và 48,85% học viên cho rằng kỹ năng, kỹ xảo sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay khá; cho rằng kỹ năng, kỹ xảo sư phạm của giảng viên hiện nay chỉ ở mức độ trung bình có 19,32%

giảng viên và 16,74% học viên; có 4,83% giảng viên, không có học viên nào đánh giá kỹ năng, kỹ xảo sư phạm của giảng viên yếu (phụ lục 8). Đánh giá về khả năng nắm bắt tâm lý của học viên của giảng viên ĐHQS hiện nay: có 11,59% giảng viên và 27,52% học viên đánh giá tốt; đánh giá ở mức độ khá có 42,57% giảng viên và 43, 35% học viên; cho rằng khả năng nắm bắt tâm lý học viên của giảng viên ở mức độ trung bình có 26,57% giảng viên và

75

25,23% học viên; có 19,32% giảng viên và 3, 90 học viên đánh giá khả năng nắm bắt tâm lý học viên của giảng viên ĐHQS hiện nay ở mức độ yếu (phụ lục 8). Đánh giá về tư duy sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay: có 11,59% giảng viên và 27,52% học viên cho rằng tư duy sư phạm của giảng viên tốt; 42,51% giảng viên và 43,85% học viên đánh giá khá; 26,57% giảng viên và 25,23% học viên là số lượng giảng viên và học viên quan điểm tư duy sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay ở mức độ khá; có 19,32% giảng viên và 3,90% học viên cho rằng tư duy sư phạm của giảng viên yếu (phụ lục 8).

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù tài nghệ sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay được đánh giá là khá và tốt nhưng so với xu hướng sư phạm của giảng viên thì có phần yếu hơn. Trong tài nghệ sư phạm của giảng viên thì kỹ năng, kỹ xảo sư phạm, khả năng nắm bắt tâm lý học viên và tư duy sư phạm yếu hơn so với kiến thức nghề nghiệp, trong khi đó chính là những năng lực sư phạm chủ yếu giúp giảng viên tiến hành hoạt động dạy học và giáo dục đạt hiệu quả. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng cho giảng viên kỹ năng, kỹ xảo, tư duy sư phạm và khả năng nắm bắt tâm lý học viên hiện nay là cần thiết.

Tài nghệ sư phạm được biểu hiện cụ thể thông qua tay nghề sư phạm của giảng viên và việc giảng viên tiến hành các hoạt động dạy học và giáo dục. Chất lượng giáo dục - đào tạo của các trường ĐHQS, phụ thuộc nhiều vào tạy nghề sư phạm của giảng viên; tuy nhiên trong thực tiễn dạy học đây là một vấn đề còn yếu của giảng viên ĐHQS. Vì vậy, việc phát triển tay nghề sư phạm cho giảng viên, trong đó có KTDH là cần thiết.

* Về phong cách, hành vi sư phạm

Từ kết quả điều tra về phong cách, hành vi sư phạm của giảng viên ở ĐHQS, kết hợp với trực tiếp quan sát các giờ lên lớp của giảng viên và trao đổi với giảng viên và học viên, cho thấy:

76

Đánh giá về tính thẩm mĩ sư phạm: có 75,84% giảng viên và 88,76%

học viên cho rằng tính thẩm mỹ sư phạm của giảng viên tốt; 22,22% giảng viên và 11,24% học viên đánh giá tính thẩm mỹ sư phạm của giảng viên ở mức khá; không có học viên nào đánh giá tính thẩm mỹ sư phạm của giảng viên ở mức trung bình, hoặc yếu, chỉ có 1,93% giảng viên cho rằng tính thẩm mỹ sư phạm của giảng viên ở mức khá, không có giảng viên nào đánh giá tính thẩm mỹ sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay ở mức yếu. Đối với tính mô phạm và tính đòi hỏi sư phạm cao của giảng viên ĐHQS hiện nay cũng cho kết quả điều tra tương tự (phụ lục 9).

Kết quả điều tra cho thấy phong cách, hành vi sư phạm của giảng viên ĐHQS hiện nay được đánh giá cao hơn so với xu hướng sư phạm và tài nghệ sư phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giảng viên đánh giá phong cách, hành vi sư phạm của giảng viên ở mức độ trung bình. Kết hợp kết quả điều tra với quan sát hoạt động của giảng viên và trao đổi, trò chuyện với giảng viên, học viên trong các trường ĐHQS, chúng tôi nhận thấy:

tuyệt đại đa số giảng viên trong các trường ĐHQS đều có phong cách, hành vi sư phạm mẫu mực; nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít giảng viên chưa thực sự gương mẫu về phong cách, hành vi sư phạm. Số giảng viên chưa gương mẫu thường rơi vào giảng viên trẻ mới ra trường, hoặc giảng viên không phát triển được, chậm quân hàm,... Trao đổi với cán bộ các khoa giáo viên trong trường cho rằng: thường những giảng viên yếu về chuyên môn, tay nghề sư phạm cũng là những giảng viên thường không gương mẫu về phong cách và hành vi sư phạm.

2.2.2. Thực trạng kỹ thuật dạy học của giảng viên Đại học quân sự Từ việc nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên ở ĐHQS, cho thấy, điểm yếu nhất của giảng viên hiện nay chính là tài nghệ sư phạm, khả năng tiến hành hoạt động dạy học, giáo dục một cách có hiệu quả. Thời

77

gian qua, trước yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, các trường ĐHQS đã thường xuyên tiến hành bồi dưỡng nâng cao tay nghề sư phạm cho giảng viên, trong đó có KTDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Tuy nhiên, KTDH vẫn còn nhiều vấn đề chưa thật tường minh không chỉ đối với các trường ĐHQS mà ngay cả các trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; vì vậy, việc đành giá chính xác thực trạng KTDH của giảng viên ĐHQS là vô cùng khó khăn. Do vậy, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá KTDH của giảng viên ĐHQS trên một số nội dung cơ bản sau:

* Thực trạng nhận thức về KTDH

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức của giảng viên và học viên về KTDH

TT NỘI DUNG

TỔNG HỢP % CÁC PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI

Giảng viên Học viên

Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 1 Nhận thức về

khái niệm KTDH 27,05 31,88 41,06 0 0 25,69 50,69 23,62 2

Nhận thức về vị trí, vai trò của KTDH đối với hoạt động dạy học

27,05 31,88 41,06 0 0 25,69 50,69 23,62

3

Nhận thức về hệ thống KTDH của

giảng viên 19,32 39,61 22,22 18,84 0 3,44 28,21 68,35 Từ kết quả điều tra được tổng hợp (bảng 2.1), chúng ta thấy, đối với nhận thức về khái niệm KTDH: có 27,05% giảng viên nhận thức tốt, không có học viên nào nhận thức tốt về khái niệm KTDH; 31,88% giảng viên và 50,69% học viên nhận thức khá về KTDH; nhận thức ở mức độ trung bình về khái niệm KTDH có 41,06% giảng viên và 50,69% học viên; không có giảng viên nhận thức yếu về KTDH, ở mức này có 23,62% học viên. Đối với nhận thức về vị trí, vai trò của KTDH đối với hoạt động dạy học cũng cho kết quả tương tự. Nhận thức về hệ thống KTDH của giảng viên cho kết quả thấp hơn,

78

cụ thể: có 19,32% giảng viên cho rằng mình nhận thức tốt về hệ thống KTDH của giảng viên, không có học viên nào đánh giá mình nhận thức tốt hệ thống KTDH của giảng viên; nhận thức khá về hệ thống KTDH của giảng viên có 39,61% giảng viên và 3,44% học viên; có 22,22% giảng viên và 28,21% học viên nhận thức ở mức trung bình về vấn đề này; đặc biệt có 18,84% giảng viên và 68,35% học viên nhận thức ở mức yếu về KTDH của giảng viên.

Kết quả điều tra cho thấy, nhận thức của giảng viên và học viên về KTDH hiện nay còn hạn chế. Qua trao đổi với giảng viên và học viên ở các trường ĐHQS, chúng tôi được biết KTDH là vấn đề tương đối mới mẻ dẫn đến nhận thức của giảng viên và học viên còn hạn chế. Nhận thức về KTDH tương đối tốt chủ yếu là giảng viên chuyên ngành giáo dục học và tâm lý học.

Đặc biệt, một số giảng viên và học viên còn chưa có hiểu biết về KTDH, tập trung chủ yếu vào học viên và một số giảng viên chưa được nghiên cứ về lý luận dạy học, hoặc mới làm giảng viên. Những kiến thức cơ bản về KTDH, như:

KTDH là gì, KTDH có vai trò như thế nào với hoạt động dạy học, với kết quả dạy học, KTDH của giảng viên bao gồm những kỹ thuật gì,... phần lớn giảng viên và học viên nhận thức còn hạn chế, còn có hiện tượng nhầm lẫn giữa KTDH của giảng viên với phương tiện kỹ thuật dạy học. Ngay nhận thức về KTDH là gì cũng còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, chưa thống nhất.

Nhận thức đúng thì hành động đúng, nhận thức tốt về KTDH sẽ là cơ sở vô cùng quan trọng giúp cho giảng viên hoàn thiện KTDH. Giảng viên nhận thức tốt về KTDH sẽ giúp cho giảng viên xác định đúng đắn mục đích, có phương hướng, động cơ, có quyết tâm để hoàn thiện KTDH của mình. Học viên và các lực lượng sư phạm khác trong các trường ĐHQS nhận thức tốt về KTDH sẽ tạo ra môi trường, điều kiện thúc đẩy giảng viên hoàn thiện KTDH.

Tuy nhiên, thức tế nhận thức của giảng viên, học viên về KTDH còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn thiện KTDH cho giảng viên, do đó các trường ĐHQS cần có biện pháp khắc phục có hiệu quả vấn đề này.

79

* Thực trạng KTDH của giảng viên ĐHQS

Đánh giá chính xác thực trạng KTDH của giảng viên ĐHQS hiện nay là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp và có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, cũng như điều kiện nghiên cứu cho phép, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng 5 nhóm KTDH cơ bản của giảng viên dựa trên các hoạt động cơ bản của giảng viên khi tiến hành hình thức bài giảng: Nhóm kỹ thuật chuẩn bị bài giảng, nhóm kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ, nhóm kỹ thuật sử dụng phương tiện dạy học, nhóm kỹ thuật vận dụng các phương pháp dạy học và nhóm kỹ thuật kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Cụ thể:

- Đối với nhóm kỹ thuật chuẩn bị bài giảng, kết quả điều tra, cho thấy:

kỹ thuật nắm bắt trình độ học viên có 27,05% giảng viên và 43,34% học viên cho rằng kỹ thuật của giảng viên ở mức độ thành thạo; 45,41% giảng viên và 27,52% học viên đánh giá ở mức độ khá; cho rằng kỹ thuật nắm bắt trình độ học viên của giảng viên hiện nay chưa thành thạo có 26,52% giảng viên và 25,23% học viên; chỉ có 0,97% giảng viên và 3,90% học viên cho rằng giảng viên chưa biết về KTDH này. Đối với kỹ thuật xác định mục tiêu dạy học và kỹ thuật soạn giáo án của giảng viên ĐHQS hiện nay cũng cho kết quả tương tự (phụ lục 10).

Kết quả điều tra trên cho thấy, kỹ thuật chuẩn bị bài giảng của giảng viên ĐHQS hiện nay chủ yếu ở mức độ tương đối thành thạo, đặc biệt có một số ít giảng viên chưa có hiểu biết đầy đủ về KTDH này. Để tiến hành hoạt động dạy học có hiệu quả, trước hết giảng viên cần làm tốt công tác chuẩn bị, muốn thế một trong những điều kiện quan trọng là giảng viên phải có các kỹ thuật chuẩn bị bài giảng. Tuy nhiên, thực tiễn trong các trường ĐHQS giảng viên còn có biểu hiện chưa chú trọng thực hiện tốt khâu chuẩn bị dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp so với yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Luận án hoàn thiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên đại học quân sự (Trang 71 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)