2. NHỮNG NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CON NGƯỜI
2.1. Có quan điểm và động cơ dùng ngời đúng đắn
- Dùng người phải vì hạnh phúc, vì sự phát triển của con người và mang đậm tính nhân văn. Khi dùng người không thể biến con người thành công cụ, thành phương tiện để đạt mục đích cho mình. Dùng người phải quan tâm đến con người, đến nhu cầu, lợi ích của con người. Khổng Tử đã nêu tấm gương vua Nghiêu khi cai trị dân xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, vì dân, thông cảm với dân: thấy một người dân đói, ta thấy như là ta đói; thấy một người dân rét, ta thấy như là ta rét; thấy một người dân bị áp bức, ta thấy như là ta bị áp bức.
Mạnh Tử khuyên những người làm quan: trước phải lo cho dân hằng sản, sau mới lo việc hằng tâm, cung là xuất phát từ tư tưởng vì con người, quan tâm đến con người khi sử dụng con người.
Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta rất quan tâm đến công tác cán bộ. Xuất phát từ quan điểm: con người vừa là mục tiêu vừa động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta luôn chú trọng chỉ đạo thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: phải thương yêu cán bộ, quý cán bộ, săn sóc cán bộ, song thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc mà phải tạo điều kiện thuận lợi giúp họ khắc phục những khó khăn trong gia đình, trong cuộc sống; giúp họ sửa chữa khuyết điểm, phát huy được tính tích cực, chí khí cung như năng lực của họ.
- Hiệu quả của việc dùng người phụ thuộc vào cách của người dùng. Phải dám dùng những người trung thực, thẳng thắn, có tài, tránh dùng những kẻ xu nịnh, bất tài. Từ nguyên tắc chung đó để xác định rõ trách nhiệm chính của các cấp ủy đảng, của người lãnh đạo các tổ chức trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay.
- Dùng người phải xuất phát từ lợi ích chung của tổ chức, của cộng đồng, của dân tộc.
Lịch sử dân tộc ta chứng minh rất rõ nguyên tắc này. Sở dĩ ông cha ta trước đây, cung như Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay huy động được sức người, sức của trong nhân dân, đánh thắng được các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài là do đã xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng dân tộc: vì độc lập và tự do hạnh phúc của hàng triệu con người Việt Nam, vì sự tồn vong, sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
- Dùng người muốn có hiệu quả, bản thân người lãnh đạo phải gương mẫu. Sự gương mẫu của người lãnh đạo liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, tới tình cảm và ý chí của cấp dưới. Trong Binh thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã nói về đạo làm tướng như sau: quân được hay thua là do người làm tướng. Song có phải bởi tướng làm nên cả đâu, chỉ là do cách dùng người của tướng mà thôi. Tướng súy coi quân sĩ như cỏ rác thì quân sĩ coi tướng súy như cừu địch, cần họ làm bộ hạ đã khó, còn mong gì họ gắng sức liều chết. Cự lời can ngăn thì anh hùng bỏ về nhà. Không theo chước hay thì mưu sĩ bỏ đi. Coi thiện ác ngang nhau thì hiền ngu lẫn lộn. Thưởng phạt rối loạn thì kỷ cương tan
tành. Bao biện thì người... đổ lỗi cho. Tự khen mình thì người dưới không chịu lập công. Nghe lời gièm thì quân lính gian tham. Tướng ham việc trong buồng thì quân lính dâm đãng. Thế mới biết vai trò, tấm gương của người đứng đầu quan trọng như thế nào.
- Dừng người muốn có hiệu quả phải theo phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
phát huy cái hay của người, hạn chế cải dở của người. Lúc sinh thời, người từng căn dặn: “Phải giúp cán bộ cho đúng – Phải luôn dùng lòng nhân ái mà giúp đỡ, lãnh đạo cán bộ. Giúp họ sửa chữa những sai lầm. Khen ngợi học khi họ làm được việc…”, “…
Khi họ sai lầm thì dùng cách “thuyết phục” giúp họ sủa chữa. Không phải một sai lầm to lớn, mà đã vội cho họ là “cơ hội chủ nghĩa”, đã “cảnh cáo”, đã “tạm khai trừ”. Những cách quá đáng như thế đều không đúng”, “Người ở đời, ai cung có chỗ tốt và chỗ xấu.
Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chỗ xấu cho họ”12. 2.2. Dùng ngời phải hiểu và tin ở con ngời
Nếu chưa hiểu người thì đừng nên dùng người. Hiểu người là công việc rất khó. Khổng Minh khi còn ở núi Ngọa Long viết thiên Tri nhân trong tập Tướng uyên như sau: “Tính tình con người thật khó hiểu; dung mạo thì bất nhât; hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông bề ngoài hiền lành, nhu thuận mà thực ra là vô đạo. Kẻ trông bề ngoài cúng kính mà trong long trí trá, vô lễ. Kẻ trông hùng dung nhưng lại nhút nhát. Kẻ bề ngoài có vẻ tận tõm, tận lực nhưng lại bất trung”. Chủ tịch Hồ Chớ Minh cung khẳng định: ô Biết người cố nhiờn là khú ằ13. Theo Khổng Minh, cú thể dựng bảy cỏch sau đõy để hiểu tõm lý con người:
- Đem điều phải, lẽ trái hỏi họ để biết chí hướng.
- Lấy lí luận dồn họ vào thế bí để biết khả năng biến thái.
- Lấy mưu trí họ để trông thấy kiến thức.
12 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 279
13 Sđd, tr277.
- Nói cho họ thấy khó khăn để xét đức, dung.
- Cho họ uống rượu để dò tình khí.
- Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng liêm chính.
- Hẹn công việc với họ để đo chữ tín.
Như vậy, để hiểu lòng người phải có thời gian, có cách thức và phương pháp khoa học. Điều này cho thấy vị trí không thể thiếu của khoa học tâm lý trong công tác lãnh đạo, quản lý cung như trong công tác tổ chức, cán bộ. Trường Đại học Havớt có một môn học mà ít trường có được là môn học quan sát con người (physiognomy). Đây là môn học bắt buộc nhằm trang bị cho người học những tri thức và kĩ năng quan sát hình dáng, sắc mặt, giọng nói, hành vi, cử chỉ…để hiểu được nội tâm người đó. Khi được hỏi yếu tố nào giúp học viên sau khi học tập ra trường làm việc thành công, hầu hết các học viên đều khẳng định bí quyết là môn học quan sát con người. Ngày nay, để hiểu người, hiểu cán bộ, chúng ta phải sử dụng các phương pháp của tâm lý học quản lý như: quan sát, khái quát các ý kiến nhạn xét độc lập, nghiên cứu tiểu sử, sản phẩm hoạt động, trò chuyện, sử dụng các trắc nghiệm (test), thử thách qua các tình huống v.v.
Ngoài những phương pháp trên cần sử dụng những kinh nghiệm của cổ nhân đúc kết để nhận biết con người.
2.3. Biết sử dụng hiền tài
Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn có truyền thống sử dụng, tân trọng người hiền tài. Dù hoàn cảnh lịch sử như thế nào chăng nua, lúc đang thịnh, các tập đoàn phong kiến nắm quyền thống trị đất nước đều có đặc điểm chung là lo cầu hiền tài, cầu kẻ trung thực, ghét bỏ kẻ xu nịnh. Mặc Tử trước đây đã nói: người nào bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác gì cái bóng: Để thì im, gọi thì thưa như thế khác gì tiếng vang?
Quan lại mà dùng những kẻ như bóng, như vang thì có lợi ích gì? Tư tưởng của Mặc Tử thật sâu sắc và tỉnh táo, vì: Người nào mà ngôn ngữ, hành vi đã theo mình như một cái
bóng, như tiếng vang thì một là người ngu xuẩn, hai là người xiểm nịnh. Người ngu xuẩn là người không làm được việc; còn kẻ xiểm nịnh là kẻ chỉ cốt chiều người khác để kiếm lợi. Hai hạng người này không những không trông cậy được mà còn có hại cho người dùng.
Tư tưởng trọng dụng người hiền tài của ông cha ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nâng lên một tầm cao mới. Sau Cách mạng Tháng Tám, Người viết:
“Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức.
E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhân.
Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính Phủ biết.
Báo cáo phải nêu rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó”14
Tìm người hiền tài đã khó, song hiểu người tài, dám dùng và biết dùng người tài sao cho có lơi cho dân, cho nước lại cầng khó hơn, vì thông thường người tài có những cá tính riêng đòi hỏi người sử dụng phải có tấm long khoan dung, độ lượng, dám nghe lời nói thẳng, phải tin tưởng và quyết đoán.
Sử dụng người có tài có hiệu quả là một công vphức tạp, khó khăn, song người xưa đã nói: được nhân tài thì được cả thiên hạ, mất nhân tài thì mất cả thiên hạ. Có người hiền tài mà không biết, biết mà không dùng, dùng mà không tín nhiệm là ba điều chẳng lành của quốc gia. Làm hại hiề tài họa đến ba đời, vùi lấp hiền tài thì mình bị hại,
14 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NxbCTQG,2000, tr. 451
đố kỵ với hiền tài thì danh tiếng không trọn vẹn, tiến cử hiền tài là để phúc đức cho con cháu.
Lưu Bang vốn xuất thân từ quần nâu áo vải song đã trở thành Hán Cao Tổ là vì đã biết trọng dụng 4 nhóm nhân tài:
Nhóm nhân tài quân sự: Hàn Tín, Bành Việt
Nhóm nhân tài mưu lược: Trương Lương, Trần Bình
Nhóm nhân tài quản lý hành chính: Tiêu Hà, Trương Thương Nhân tài ngoại giao: Lục Giả
Có thể nói rằng từ xưa đến nay, các dân tộc, các triều đại muốn hưng thịnh đều phải trọng dụng hiền tài và đều đi đến nhận định có tính phổ biến: sự lãng phí lớn nhất là lãng phí nhân tài; sự cạnh tranh căn bản nhất là cạnh tranh nhân tài. Năng lực chủ yếu của người lãnh đạo là phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Người lãnh đạo muốn hiểu người dùng người có hiệu quả thì bản thân cung phải là người hiền tài.