Chương 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. CƠ SƠ ĐÁNH GIÁ CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP
3.1.2. Lựa chọn loại hình nông, lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá
a. Lựa chọn loại hình cây trồng
Ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay đang sử dụng nhiều cây trồng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, NCS không có điều kiện đánh giá cho tất cả các loại cây trồng mà chỉ lựa chọn một số cây trồng tiêu biểu của địa phương phục vụ cho mục tiêu đánh giá. Việc lựa chọn một số cây trồng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Chọn loại cây trồng nhằm canh tác bền vững trên đất dốc: Cần chú ý hai nguyên tắc: thứ nhất là giảm tối đa tác hại của nước mưa và dòng chảy, thứ hai là
tăng sức đề kháng của đất và tăng độ phì cho đất. Để đảm bảo đƣợc hai nguyên tắc trên có nhiều biện pháp giải quyết khác nhau, nhƣng biện pháp bền vững nhất là lựa chọn cây trồng và bố trí cây trồng hợp lý trên đất dốc.
- Các loại cây trồng này đã đƣợc trồng ở tỉnh Thái Nguyên, có đặc điểm thích nghi sinh thái và giá trị kinh tế cao, khả năng cải tạo, bảo vệ đất và môi trường tương đối tốt.
- Căn cứ vào hiện trạng và tập quán sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên để lựa chọn các loại cây trồng phù hợp nhất. Đó là những cây trồng thích nghi với đất dốc, cây trồng chủ lực của tỉnh, phát huy đƣợc thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo được an ninh lương thực, có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Căn cứ vào những nguyên tắc trên, NCS đã lựa chọn ra 3 cây đại diện cho hai loại hình sử dụng nông nghiệp của tỉnh Thái nguyên gồm: cây lúa nước và cây đậu tương đại diện cho loại hình sử dụng cây hàng năm; cây chè đại diện cho loại hình sử dụng cây lâu năm phục vụ mục tiêu đánh giá.
+ Cây lúa nước: Tên khoa học là Oryza sativa
Việc đánh giá thích nghi sinh thái của cây lúa nước đối với các THTTN trong tỉnh có vai trò quan trọng trong việc quy hoạch phát triển nhằm đảm bảo ổn định và bền vững nguồn cung cấp lương thực cho nhu cầu của người dân trong tỉnh.
Theo dự báo [82], dân số tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 khoảng 1,3 triệu người, chưa kể còn có số lượng lớn sinh viên của các trường cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn. Dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu về nguồn lương thực là rất lớn. Mặc dù là một tỉnh trung du và miền núi, nhƣng Thái Nguyên vẫn có phần đồng bằng ở phía nam và các đồng bằng thung lũng giữa núi với một diện tích đất phù sa, đất dốc tụ khá màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực, đặc biệt là cây lúa. Do vậy, vấn đề đánh giá các loại CQ Thái Nguyên cho mục đích phát triển cây lúa nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh là vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt xã hội.
+ Cây đậu tương: Tên khoa học là Glycine max
Cây đậu tương còn có tên gọi khác như cây đỗ tương, cây đậu nành, là loại cây công nghiệp hàng năm giàu hàm lƣợng protein, đƣợc trồng nhằm đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như sử dụng trong chăn nuôi. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt Header Page 120 of 148. 98
thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành... Hiện nay và trong tương lai sản phẩm từ cây đậu tương đang có nhu cầu rất lớn trong nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Ngoài ra, cây đậu tương cũng rất quan trọng trong chương trình năng lượng sinh học. Việc trồng cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất nông nghiệp rất tốt do khả năng cố định đạm của loại cây trồng này.
Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên với địa hình đa số là đồi núi thấp với độ dốc không lớn, nhiệt độ trung bình năm và tổng lƣợng mƣa trong năm khá cao, có các loại đất nhƣ đất phù sa, đất phát triển trên đá phiến thạch sét... rất phù hợp đối với việc phát triển loại cây trồng này. Tuy nhiên, thực tế là trong những năm qua diện tích cây đậu tương liên tục giảm (năm 2000 diện tích là 3.368 ha, đến 2005 là 2.300 ha và đến 2012 chỉ còn 1.418 ha. Diện tích cây đậu tương ở tỉnh Thái Nguyên giảm nhƣ trên, nguyên nhân không phải do điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên không phù hợp với loại cây này, mà nguyên nhân chính là do người dân sản xuất loại cây trồng này còn mang tính chất tự phát, thiếu cơ sở khoa học, chƣa đƣợc đầu tƣ khoa học kĩ thuật và gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm này.
Qua các số liệu nghiên cứu cho thấy, đầu tư ban đầu cho trồng cây đậu tương khoảng 19,2 triệu đồng/ha, cao hơn trồng ngô 4,5 triệu đồng/ha, cao hơn khoai lang 7,2 triệu đồng/ha, nhƣng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn. Nếu tìm đƣợc đầu ra tốt, trừ các khoản đầu tư cho giống, phân bón và công lao động, trồng đậu tương lãi thuần là 8,6 triệu đồng/ha, cao hơn ngô chỉ đạt 6,8 triệu đồng/ha và cao hơn khoai chỉ đạt 6,4 triệu đồng/ha.
Do vậy, việc đánh giá thích nghi sinh thái của cây đậu tương đối với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở khoa học nhằm vực lại loại cây trồng có giá trị cao về kinh tế, khai thác tốt lợi thế tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, đưa loại cây có triển vọng sản xuất này theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân và cải tạo quỹ đất dốc vốn rất dễ bị xói mòn rửa trôi của một tỉnh trung du và miền núi là có ý nghĩa thiết thực.
+ Cây chè trung du: Tên khoa học là Camellia sinensis
Đây là giống chè địa phương, đặc sản, phát huy được thế mạnh về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Chè là một loại đồ uống có nhiều giá trị về dƣợc liệu, nhờ đó ngày nay chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới.
Theo các chuyên gia, chất lƣợng chè là do nguyên liệu quyết định. Nhƣng nguyên liệu tốt hay xấu lại ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên địa phương trồng chè. Chính vì vậy mà cùng là giống chè trung du, nhƣng so với chất lƣợng chè trồng ở các khu vực khác thì chè Thái Nguyên có hàm lƣợng trong nguyên liệu chè, chất hòa tan, đạm tổng số, cafein cao hơn rất thích hợp cho chế biến chè xanh, chè cao cấp được người sử dụng ưa chuộng hơn cả và được mệnh danh là
"đệ nhất danh trà".
Bảng 3.1. Thành phần hóa học trong nguyên liệu chè trung du Nguyên liệu Hàm lƣợng
nước (% trọng
lƣợng)
Hàm lƣợng chất hòa tan (% chất
khô)
Hàm lƣợng tanin (%
chất khô)
Hàm lƣợng tro tổng số
(% chất khô)
Hàm lƣợng đạm tổng số (% chất
khô)
Hàm lƣợng cafein (%
chất khô) Chè trung du
Thái nguyên 79,74 45,17 31,49 3,99 4,04 3,14
Chè trung du
Phú Thọ 77,52 42,32 33,13 4,11 3,91 3,06
Theo số liệu thống kê 2011, toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 17.000 ha chè, trong đó có trên 14.000 ha chè kinh doanh với năng suất bình quân hơn 90 tạ/ha, giải quyết việc làm cho trên 65.000 hộ nông dân, hàng năm sản lƣợng chè khô thu được đạt xấp xỉ 15.000 tấn, chè có giá trị cao, từ 50 nghìn đồng/kg (chè thường) đến 5-7 triệu đồng/kg (chè đinh hay chè một tôm), kim ngạch xuất khẩu chè đạt trên 4 triệu USD, đây là nguồn thu chủ lực cho ngành nông nghiệp của tỉnh. Về mặt môi trường có thể xếp cây chè vào loại cây phủ xanh đất trống đồi trọc rất tốt vì khả năng thích nghi ở vùng đồi núi.
Do vậy, việc đánh giá thích nghi sinh thái của các THTTN đối với việc phát triển cây chè có ý nghĩa lớn trong việc mở rộng diện tích loại cây trồng đặc sản này ở tỉnh Thái Nguyên trong tương lai góp phần vào việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường.
b. Lựa chọn loại hình chăn nuôi
NCS lựa chọn đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc, bởi vì Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi - vùng sinh thái rất có điều kiện phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân. Chăn Header Page 122 of 148. 100
nuôi đại gia súc đầu tư không quá cao, ít gây ô nhiễm môi trường vì các loại đại gia súc (trâu, bò, dê, cừu, ngựa...) có thể hoàn toàn chỉ cần sử dụng cỏ. Sản phẩm từ chăn nuôi đại gia súc có thể coi là nguồn thực phẩm sạch vì ít sử dụng thức ăn công nghiệp và các chất kích thích sinh trưởng.
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích đa số là đồi, núi thấp, độ dốc không quá lớn, điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác cũng khá thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhƣng trong những năm vừa qua việc phát triển ngành này còn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh (đàn trâu giảm về số lượng từ 131,6 nghìn con năm 2000 xuống 73,9 nghìn con năm 2011, đàn bò tăng trưởng chậm từ 23,5 nghìn con năm 2000 tăng lên 30,9 nghìn con năm 2011, đàn dê và đàn ngựa cũng tăng trưởng chưa cao). Dự báo trong tương lai, khi dân số Thái Nguyên ngày càng tăng lên, ngành du lịch ngày càng phát triển thì nhu cầu thực phẩm thịt, trong đó có thịt trâu, bò, dê... cũng sẽ tăng đáng kể. Để đáp ứng dự kiến quy mô đàn trâu, bò đến năm 2020 tương ứng là 106 nghìn con và 80,8 nghìn con trong Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến 2020 và định hướng đến 2030, thì việc đánh giá thích nghi của các CQ đối với phát triển đồng cỏ chăn nuôi (đồng cỏ tự nhiên kết hợp với quy hoạch trồng các loại cỏ cho chăn nuôi đại gia súc) trên cơ sở khoa học không chỉ thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng hiện đại, mà còn góp phần bảo vệ đất dốc, giảm hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi đất, đảm bảo phát triển bền vững ngành nông nghiệp trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
3.1.2.3. Nguyên tắc lựa chọn loại hình sử dụng lâm nghiệp
NCS tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của các đơn vị CQ đối với các mục đích phát triển rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Việc đánh giá thích nghi của các CQ (THTTN) tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển các loại rừng trên là vô cùng quan trọng, bởi vì đối với một tỉnh trung du và miền núi với 3/4 địa hình là đồi núi, đất dốc rất nhạy cảm với các quá trình ngoại lực và tai biến thiên nhiên nhƣ sụt lở, xói ngầm, rửa trôi, xói mòn và là đầu nguồn của các con sông nên vấn đề đảm bảo chức năng phòng hộ là hết sức cấp thiết.
Theo kết quả kiểm kê của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ƣơng, diện tích rừng tự nhiên của Bắc Thái năm 1992 là 126,6 nghìn ha, đến năm 2000 của Thái Nguyên là 99,8 nghìn ha và đến năm 2012 là 95 nghìn ha. Tuy nhiên, trong số diện tích rừng tự nhiên trên, một thực tế không thể phủ nhận ở Thái Nguyên là thảm thực vật rừng rậm thường xanh nguyên sinh đã bị khai thác gần hết trong một thời gian dài trước đây. Qua khảo sát, các chuyên gia cho rằng diện tích rừng nguyên sinh khá tốt ở Thái Nguyên hiện chỉ còn ở khu vực Thần Sa, Thƣợng Nung (Võ Nhai), một số khu vực thuộc Định Hóa, sườn đông Tam Đảo (Đại Từ) [10]. Vấn đề bảo tồn và phát triển loại rừng quý này ở Thái Nguyên là nhiệm vụ hết sức cấp bách trước thực tế khai thác bừa bãi chỉ vì lợi ích kinh tế của một số tổ chức, cá nhân.
Mặt khác, cần nhận thấy rằng, với diện tích đất dốc khá lớn của một tỉnh trung du và miền núi, trên đó là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc anh em, đặc biệt là bà con dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan, Mông... đời sống còn gặp nhiều khó khăn thì muốn việc bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đạt hiệu quả thật sự thì việc quan tâm đến đời sống của bà con dân tộc để họ yên tâm giữ rừng là vô cùng quan trọng. Muốn vậy, cần xác lập cơ sở khoa học để phát triển rừng sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 1 nhà máy chế biến gỗ ván dăm của Công ty Ván dăm Thái Nguyên công suất 16.500 m3/năm và Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ công suất 15.000 tấn/năm; ở mỗi huyện có từ 5 - 7 tổ hợp doanh nghiệp tƣ nhân và một số hộ gia đình sản xuất đồ mộc gia dụng; ngoài ra, nhà máy giấy An hoà đƣợc xây dựng trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, công suất 300.000 tấn/năm tương lai sẽ là nơi tiêu thụ với khối lượng lớn về nguyên liệu giấy.
Do vậy, vấn đề đánh giá các CQ tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển ba loại rừng ở tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển bền vững lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.