Chương 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
3.2.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng đặc dụng
Ngoài các tiêu chí đánh giá cho mục đích phát triển rừng nói chung, đối với rừng đặc dụng tiêu chí đặc trƣng để đánh giá cho mục đích bảo tồn là tính nguyên trạng của thảm thực vật rừng, tức là mức độ nguyên dạng của thảm thực vật hiện tại so với thảm thực vật nguyên sinh của CQ.
Đối với tỉnh Thái Nguyên, tính nguyên trạng đƣợc phân thành 4 cấp:
a. Cấp 1: Có tính nguyên trạng cao (3 điểm) là những CQ có thảm thực vật rừng rậm thường xanh ít bị tác động, có mức độ đa dạng sinh học cao, có tính quý hiếm, độc đáo.
Người thành lập: Lê Thị Nguyệt
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lập Dân PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng phòng hộ tỉnh Thái Nguyên
Thu từ tỉ lệ 1/100.000 105a
Header Page 128 of 148.
b. Cấp 2: Có tính nguyên trạng trung bình (2 điểm) là những CQ rừng thứ sinh, có mức độ đa dạng trung bình.
c. Cấp 3: Có tính nguyên trạng thấp (1 điểm) là những CQ có thảm thực vật là rừng trồng. Mức độ đa dạng sinh học thấp.
d. Cấp 4: Thảm thực vật bị biến đổi hoàn toàn (0 điểm) gồm các CQ có lớp phủ thực vật thƣa thớt là trảng cây bụi thứ sinh, cỏ, CQ nhân sinh.
- Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, đặc điểm tự nhiên, nhu cầu của các đơn vị CQ và yêu cầu sinh thái của loại hình rừng đặc dụng để phân bậc các chỉ tiêu và cho điểm từng bậc. CQ không đánh giá là những loại CQ thuộc cấp 4 của tính nguyên trạng thảm thực vật, gồm: Trảng cây bụi thứ sinh, cỏ, cây trồng nông nghiệp; ngoài ra CQ là mặt nước cũng không đưa vào đánh giá. Tổng số loại CQ không đưa vào đánh giá là 62 loại CQ.
Trọng số của các yếu tố đánh giá đƣợc xác định nhƣ sau: Tính nguyên trạng của thảm thực vật, mức độ đa dạng sinh học có trọng số 3; các chỉ tiêu khác nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ dài mùa khô có trọng số 1. (Bảng 3.4)
Bảng 3.4. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng đặc dụng ở tỉnh Thái Nguyên
Stt Chỉ tiêu
Trọng
số Phân hạng và cho điểm
Rất thích nghi (3 điểm)
Thích nghi (2 điểm)
Ít thích nghi (1 điểm) 1 Thảm thực vật
3 Rừng rậm thường
xanh Rừng thứ sinh Rừng trồng
2 Nhiệt độ TB
năm (0C) 1 >22 <22 -
3 Lƣợng mƣa TB
năm (mm) 1 >2000 1500 - 2000 <1500
4 Độ dài mùa
khô 1 - 3 - 4 tháng > 5 tháng
5 Mức độ đa
dạng sinh học 3 Cao Trung bình Thấp
- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu và trọng số đƣợc lựa chọn, NCS tiến hành cho điểm từng loại cảnh quan đối với từng mục đích đánh giá, lập bảng đánh giá riêng sử dụng bài toán tính tổng điểm có trọng số cho từng đơn vị cảnh quan (Phụ lục 2).
- Khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận lợi trong thang điểm phân hạng thích nghi với rừng phòng hộ là: D2= (36-12)/3≈ 4,7
Phân bố điểm mức độ thích nghi của loại hình trồng rừng đặc dụng là:
+ Ít thích nghi (R1): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 12 đến 16 + Thích nghi (R2): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 17 đến 21 + Rất thích nghi (R3): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 22 đến 26 3.2.2.3. Kết quả đánh giá
Luận án đã tiến hành đánh giá 23 loại cảnh quan cho mục đích phát triển rừng đăc dụng ở Thái Nguyên, kết quả nhƣ bảng 3.5:
Bảng 3.5. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng đặc dụng ở tỉnh Thái Nguyên
Rất thích nghi (R3)
Thích nghi (R2)
Ít thích nghi
(R1) Không đánh giá (N) Khoảng
điểm
23 - 26 18 - 22 12 - 17 -
Loại CQ 1,2,3,4,9,15,22, 34
6,10,11,16, 28,35,40
7,17,20,29,36,41, 44,48
5,8,12,13,14,18,18,19,21,23,24, 25,26,27,30,31,32,33,37,38,39, 42,43,45,46,47,49,50,51,52,53, 54,55,56,57,58,59,60,61-85
a. Mức độ rất thích nghi: Gồm có 8 loại CQ, có diện tích 43.523,9 ha, chiếm 12,3 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực núi trung bình, khu vực núi thấp (CQ số 1,2,3,4,9,15,22), đồi cao (CQ số 34). Đây đều là những loại cảnh quan có thảm thực vật hiện trạng là rừng rậm thường xanh ít bị tác động với mức độ đa dạng sinh học cao và có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển rừng. Các loại CQ này phân bố ở sườn đông VQG Tam Đảo; khu vực Thần Sa, Thƣợng Nung (Võ Nhai); Lam Vĩ (Định Hóa).
b. Mức độ thích nghi: Gồm có 7 loại CQ, có diện tích 21.732,8 ha, chiếm 6,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực núi trung bình, khu vực núi thấp (CQ số 6,10,11,16) và đồi cao (28,35,40). Đây là những loại cảnh quan chủ yếu có thảm thực vật là rừng thứ sinh với mức độ đa dạng sinh học khá cao, rừng rậm thường xanh trong điều kiện tự nhiên khá thuận lợi hoặc rừng trồng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển và đƣợc chính quyền địa phương quan tâm bảo vệ, phát triển (CQ 11).
c Mức độ ít thích nghi: Gồm có 8 loại CQ, có diện tích là 21.690,5 ha, chiếm 6,10% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở những khu vực núi thấp, đồi cao nhƣng có thảm thực vật là rừng trồng.
Nhƣ vậy, qua kết quả đánh giá có 15 loại CQ tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích là 65.256,7 ha, chiếm 18,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh cần đƣợc đƣa vào Header Page 130 of 148. 107
Người thành lập: Lê Thị Nguyệt
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lập Dân PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân
Hình 3.2. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thái Nguyên
Thu từ tỉ lệ 1/100.000
mục đích phát triển rừng đặc dụng. Rừng đặc dụng ở Thái Nguyên có độ che phủ rừng khá cao (82,6%). Do vậy, vấn đề quy hoạch và có chiến lƣợc bảo tồn loại rừng này không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác bảo vệ tính đa dạng sinh học, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, mà còn có chức năng phòng hộ, đảm bảo cân bằng sinh thái rất lớn.