Các tiểu vùng cảnh quan Thái Nguyên

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 113 - 118)

Chương 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.4. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.4.2. Các tiểu vùng cảnh quan Thái Nguyên

2.4.2.1. Vùng CQ núi và đồi cao phía bắc Thái Nguyên (A) Gồm 6 tiểu vùng CQ sau:

a. Tiểu vùng CQ núi trung bình Tam Đảo (A1)

Tiểu vùng này nằm ở phía tây nam của tỉnh, thuộc huyện Đại Từ, có độ cao trên 700m. Địa hình núi, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, tiếp nhận vật chất từ khí quyển và vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp phía dưới. Thảm thực vật rừng rậm thường xanh ít bị tác động, có độ che phủ cao. Quá trình ngoại sinh và tai biến liên quan là trọng lực nhanh (trƣợt lở, đổ vỡ) và sụt lở, xói ngầm (khu vực đá vôi), xói mòn, rửa trôi. Đây cũng là khu vực đầu nguồn của các phụ lưu sông Cầu, sông Công nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn.

b. Tiểu vùng CQ núi trung bình và núi thấp Định Hóa (A2)

Tiểu vùng CQ này là một dải hẹp nằm ở phía bắc và phía tây của tỉnh, thuộc huyện Định Hóa, có độ cao từ 200 - 700m. Địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, tiếp nhận vật chất từ khí quyển và vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp phía dưới. Lớp phủ thực vật tự nhiên hiện nay chỉ còn một số ít nơi giữ được tính chất nguyên sinh, còn đa số là rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc bị khai thác chỉ còn lại trảng cây bụi thứ sinh, cỏ. Quá trình ngoại sinh và tai biến liên quan là trọng lực nhanh (trƣợt lở, đổ vỡ), trọng lực chậm (đất trôi, đất chảy) và ở khu vực núi đá vôi là sụt lở, xói ngầm; ngoài ra là xói mòn, rửa trôi. Đây cũng là khu vực đầu nguồn của các phụ lưu sông Cầu, sông Công nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ.

c. Tiểu vùng CQ núi trung bình và núi thấp Võ Nhai (A3)

Tiểu vùng CQ này nằm ở phía bắc của tỉnh, phần lớn thuộc huyện Võ Nhai, một phần thuộc huyện Đồng Hỷ, có độ cao từ 200 - 700m. Đây là tiểu vùng CQ trên núi đá vôi có độ dốc lớn, bị chia cắt khá mạnh, tiếp nhận vật chất từ khí quyển và vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp phía dưới. Lớp phủ thực vật tự nhiên hiện nay chỉ còn một số ít nơi giữ đƣợc tính chất nguyên sinh (Thƣợng Nung, Võ Nhai), còn đa số là rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc bị khai thác chỉ còn lại trảng cây bụi thứ sinh, cỏ. Quá trình ngoại sinh và tai biến liên quan chủ yếu là sụt lở, xói ngầm;

ngoài ra còn là xói mòn, rửa trôi. Đây cũng là khu vực đầu nguồn của sông Nghinh Tường nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn.

d. Tiểu vùng CQ đồi cao Định Hóa, Phú Lương (A4)

Tiểu vùng CQ này nằm ở phía bắc và tây bắc của tỉnh, thuộc hai huyện là Định Hóa và Phú Lương, có độ cao từ 100 - 200m. Đây là khu vực chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng. Chức năng tự nhiên của tiểu vùng này bao gồm: vận chuyển vật chất và năng lƣợng xuống khu vực thấp hơn; phòng hộ tự nhiên, đặc biệt là các tai biến trƣợt lở đất, xói mòn, rửa trôi bề mặt.

e. Tiểu vùng CQ đồi cao Đồng Hỷ - Võ Nhai (A5)

Tiểu vùng CQ này nằm ở phía đông của tỉnh, thuộc hai huyện là Võ Nhai và Định Hóa, có độ cao từ 100 - 200m. Đây cũng là khu vực chuyển tiếp từ miền núi Võ Nhai xuống đồng bằng. Tương tự như tiểu vùng CQ đồi cao Định Hóa, Phú Lương, chức năng tự nhiên của tiểu vùng này bao gồm: vận chuyển vật chất và năng

93 Header Page 114 of 148.

lƣợng xuống khu vực thấp hơn; phòng hộ tự nhiên, đặc biệt là các tai biến trƣợt lở đất, xói mòn, rửa trôi bề mặt.

f. Tiểu vùng CQ đồi cao chân Tam Đảo (A6)

Tiểu vùng này nằm ở phía tây nam của tỉnh, thuộc huyện Đại Từ và TP. Thái Nguyên, có độ cao từ 100 - 200m. Đây là khu vực chuyển tiếp từ khu vực núi Tam Đảo xuống đồng bằng. Địa hình có bề mặt tương đối rộng và ít dốc hơn tiểu vùng CQ núi trung bình Tam Đảo. Chức năng tự nhiên của tiểu vùng này bao gồm: vận chuyển vật chất và năng lƣợng xuống khu vực thấp hơn; phòng hộ tự nhiên, đặc biệt là các tai biến trƣợt lở đất, xói mòn, rửa trôi bề mặt. Tuy nhiên, do trong tiểu vùng CQ này có hồ núi Cốc nên chức năng phòng hộ nguồn nước, bảo vệ môi trường cũng rất quan trọng.

2.4.2.2. Vùng CQ đồi thấp, đồng bằng trung tâm và phía nam Thái Nguyên (B) Gồm hai tiểu vùng CQ sau:

a. Tiểu vùng CQ đồi thấp thành phố Thái Nguyên (B1)

Tiểu vùng này nằm ở trung tâm của tỉnh, thuộc phần lớn TP.Thái Nguyên, một phần của huyện Đại Từ, Phú Lương và Đồng Hỷ, Phú Bình, có độ cao từ 30 - 100m. Có vai trò và chức năng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. Địa hình không quá dốc, quá trình tích tụ vật chất có xu hướng mạnh hơn quá trình bào mòn và rửa trôi, nên chức năng phòng hộ đóng vai trò thứ yếu.

b. Tiểu vùng CQ đồng bằng Phú Bình - Phổ Yên (B2)

Tiểu vùng này nằm ở phía nam của tỉnh, thuộc TX. Sông Công, Phú Bình, Phổ Yên, có độ cao dưới 30m. Trong tiểu vùng CQ này, hầu hết các tài nguyên đều chịu sự tác động của con người với các đặc tính khác nhau phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. Địa hình thấp trũng, bằng phẳng, là nơi tích tụ, vật chất từ trên xuống và được bồi đắp thường xuyên bởi phù sa sông, nên đất đai màu mỡ.

Cần nhận thấy rằng, mặc dù mỗi tiểu vùng CQ có chức năng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau, nhƣng giữa chúng lại có mối quan hệ rất mật thiết và tác động lẫn nhau. Do vậy, khi quy hoạch lãnh thổ không nên đặt các tiểu vùng CQ một cách riêng biệt với nhau mà cần phải đƣợc quản lý tổng hợp và đặt trong một hệ thống thống nhất trong mối liên hệ với chu trình vật chất - năng lƣợng.

Người thành lập: Lê Thị Nguyệt

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lập Dân PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân

Hình 2.18. Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Thái Nguyên Thu từ tỉ lệ 1/100.000

Header Page 116 of 148. 94a

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

1. Sự phân hóa đa dạng theo không gian của thiên nhiên Thái Nguyên thể hiện trên bản đồ CQ tỉ lệ 1/100.00 ở việc phân chia ra 85 loại CQ. Sự phân hóa mạnh nhất ở phụ lớp CQ đồi cao (26 loại CQ), phụ lớp núi thấp (21 loại CQ), phụ lớp CQ đồi thấp (20 loại CQ). Ở các phụ lớp còn lại sự phân hóa ít hơn: phụ lớp núi trung bình (5 loại CQ), phụ lớp đồng bằng thung lũng xen đồi (5 loại CQ), phụ lớp đồng bằng phù sa (8 loại CQ). Bức tranh phân hóa này đã phản ánh đúng bản chất của đặc điểm tự nhiên Thái Nguyên là khu vực đồi và núi thấp chiếm ƣu thế (vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi).

2. THTTN tỉnh Thái Nguyên có sự đa dạng trong chức năng. Ở mỗi lớp, phụ lớp hay loại cảnh quan khác nhau có những chức năng khác nhau, mỗi đơn vị cảnh quan có thể có nhiều chức năng và mỗi chức năng có ở nhiều đơn vị cảnh quan. Đối với cảnh quan tỉnh Thái Nguyên cũng có hai chức năng chính là chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội.

3. Tính nhịp điệu mùa của cảnh quan Thái Nguyên thể hiện rõ ở tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. Với một tỉnh trung du và miền núi chịu sự chi phối của quy luật đai cao, sự tác động của gió mùa đến chế độ nhiệt, ẩm rõ rệt.

Mối quan hệ nhiệt, ẩm ở Thái Nguyên đƣợc thể hiện qua chỉ số khô hạn theo công thức của Gaussen. Cần nhận thấy rằng, các động lực TN thúc đẩy sự phát triển THTTN theo quy luật của TN. Tuy nhiên, tốc độ biến đổi và phát triển của chúng không quá nhanh nếu không có tác động của con người (theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực).

4. Việc phân loại THTTN (CQ) nhằm phân chia các đơn vị CQ ra các cấp thấp hơn để thấy đƣợc bức tranh phân hóa của tự nhiên một cách có quy luật là rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý tổng hợp. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, nếu mục tiêu cuối cùng của đánh giá CQ là nhằm định hướng không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp thì cần thiết phải tiến hành phân vùng CQ; tức là nhóm gộp lại các CQ có vị trí liền kề về lãnh thổ và có sự tương đồng về các thành phần, tạo thành các CQ có chức năng tổng quát hơn nhằm đưa ra được định hướng quy hoạch lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng các chức năng tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng CQ, tránh đƣợc sự khai thác lãnh thổ một cách manh mún.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)