Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 124 - 127)

Chương 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

3.2.1. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ

Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ nhằm điều tiết dòng chảy bảo vệ nguồn nước, chống hiện tượng trượt lở đất, sụt lở, xói mòn đất và Header Page 124 of 148. 102

bảo vệ môi trường sinh thái. Trong phạm vi luận án, đề cập đến vai trò phòng hộ của rừng đầu nguồn và rừng phòng môi trường. Đây là 2 loại rừng phòng hộ cần thiết đã và đang đƣợc quy hoạch trên lãnh thổ nghiên cứu.

3.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá

a. Vị trí phòng hộ: Là một trong những chỉ tiêu xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ. Đối với các CQ đầu nguồn sông suối, gần bồn tụ thủy hoặc sông suối, hồ thì nhu cầu mức độ phòng hộ càng cao.

b. Địa hình: Với các chỉ tiêu về độ dốc địa hình, các dạng địa hình (núi trung bình, núi đá vôi, núi thấp, đồi, đồng bằng). Đây là những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến quá trình sụt lở, xói mòn, rửa trôi đất đai. Đối với những vùng độ dốc lớn, địa hình núi đá vôi thì cần thiết phải phát triển rừng phòng hộ.

c. Thổ nhƣỡng: Với các chỉ tiêu về loại đất, tầng dày đất. Đây là các yếu tố liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng và khả năng trượt lở, xói mòn đất đai.

d. Khí hậu: Các chỉ tiêu nhƣ nhiệt độ trung bình, lƣợng mƣa trung bình năm, độ dài mùa khô, có tác động rất lớn đến quá trình trƣợt lở, xói mòn đất và dòng chảy; đồng thời là điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, nhu cầu của các đơn vị CQ và yêu cầu sinh thái của loại hình rừng phòng hộ đầu nguồn để phân bậc các chỉ tiêu và cho điểm từng bậc, cụ thể có 4 mức độ gồm: Rất thích nghi (P3): 3 điểm; Thích nghi (P2): 2 điểm; Ít thích nghi (P1): 1 điểm và Không đánh giá (N): 0 điểm. Trọng số của các yếu tố đánh giá đƣợc xác định nhƣ sau: Vị trí phòng hộ là yếu tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến mục đích, khả năng phòng hộ của CQ; độ dốc của địa hình có tác động mạnh đến quá trình xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất nên có trọng số 3; tiêu chí dạng địa hình là tiêu chí đặc trƣng đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ có trọng số là 2; còn lại các tiêu chí về thổ nhƣỡng và khí hậu là các tiêu chí chung cho phát triển rừng có trọng số 1. Do một số loại cảnh quan thuộc tiểu vùng cảnh quan đồng bằng và đồi thấp với độ dốc <150, hiện trạng thảm thực vật là lúa và cây hàng năm đƣợc ƣu tiên cho chức năng sản xuất nên không đƣợc đƣa vào đánh giá. Ngoài ra, một số loại cảnh quan thuộc tiểu vùng CQ núi thấp, đồi cao nhƣng với chức năng đặc trƣng bởi quá trình tích tụ vật chất nên cũng không đƣợc đƣa vào đánh giá.

Tổng số loại CQ không đƣa vào đánh giá là 40 loại CQ.

Bảng 3.2. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng phòng hộ ở tỉnh Thái Nguyên

Stt Chỉ tiêu

Trọng

số Phân hạng và cho điểm

Rất thích nghi (P3) (3 điểm)

Thích nghi (P2) (2 điểm)

Ít thích nghi (P1) (1 điểm) 1 Vị trí phòng hộ

3 Đầu nguồn, xung quanh hồ núi Cốc

Vùng gần sông suối, bồn tụ thủy

Xa nguồn sông suối

2 Độ dốc (0) 3 >25 20 - 25 15 - 20

3 Dạng địa hình

2 Núi trung bình, núi

đá vôi Núi thấp, đồi cao Đồi thấp

4 Loại đất 1 Ha, Fa,Fq,Fs Fk, Fv, Fp, O, Fl -

5 Nhiệt độ TB

năm (0C) 1 >22 <22 -

6 Lƣợng mƣa TB

năm (mm) 1 >2000 1500 - 2000 <1500

- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu và trọng số đƣợc lựa chọn, NCS tiến hành cho điểm từng loại cảnh quan đối với từng mục đích đánh giá, lập bảng đánh giá riêng sử dụng bài toán tính tổng điểm có trọng số cho từng đơn vị cảnh quan (Phụ lục 2).

- Khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận lợi trong thang điểm phân hạng thích nghi với rừng phòng hộ là: D1= (36-16)/3≈ 5,7

Phân bố điểm mức độ thích nghi của loại hình rừng phòng hộ:

+ Ít thích nghi (P1): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 16 đến 21 + Thích nghi (P2): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 22 đến 28 + Rất thích nghi (P3): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 28 đến 33 3.2.1.2. Kết quả đánh giá

Luận án đã tiến hành đánh giá 45 loại cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ ở Thái Nguyên, kết quả nhƣ bảng 3.3:

Bảng 3.3. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng phòng hộ ở tỉnh Thái Nguyên

Rất thích nghi (P3)

Thích nghi (P2)

Ít thích

nghi (P1) Không đánh giá (N) Khoảng

điểm 28 - 33 22 - 28 16 - 21 -

Loại cảnh quan

1,2,3,4,5, 34

6,7,8,9,10,11,12,13,14,1 5,16,17,18,19,20,21,22, 28,29,30,32,33,35,36,37 39,40,41,42,47,56

23,44,45, 53,54,57, 60,61

24,25,26,27,31,38,43,46, 48,49,50,51,52,55,58,59, 62,63,64, 65,66,67,68,69, 70, 71,72,73,74,75,76,77, 78,79,80,81,82,83,84,85 Header Page 126 of 148. 104

a. Mức độ rất thích nghi: Gồm có 6 loại CQ, có diện tích 13.958,9 ha, chiếm 3,95 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực núi trung bình (CQ số 1,2,3,4,5), khu vực đồi cao (CQ 34). Đây đều là những loại cảnh quan có vị trí phòng hộ xung yếu, thường phân bố trên các đỉnh phân thủy, độ dốc lớn.

b. Mức độ thích nghi: Gồm có 31 loại CQ, có diện tích 170.320,5 ha, chiếm 48,2% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực núi thấp (CQ số 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22) và đồi cao (28,29,30,32,33,35,36,37 39,40,41,42,47), khu vực đồi thấp chỉ có 1 loại CQ thích nghi cho phát triển rừng phòng hộ là CQ số 56. Đây là những khu vực gần với sông suối, bồn tụ thủy, địa hình có độ dốc tương đối lớn, quá trình ngoại lực và tai biến liên quan là sụt lở, đất trƣợt, xói mòn, rửa trôi.

c. Mức độ ít thích nghi: Gồm có 8 loại CQ, có diện tích là 45.961,6 ha, chiếm 13,0% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở những khu vực núi thấp, đồi cao, đồi thấp nhƣng xa nguồn sông suối, có lớp phủ thực vật có mức độ che phủ không cao nhƣ trảng cây bụi thứ sinh, cỏ, thảm thực vật nông nghiệp.

Nhƣ vậy, qua kết quả đánh giá có 37 loại CQ tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích là 184.279,4 ha, chiếm 52,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh cần đƣợc đƣa vào mục đích phát triển rừng phòng hộ. Kết quả đánh giá này đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm và có định hướng quy hoạch phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái cho một tỉnh trung du và miền núi. Còn lại 8 loại CQ đƣợc đánh giá ở mức độ ít thích nghi nên bố trí quy hoạch phát triển vào mục đích khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)