Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.2. Nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững nông, lâm nghiệp
1.2.2.1. Các nghiên cứu mang tính định hướng
Các nghiên cứu về PTBV và PTBV nông nghiệp mang tính định hướng lý luận có thể kể đến các tài liệu như: “Tương lai của chúng ta” của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới; '"Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam" (2004) của Ban khoa giáo Trung ƣơng, "Phát triển bền vững tài nguyên và môi trường" của tập thể tác giả thuộc Văn phòng phát triển bền vững (Bộ tài nguyên môi trường). Đặc biệt, khi nghiên cứu về phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam cần phải kể đến là “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam:
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2004, đã đưa ra định hướng khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường và định hướng PTBV các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp.
Nhìn chung, các ở các tài liệu mang tính định hướng lý luận PTBV nông nghiệp nói chung cần đảm bảo trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.[7],[14],[28]
Trong nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp bền vững: diễn giải, nội hàm và cách tiếp cận thực tiễn” của tác giả Đặng Văn Phan, Vũ Nhƣ Vân. Công trình nghiên cứu đã diễn giải khá sâu sắc về khái niệm phát triển bền vững nông nghiệp và cách tiếp cận thực tiễn hiện nay. Đồng thời các tác giả đã có những cách tiếp cận mới nhƣ tiếp cận nông nghiệp sinh thái, tiếp cận 3N (nông nghiệp, nông dân, nông thôn), tiếp cận theo chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu... [77]
1.2.2.2. Các nghiên cứu mang tính ứng dụng
Một số công trình nghiên cứu phát triển bền vững nông nghiệp mang tính ứng dụng có thể kể đến nhƣ: Nghiên cứu của Franck Jesus “Tính bền vững của sự phát triển nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam”[31], nghiên cứu của Lê Trọng Cúc [19], Hà Văn Hành [39], Hoàng Đức Triêm và nnk [101]... đã đánh giá sự phát triển bền vững nông nghiệp gắn với những lãnh thổ cụ thể.
Ngoài ra, để việc phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững, cần phải lựa chọn đƣợc các cây trồng có mức độ thích nghi cao, có giá trị kinh tế và có thể sản xuất mang tính hàng hóa; đồng thời, hạn chế xói mòn, rửa trôi, nâng cao độ phì cho đất, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái cho tỉnh. Do vậy, NCS cũng tham khảo về đặc điểm sinh thái của một số loại cây trồng phục vụ cho mục tiêu đánh giá thông qua các tài liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn [9], Nguyễn Ngọc Đệ [27], Trần Văn Điền [29]...
1.2.3. Nghiên cứu về lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên 1.2.3.1. Nghiên cứu các hợp phần của cảnh quan
Theo hướng này có nhiều công trình nghiên cứu về các hợp phần tự nhiên nhƣ: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật tỉnh Thái Nguyên đƣợc luận án tham khảo và vận dụng. Trong đó, tiêu biểu là các công trình sau:
a. Về địa chất, địa hình - địa mạo, khoáng sản: Các công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” của tác giả Vũ Tự Lập, hay “Phân tích cấu tạo hình thái và vấn đề phân vùng địa mạo miền Bắc Việt Nam” của tác giả Lê Đức An, "Địa mạo Việt Nam: Cấu trúc - Tài nguyên - Môi trường" của tác giả Lê Đức An, Uông Đình Khanh [1],[2],[89] đã có đề cập đến đặc điểm địa chất, địa mạo của tỉnh Thái nguyên. Ngoài ra, gần đây còn có công trình “Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến tai biến thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Trần Viết Khanh, Nguyễn Thị Mây đã nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ giữa địa hình và các tai biến địa chất và cảnh báo một số khu vực địa hình có tác động mạnh đến các tai biến địa chất của tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, theo hướng này phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Trần Viết Khanh, nghiên cứu về đặc điểm địa mạo khu đông bắc Tam Đảo (phần thuộc lãnh thổ Thái Nguyên) và ý nghĩa định hướng tìm kiếm khoáng sản có giá trị thực tiễn cao.[58]
b. Về khí hậu: trong các công trình của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc và Nguyễn Đức Ngữ nghiên cứu về khí hậu Việt Nam nói chung, công trình “Cảnh Header Page 32 of 148. 20
quan địa lý miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập và công trình nghiên cứu “Tài nguyên khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam” của tập thể tác giả Nguyễn Thị Hiền, Mai Trọng Thông và nnk cũng có đề cập tới khu vực Thái Nguyên.[95]
c. Về thổ nhưỡng: năm 2000, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên đã có dự án quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 1999 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; Chính Phủ (2006), “Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thái Nguyên”. [83],[86]
d. Về thuỷ văn: Có công trình nghiên cứu “Thành lập cơ sở dữ liệu thủy văn nước mặt tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Lập Dân, Nguyễn Thị Băng Thanh trong đề án EU, STD3 - CT94 – 0310 [14] đã đƣa ra đƣợc dữ liệu về đặc trƣng hình thái các lưu vực sông tỉnh Thái Nguyên, các đặc trưng lưu lượng nước, nhiệt độ, độ đục, thành thành phần, chất lượng nước sông tỉnh Thái Nguyên... Gần đây có công trình nghiên cứu “Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường nước tỉnh Thái Nguyên” của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên [23], Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng “Tiềm năng, hiện trạng và chiến lƣợc sử dụng tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên”.
e. Về sinh vật: Từ năm 1993, Viện điều tra quy hoạch rừng đã xây dựng đƣợc Danh lục thực vật Bắc Thái. Năm 1996 có báo cáo chuyên đề “Tài nguyên động vật khu bảo tồn thiên nhiên Phƣợng Hoàng và Thần Sa, Võ Nhai - Thái Nguyên” và báo cáo chuyên đề “Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng khu bảo tồn thiên nhiên Phƣợng Hoàng và Thần Sa, Võ Nhai - Thái Nguyên”, Năm 2001, Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên có dự án “Dự án đầu tƣ phát triển rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái vùng Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên”. Năm 2006 có công trình “Đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, đề xuất quy hoạch phát triển và quản lý hữu hiệu tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái nguyên”
của tác giả Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đánh giá đƣợc hiện trạng tài nguyên sinh vật cũng nhƣ hiện trạng phân bố một số loài có giá trị khoa học, kinh tế thương mại ở tỉnh Thái Nguyên; đồng thời, công trình cũng đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến tài nguyên sinh vật và dự báo mức độ thay đổi tài nguyên sinh vật tỉnh Thái Nguyên.[11]
f. Về nhân văn: Có công trình nghiên cứu của tác giả Dương Quỳnh Phương, đã nghiên cứu về cộng đồng các dân tộc ở Thái Nguyên với những nét bản sắc rất riêng, đồng thời, nghiên cứu những tác động tích cực cũng nhƣ những hạn chế của