Sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 41 - 44)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN

1.3.4. Sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững nông, lâm nghiệp

TNTN là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lƣợng sản xuất chúng đƣợc sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. Sự khai thác quá mức và sử dụng lãng phí của con người là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng các nguồn tài nguyên vốn có vì tài nguyên không phải là vô hạn, kể cả các dạng tài nguyên có khả năng tái tạo. Do vậy, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên là nhu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia trước sự suy giảm nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường hiện nay.

Sản xuất nông, lâm nghiệp gắn chặt với các nguồn tài nguyên nhƣ: tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật,… Trong đó quan trọng nhất là tài nguyên đất vì đất trồng là tƣ liệu sản xuất chính, không thể thiếu của ngành nông, lâm nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến phát triển nông, lâm nghiệp do tính hệ thống của tự nhiên.

Do vậy, sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển nông, lâm nghiệp chính là sử dụng hợp lí các tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, trong đó đặc biệt là chú trọng sử dụng hợp lí tài nguyên đất sao cho phù hợp với chức năng, khả năng của tự nhiên (ở đây là các đơn vị CQ); vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu, nhƣng đồng thời đảm bảo đƣợc sức tái tạo, phục hồi của tự nhiên. Giảm thiểu đến mức tối đa các nguồn phát thải có nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường và có biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm. Sử dụng hợp lý nguồn TNTN là điều kiện cho sự phát triển bền vững nông, lâm nghiệp.

1.3.4.1. Nội dung phát triển bền vững nông, lâm nghiệp

PTBV là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường.

Theo tổ chức Sinh thái và Môi trường thế giới (WORD), nông, lâm nghiệp bền vững là nền nông, lâm nghiệp thoả mãn đƣợc các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng đó đối với các thế hệ mai sau.

Điều đó có nghĩa là sự phát triển ngành nông, lâm nghiệp chỉ bền vững khi khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đảm bảo đƣợc nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không được làm ảnh hưởng đến sự phát triển của những thế hệ tiếp theo. Trong sự phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, hệ thống nông, lâm nghiệp có khả năng duy trì hay tăng năng suất và sản lƣợng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

Nhƣ vậy, phát triển nông, lâm nghiệp thực sự là bền vững khi đảm bảo đƣợc yêu cầu cơ bản sau:

a. Bền vững về kinh tế: Thể hiện ở việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp cần đầu tƣ theo chiều sâu, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao phù hợp với điều kiện tự nhiên; tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông, lâm nghiệp ổn định; đƣa tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển nông, lâm nghiệp.

Header Page 42 of 148. 30

b. Bền vững về xã hội: Thể hiện ở việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp cần giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; giữ gìn bản sắc văn hóa nông nghiệp và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho ngành.

c. Bền vững về môi trường: Thể hiện ở việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp nghiệp sạch, thân thiện môi trường, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật; nâng cao dịch vụ vệ sinh và môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng cường sản phẩm bản địa, duy trì tính đa dạng sinh học và nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái.

1.2.4.2. Phương pháp tiếp cận cho phát triển bền vững nông, lâm nghiệp

Sự bền vững trong phát triển nông, lâm nghiệp đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận mới. Dưới đây là một số phương pháp tiếp cận PTBV nông, lâm nghiệp:

a. Phương pháp tiếp cận của các nước công nghiệp phát triển: phương pháp này nhấn mạnh, việc tăng năng suất nông, lâm nghiệp là điều quan trọng. Để đạt năng suất cao hơn, sản xuất nông, lâm nghiệp cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào nhƣ: thuốc bảo vệ thực vật, điện, phân bón hóa học...Kiểu tiếp cận này đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ khá lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Hậu quả là giá thành một đơn vị sản phẩm thường rất cao so với giá thành sản phẩm cùng loại được sản xuất tại các nước đang phát triển.

b. Phương pháp tiếp cận của các nước đang phát triển: Nông, lâm nghiệp là khu vực kinh tế chiếm tỉ trong cao trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

Một số nước phát triển nông, lâm nghiệp với quy mô lớn, dưới hình thức đồn điền, định hướng xuất khẩu nhưng thường bị động về giá cả và khả năng cạnh tranh.

c. Phương pháp tiếp cận sinh thái: phương pháp này đặc biệt coi trọng hệ thống nông, lâm nghiệp, ít sử dụng đầu vào, ít chi phí, dựa trên chu trình sinh học về năng lƣợng, dinh dƣỡng và các các nhân tố sinh thái để sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp này tuy không làm tăng năng suất một cách nhảy vọt như phương pháp tiếp cận của các nước phát triển công nghiệp, mà đảm bảo năng suất nhưng không làm tổn hại đến tài nguyên.

d. Phương pháp tiếp cận 3N (nông nghiệp, nông dân, nông thôn): theo phương pháp này mô hình phát triển nông, lâm nghiệp phải có tính tổng hợp, giải quyết đồng thời ba trụ cột: nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mô hình nông nghiệp sinh thái chỉ có thể triển khai thành công khi đồng thời giải phóng người nông dân và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ.[70],[77].

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)