Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
4.2.4. Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo các tiểu vùng cảnh
Mỗi tiểu vùng cảnh quan tỉnh Thái Nguyên có đặc trƣng riêng về cấu trúc, nên cũng có chức năng tự nhiên tương ứng. Phân tích các chức năng tự nhiên cho phép các tiểu vùng hoạch định đƣợc chức năng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững lãnh thổ cần phải hiểu rõ, tôn trọng quy luật tự nhiên, tuân thủ chặt chẽ chức năng mang tính chiến lƣợc này.
Ví dụ nhƣ, đối với những tiểu vùng cảnh quan mà quá trình ngoại lực và tai biến liên quan chủ yếu là trƣợt lở, sụt lở, xói ngầm, bóc mòn, rửa trôi là chính; là đầu
nguồn các con sông, thảm thực vật về cơ bản còn giữ đƣợc sự nguyên sinh, thì mặc dù trong đánh giá thích nghi khả năng khai thác sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao cũng phải để chức năng sản xuất là thứ yếu mà đặt chức năng bảo tồn, phòng hộ, bảo vệ môi trường lên hàng đầu.
4.2.4.1. Đối với tiểu vùng cảnh quan núi trung bình Tam Đảo (A1)
Cần phải ƣu tiên bảo vệ và phát triển rừng cho bảo tồn rừng, phòng hộ và bảo vệ môi trường. Do vậy, đối với tiểu vùng cảnh quan này cần phải được quy hoạch bảo tồn, phòng hộ nghiêm ngặt. Vùng đệm của khu bảo tồn có thể sản xuất lâm - nông kết hợp, nông, lâm kết hợp.
4.2.4.2. Đối với tiểu vùng CQ núi trung bình và núi thấp Định Hóa (A2), tiểu vùng CQ núi trung bình và núi thấp Võ Nhai (A3)
Cần ƣu tiên không gian bảo vệ và phát triển rừng cho bảo tồn, phòng hộ và bảo vệ môi trường (một phần diện tích phía bắc huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ và một phần rìa khu vực phía tây, phía bắc huyện Định Hóa); ngoài ra có thể phát triển mô hình lâm - nông kết hợp, nông - lâm kết hợp, phát triển cây công nghiệp dài ngày (chè) trong tiểu vùng này.
4.2.4.3. Đối với tiểu vùng CQ đồi cao Định Hóa - Phú Lương (A4) và tiểu vùng CQ đồi cao Đồng Hỷ - Võ Nhai (A5)
Chức năng sản xuất ở tiểu vùng này rất rõ rệt. Do địa hình có bề mặt tương đối rộng và ít dốc nên bên cạnh trồng rừng phòng hộ người dân có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, lâm - nông kết hợp, trồng cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là trồng chè), chăn nuôi đại gia súc vừa có tác dụng bảo vệ đất, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác, trong tiểu vùng CQ cao Định Hóa - Phú Lương có một diện tích đất thung lũng ( thuộc xã Bảo Cường, Phượng Tiến) có khả năng phát triển tốt cây lúa bao thai đặc sản, cần phát triển mô hình kinh tế liên kết ở hai xã Bảo Cường, Phượng Tiến (Định Hóa).
4.2.4.4. Đối với tiểu vùng CQ đồi cao chân Tam Đảo (A6)
Bên cạnh trồng rừng phòng hộ người dân có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, lâm - nông kết hợp, trồng cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là trồng chè), chăn nuôi đại gia súc… vừa có tác dụng bảo vệ đất, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp bà con dân tộc xóa đói, giảm nghèo. Trong tiểu vùng này có một phần diện tích có khả năng thích nghi cao với việc phát triển cây chè (thuộc xã La Bằng, Hùng Sơn (huyện Đại Từ), xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên)) cần được quy hoạch thành vùng chè đặc sản với trình độ thâm canh cao, phát triển mô hình kinh tế liên kết.
Header Page 168 of 148. 139
4.2.4.5. Đối với tiểu vùng cảnh quan đồi thấp thành phố Thái Nguyên (B1)
Có vai trò và chức năng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. Ở khu vực này là nơi tập trung các điểm quần cƣ nông thôn, cần tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm (chè), các cây công nghiệp hàng năm (đậu tương), cây lương thực (lúa), hoa màu và chăn nuôi đại gia súc. Ngoài ra, ở tiểu vùng CQ này cũng có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp. Trong tiểu vùng này có một phần diện tích có khả năng thích nghi cao với việc phát triển cây chè (thuộc xã Minh Lập (huyện Đông Hỷ), cần đƣợc quy hoạch thành vùng chè đặc sản với trình độ thâm canh cao, phát triển mô hình kinh tế liên kết.
4.2.4.6. Đối với tiểu vùng cảnh quan đồng bằng Phú Bình, Phổ Yên (B2)
Cần tập trung phát triển các cây lương thực (lúa), hoa màu, cây công nghiệp hàng năm (đậu tương) và nuôi trồng thủy sản. Trong tiểu vùng này có một phần diện tích đất phù sa rất màu mỡ ở xã Kha Sơn (huyện Phú Bình) nên tập trung thâm canh phát triển cây lúa, phát triển mô hình kinh tế liên kết.
Bảng 4.7. Một số mô hình kinh tế sinh thái ưu tiên phát triển theo tiểu vùng cảnh quan ở tỉnh Thái Nguyên
Stt Mô hình Cấu trúc Quy mô
xây dựng Tiểu vùng CQ ƣu tiên
1
Rừng-Vườn (Rừng-chè), Rừng-cây dƣợc liệu
Phần cao nhất của địa hình giữ lại thảm thực vật tự nhiên.
Sườn dốc 15 - 250 trồng cây lâm nghiệp. Nơi đất tốt có thể chọn cây quế, trám, thông, lát; nơi đất xấu trồng keo.
Dưới tán rừng trồng một số cây dƣợc liệu nhƣ gừng, sa nhân.
Sườn thoải trồng chè (xen đậu tương giai đoạn đầu).
Gia đình: T,N,D, M.
Trang trại: T,N, D Kinh tế hợp tác: T,N,D Kinh tế liên kết: T
A2,A3, A6,A5
2 Rừng-Vườn-Chuồng (Rừng - chè - gia súc)
Phần cao nhất của địa hình trồng một số loại cây lâm nghiệp: keo, mỡ, cọ, vàu, quế, trám.
Sườn thoải trồng chè (xen đậu tương giai đoạn đầu).
Chân đồi trồng cỏ thâm canh chăn nuôi gia súc, làm bãi chăn thả.
Gia đình: T,N,D, M.
Trang trại: T,N Kinh tế hợp tác: T,N Kinh tế liên kết: T
A4,A5,A3, A2,A6
3
Vườn-Rừng (Rừng-chè-lúa), (Rừng-chè-cây ăn quả)
Phần cao nhất của địa hình trồng một số loại cây lâm nghiệp: keo, mỡ, cọ, vàu, quế, trám.
Sườn thoải thâm canh chè (xen đậu tương giai đoạn đầu).
Chân đồi trồng lúa, cây hoa màu, cây ăn quả.
Gia đình: K,T,N,D.
Trang trại: K,T,N Kinh tế hợp tác: K,T,N Kinh tế liên kết: K,T
A4,A5,A3, A6,A2
4 Vườn-Rừng-Du lịch
Phần cao nhất của địa hình trồng một số loại cây lâm nghiệp: keo, mỡ, cọ, vàu, quế, trám.
Sườn thoải thâm canh chè (xen đậu tương giai đoạn đầu).
Kết hợp phát triển du lịch quảng bá thương hiệu chè, bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử.
Gia đình: K,T,N,D.
Trang trại: K,T,N Kinh tế hợp tác: K,T,N Kinh tế liên kết: K,T
A6,A4,A3
5 Trồng chè nguyên liệu
Thâm canh chè (xen đậu tương hoặc ngô giai đoạn đầu). Trồng cây băng xanh
Gia đình: K,T,N,D.
Trang trại: K,T,N Kinh tế hợp tác: K,T Kinh tế liên kết: K,T
A6,B1
6 Trồng lúa thâm canh,
dặc sản Thâm canh lúa nước Trồng lúa bao thai đặc sản
Gia đình: K,T.
Trang trại: K,T
Kinh tế liên kết: K,T B2,A4
(Trong đó tương ứng các dân tộc:: (K) Kinh; (N) : Nùng ; (M) Mông; (D) Dao; (T) Tày) 4.2.4.7. Phân tích không gian sinh thái - kinh tế liên vùng
a. Mối liên hệ với các lãnh thổ lân cận
Lãnh thổ Thái Nguyên trong không gian liên vùng với các lãnh thổ lân cận thể hiện quan hệ trong cấu trúc ngang của cảnh quan, đƣợc xem xét ở 2 khía cạnh:
- Mối liên hệ sinh thái: Thông qua dòng vật chất - năng lƣợng từ phần thượng lưu sông Cầu (Bắc Kạn) xuống phần trung lưu thuộc lãnh thổ Thái Nguyên, xuống phần hạ lưu (Bắc Giang); từ lãnh thổ Thái Nguyên là thượng lưu sông Công xuống phần hạ lưu (Bắc Giang). Do vậy, CQ Thái Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với CQ Bắc Kạn, Bắc Giang. Đặc biệt, tính bền vững trong phương án kiến nghị sử dụng CQ phải đƣợc thể hiện ở hiệu quả phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn của lãnh thổ Thái Nguyên đối với lãnh thổ hạ nguồn lân cận (Bắc Giang).
- Mối liên hệ kinh tế: Thông qua dòng hàng hóa và dòng khách du lịch từ khu vực phụ cận. Thái Nguyên thuận lợi trong việc cung cấp và nhập nguyên liệu nông, lâm nghiệp với các nhà máy chế biến trong tỉnh và các nhà máy ở các tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc nhƣ Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.... Ngoài ra, thị trường mặt hàng nông, lâm sản cũng có điều kiện thâm nhập vào thị trường các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Đặc biệt, với khoảng cách với Hà Nội chỉ là 75 km, việc kết hợp phát triển tuyến du lịch từ Hà Nội - trung tâm của vùng du lịch Bắc Bộ đến Thái Nguyên là rất tốt.
(tuyến Hà Nội - Tân Cương - Hồ Núi Cốc, Hà Nội - ATK Định Hóa,...).
b. Mối liên hệ nội vùng
TP. Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh, từ đây tỏa ra các trục kinh tế liên vùng nhƣ:
141 Header Page 170 of 148.
Người thành lập: Lê Thị Nguyệt
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lập Dân PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân
Hình 3.8. Bản đồ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Thu từ tỉ lệ 1/100.000
Header Page 172 of 148.
- Trục TP. Thái Nguyên - Đại Từ: Ƣu tiên công tác bảo tồn; phát triển rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường; phát triển lâm - nông kết hợp, trồng chè nguyên liệu thâm canh với trình độ cao, quy mô lớn.
- Trục TP. Thái Nguyên - Phú Lương - Định Hóa: Ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, công tác bảo tồn; phát triển nông - lâm kết hợp, lâm - nông kết hợp, trồng chè nguyên liệu, trồng lúa đặc sản.
- Trục TP. Thái Nguyên - Đồng Hỷ: Ƣu tiên phát triển rừng phòng hộ, công tác bảo tồn; phát triển nông - lâm kết hợp, lâm - nông kết hợp, trồng chè nguyên liệu thâm canh với trình độ cao, quy mô lớn.
- Trục TP. Thái Nguyên - Võ Nhai: Ƣu tiên công tác bảo tồn; phát triển rừng phòng hộ; phát triển lâm - nông kết hợp, nông - lâm kết hợp.
- Trục TP. Thái Nguyên - Phú Bình - Phổ Yên: Ƣu tiên phát triển cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày thâm canh với trình độ cao, quy mô lớn.