Cách tiếp cận và quan điểm định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững nông, lâm nghiệp miền núi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 151 - 155)

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.1. Cách tiếp cận và quan điểm định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững nông, lâm nghiệp miền núi

4.1.1.1. Tiếp cận sinh thái CQ trong sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển ngành nông, lâm nghiệp bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi, quỹ đất đai còn lớn, diện tích mặt nước khá lớn, nguồn nhân lực dồi dào, kinh nghiệm sản xuất phong phú... Trên cơ sở phân tích đặc điểm cấu trúc CQ, xác định đƣợc lợi thế so sánh của các loại CQ, cần tiến hành nghiên cứu xác định không gian ƣu tiên thích ứng với yêu cầu sinh thái của mỗi loại hình phát triển. Mỗi loại CQ phát triển nông, lâm nghiệp chỉ đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao khi đƣợc canh tác trong điều kiện sinh thái thích hợp. Bởi vậy khi kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất trước tiên cần lựa chọn điều kiện sinh thái CQ thích hợp với từng đối tƣợng sử dụng đất.

4.1.1.2. Tiếp cận địa chính trị - địa chiến lược

Tỉnh Thái Nguyên được coi là địa bàn chiến lược của đất nước. Đây chính là một phần căn cứ địa Việt Bắc với vị trí phòng thủ đặc biệt quan trọng trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Hiện nay, Bộ tƣ lệnh Quân khu I đƣợc đặt ở Thái Nguyên với nhiệm vụ điều hành 6 tỉnh phía Bắc, đảm bảo cho tuyến phòng thủ phía bắc của thủ đô Hà Nội. Do vậy, việc phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ mới luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm.

Việc phát triển KT - XH nói chung và nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói riêng có đạt đƣợc tiêu chí PTBV hay không, phụ thuộc rất lớn vào chiến lƣợc phát triển các vùng lãnh thổ trong nước, chiến lược phát triển nông nghiệp chung của cả nước; đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, định hướng quy hoạch phát triển lãnh thổ, cũng nhƣ chính sách phát triển nông nghiệp của các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.

4.1.1.3. Tiếp cận dự báo có liên quan đến phát triển ngành nông nghiệp a. Dự báo về BĐKH toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

BĐKH đã trở thành một vấn đề thời sự mang tính toàn cầu đang ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của con người và thiên nhiên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Tỉnh Thái Nguyên mặc dù là một khu vực trung du và miền núi không chịu ảnh hưởng mạnh của tình trạng nước biển dâng. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng nhƣ hạn hán, lũ lụt... đã, đang và sẽ tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến ngành nông nghiệp của Thái Nguyên thể hiện ở việc ngày càng gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, bão; các dịch bệnh trong sản xuất nhƣ dịch vàng lùn, xoắn lá, rầy nâu...; dịch H1N1, H5N1 trong chăn nuôi;

cháy rừng vào mùa khô ở một số huyện... gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của sản phẩm nông, lâm nghiệp.

b. Dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp - Thị trường trong nước

+ Thị trường lương thực, rau quả, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, lâm sản Với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, theo dự báo đến năm 2020 dân số Việt Nam sẽ vượt trên 100 triệu người. Dân số tăng lên đồng nghĩa với việc tiêu thụ lương thực, rau quả, sản phẩm chăn nuôi...cũng tăng theo. Do vậy, thị trường các mặt hàng nông sản này của Thái Nguyên cũng sẽ đƣợc mở rộng. Mặt khác, dự báo dân số của Thái Nguyên đến năm 2020 khoảng 1.280,8 nghìn người, năm 2030 khoảng 1.400 nghìn người [54], ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều trường cao đẳng, đại học với số lượng sinh viên rất lớn. Đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp.

+ Thị trường chè: đây là mặt hàng ưu thế và chủ lực của Thái Nguyên trong thời gian qua và cả trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường chè của Thái Nguyên sẽ gặp khó khăn do phải cạnh tranh với rất nhiều địa phương có cùng lợi thế sản xuất.

Điều này đòi hỏi Thái Nguyên cần phải đa dạng hóa các sản phẩm chè, sản xuất loại chè cao cấp, đặc sản, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Thị trường ngoài nước

Quá trình hội nhập của đất nước như việc nước ta là thành viên của ASEAN, thành viên của AFTA, đặc biệt là việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội lớn cho cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng trong việc mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu và hợp tác, đầu tƣ. Mặt khác, quá trình hội nhập này cũng mang đến thách thức đối với Thái Nguyên là phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các quốc gia trên thế giới và với chính các vùng, các tỉnh trong nước có cùng lợi thế so sánh.

Thị trường chè trên thế giới rất tiềm năng. Thái Nguyên đã được bảo hộ thương hiệu “chè Thái Nguyên” (quyết định số 1334/QĐ-SSHT ngày 26/12/2006 của Cục sử hữu trí tuệ, Bộ Khoa học & Công nghệ) nên khi thương hiệu này được

123 Header Page 152 of 148.

quảng bá trên thế giới một cách chuyên nghiệp thì đây sẽ là thương hiệu uy tín được người dân các quốc gia tin dùng. Một số thị trường chè truyền thống và tiềm năng của Thái Nguyên như: EU, Mỹ, các nước Đông Âu, Nhật Bản, Pa-ki-xtan...

[18],[81],[83]

4.1.1.4. Tiếp cận theo phương diện các chủ thể sản xuất

Đối với tỉnh Thái Nguyên, mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có khả năng phát triển là mô hình kinh tế nông hộ, trang trại. Thực tế ở Thái Nguyên hiện nay, đa số nông hộ sản xuất vẫn còn mang tính tiểu nông, nhỏ bé, sản xuất tự cấp tự túc.

Trong số các hộ nông dân, chỉ khoảng 10% có vốn kinh nghiệm và kiến thức sản xuất có quy mô sản xuất tương đối thực sự có khả năng tích luỹ tái sản xuất theo hướng mở mang kinh tế trang trại hoặc sẽ phát triển doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.

Đa số các hộ tiểu nông có quy mô đất đai 0,5 - 1 ha/hộ, sản xuất hàng hoá nhỏ đang nằm trong phạm vi tái sản xuất giản đơn.

Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ của Thái Nguyên cần chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô lớn, và theo kịp bược phát triển của khoa học công nghệ. Trước sức cạnh tranh nông nghiệp ngày càng gay gắt, tất yếu phải có sự tích tụ đất đai, lao động kĩ thuật và vốn, hình thành các trang trại sản xuất để phát huy lợi thế của tỉnh. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có 702 trang trại, trong đó có 9 trang trại trồng cây hàng năm, 14 trang trại trồng cây lâu năm, 434 trang trại chăn nuôi, 69 trang trại lâm nghiệp, 10 trang trại nuôi trồng thủy sản và 175 trang trại kinh doanh tổng hợp. Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại quy mô lớn nhằm áp dụng tiến bộ kĩ thuật, hạ giá thành sản xuất và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh trên thương trường.

Ở Thái Nguyên cũng cần phát triển mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã nông nghiệp). Trong nền kinh tế hàng hóa hướng ra xuất khẩu, thì việc sản xuất hàng hóa nông sản của Thái Nguyên trong tình trạng đơn phương độc mã như hiện nay gây khó khăn lớn cho các hộ tiểu nông trong việc cạnh tranh trong sản xuất, thương thuyết trong mua bán, hay tranh thủ được về chính sách. Do vậy, người nông dân cần có tổ chức thực sự của mình, đáp ứng yêu cầu đa dạng về hợp tác sản xuất của từng nhóm nhỏ các hộ nông dân; được tổ chức tốt từ trên xuống dưới do họ bầu ra, và thực sự quản lý, giúp cho họ vốn, thị trường và công nghệ, làm thay những việc họ cần mà các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cơ quan khuyến nông không đáp ứng đƣợc. Hiện nay, ở Thái Nguyên có 118 HTX nông nghiệp, trong đó có 80 HTX dịch vụ và sản xuất nông nghiệp; 7 HTX sản xuất, tiêu thụ chè; 1 HTX nuôi trồng thủy sản; còn lại là các HTX với các mục đích khác.

Ở Thái Nguyên cũng cần phát triển mô hình kinh tế liên kết, đó là "liên kết 4 nhà" gồm có nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và nhà kinh doanh. Sự liên kết 4 nhà một cách chặt chẽ trong lĩnh vực nông,lâm nghiệp chính là đã giải quyết một cách đồng bộ từ quy hoạch lãnh thổ, thể chế, chính sách đến việc xây dựng các luận cứ khoa học cho sản xuất, đến hoạt động trực tiếp sản xuất và kinh doanh, mang lại hiệu quả tối ƣu trong khai thác lãnh thổ. Trong điều kiện chính sách nông nghiệp linh hoạt, vấn đề tập huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật ngày càng đƣợc quan tâm, vấn đề cần đƣợc đặc biệt quan tâm là sự liên kết giữa nhà nông và nhà kinh doanh thông qua các hợp đồng liên kết nhằm đảm bảo cho dịch vụ đầu ra, dịch vụ đầu vào đƣợc thông suốt - đây vốn là rào cản khó khăn rất lớn của những hộ nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn phát triển mô hình lâm trường do nhà nước quản lý, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, trồng mới và bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng tái sinh; trồng và khai thác rừng, các loại cây lâu năm, tre, nứa...

4.1.1.5. Tiếp cận cộng đồng

Đó là sự tham gia hoạt động nông, lâm nghiệp trong cộng đồng (người bên trong cộng đồng) với sự hỗ trợ của người bên ngoài cộng đồng, mà như Fao định nghĩa, đó là "sự tham gia của nhân dân", qua đó người nghèo nông thôn có khả năng hoạt động từ tổ chức của chính họ, có khả năng nhận biết các nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế, thực hiện và đánh giá các phương án của địa phương.

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc trong tỉnh đều có tập quán canh tác và cách ứng xử riêng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Người Kinh có kinh nghiệm trong canh tác lúa nước, trồng chè chuyên canh; người Tày, Nùng có kinh nghiệm canh tác nương rẫy, trồng chè, ruộng nước và trồng rừng; người Mông, Dao có kinh nghiệm khai thác, trồng và bảo vệ rừng, canh tác nương rẫy. Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của mỗi dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên cần được lưu giữ và phát huy thông qua việc tạo cơ hội cho họ được đƣợc quyền phản ánh ý kiến và đề xuất yêu cầu đối với các nhà quản lý, nhà kinh tế và nhà khoa học.

Tiếp cận cộng đồng còn đặc biệt quan trọng đối với vấn đề phát triển lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, bởi vì không ai hiểu rõ rừng hơn là những người dân đã từng sống và gắn bó với nó sâu sắc như đồng bào các dân tộc. Do vậy, việc người dân đƣợc quyền tiếp cận đất rừng cộng đồng, kết hợp với kiến thức bản địa, vốn đầu tƣ và đƣợc áp dụng tiến bộ kĩ thuật sẽ cho năng suất nông, lâm nghiệp cao, cải thiện Header Page 154 of 148. 125

sinh kế, giúp người dân miền núi thoát nghèo, làm giàu và đảm bảo chất lượng và diện tích rừng cho tỉnh.[7],[67],[114]

4.1.1.6. Quan điểm phát triển bền vững nông, lâm nghiệp ở vùng núi

Vấn đề quy hoạch lãnh thổ cho mục đích phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần phù hợp với những nội dung chính mà trong Chương trình nghị sự 21 của Việt nam đã xác định:

a. Bền vững về kinh tế: Thể hiện ở việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần đầu tƣ theo chiều sâu, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao phù hợp với điều kiện đất dốc của một tỉnh trung du và miền núi; tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông, lâm nghiệp ổn định; đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển nông, lâm nghiệp.

b. Bền vững về xã hội: Thể hiện ở việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; giữ gìn bản sắc văn hóa nông nghiệp và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho ngành.

c. Bền vững về môi trường: Thể hiện ở việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên sạch, thân thiện môi trường, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật; nâng cao dịch vụ vệ sinh và môi trường trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng cường sản phẩm bản địa, duy trì tính đa dạng sinh học và nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái.

4.1.1.7. Quan điểm kinh tế sinh thái

Để ngành nông, lâm nghiệp của một tỉnh có CQ đồi núi chiếm ƣu thế nhƣ Thái Nguyên hướng tới PTBV thì vấn đề phát triển mô hình kinh tế sinh thái nông - lâm kết hợp là rất quan trọng. “Nông - lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt đƣợc sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương” (PCARRD, 1979). Nông - lâm kết hợp là phương thức sử dụng đất dốc có hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội. Ngày nay, nó đƣợc xem nhƣ một cách tiếp cận bền vững về sử dụng đất, vì đã có sự phối hợp khai thác tài nguyên trong sản xuất nông, lâm nghiệp. [25],[44],[68],[116]

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)