Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên, môi trường tỉnh Thái Nguyên
Đối với việc phát triển bền vững nông, lâm nghiệp thì quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất vẫn là sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, sinh vật vì đất trồng là tƣ liệu sản xuất không thể thiếu của ngành nông nghiệp, đối tƣợng của ngành nông, lâm nghiệp là sinh vật và nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp là vô
yếu tố vô cùng quan trọng. Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên hiện nay cũng có sự tác động nhất định đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.
4.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp và môi trường đất tỉnh Thái Nguyên
a. Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp
Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.472,4 ha, trong đó nhóm đất đồi núi chiếm diện tích lớn 270.195 ha chiếm 76,47% diện tích tự nhiên của tỉnh, nhóm đất bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ 64.112 ha chiếm 18,15% diện tích tự nhiên, còn lại là núi đá và mặt nước. Với diện tích đất dốc lớn như trên cho thấy Thái Nguyên có thế mạnh để phát triển nông, lâm nghiệp.
- Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp: Từ năm 2005 đến 2012 diện tích đã tăng lên khoảng 12 nghìn ha, chiếm 30,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh và chiếm 37,1% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn nhất (21,9% diện tích đất nông nghiệp - 2012), gồm có các loại đất trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, đồng cỏ chăn nuôi. Đất trồng cây lâu năm cũng khá lớn và ngày càng đƣợc mở rộng (chiếm 12,6% tổng diện tích năm 2012).
+ Đất trồng lúa nước: Chiếm vị trí chủ đạo trong đất trồng cây hàng năm với diện tích 47.480,6 ha, chiếm 43,7% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 73,9%
diện tích đất cây trồng hàng năm (2012). Tuy nhiên, diện tích đất trồng 1 vụ lúa còn khoảng trên 30%, hệ số sử dụng đất còn thấp.
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: Với diện tích là 16.805,13 ha (chiếm 26,1% diện tích cây hàng năm). Việc sử dụng loại đất này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Đặc biệt, cây đậu tương là cây có giá trị kinh tế cao, rất thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, trong thời gian qua diện tích liên tục giảm. Diện tích đồng cỏ chăn nuôi cũng còn khá khiêm tốn (177,76 ha, chỉ chiếm 0,06% diện tích cây hàng năm).
+ Đất trồng cây lâu năm: có diện tích là 44.362,93 ha (chiếm 15,13% diện tích đất nông nghiệp). Diện tích này có xu hướng tăng bởi trồng cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè), cây ăn quả hiện đang mang lại hiệu quả thu nhập cao cho các hộ gia đình.
- Đất lâm nghiệp: Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp (chiếm 61,47 diện tích đất nông nghiệp - 2012) và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2005 - 2012. Gồm có 3 loại:
+ Đất rừng sản xuất: có diện tích lớn nhất 111.547,62 ha, chiếm 38,05% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 61,91% diện tích đất lâm nghiệp.
Header Page 156 of 148. 127
+ Đất rừng phòng hộ: có diện tích 34.840,37 ha, chiếm 11,89% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 19,34% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Đất rừng đặc dụng: 33.783,54 ha, chiếm 11,53% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 18,75% diện tích đất lâm nghiệp.
b. Hiện trạng môi trường đất tỉnh Thái Nguyên
Việc sử dụng đất của con người vào các mục đích khác nhau đã phá vỡ cân bằng tự nhiên, thảm thực vật bị thay đổi, dẫn đến kết cấu và độ phì của đất cũng thay đổi theo.
+ Đất bị xói mòn, rửa trôi: diễn ra ở những vùng núi có địa hình dốc, thảm phủ thực vật thƣa thớt và tập quán canh tác lạc hậu du canh du cƣ, không có biện pháp bảo vệ đất. Hậu quả của quá trình xói mòn đất là đất bị bạc màu, tầng đất canh tác mỏng dần. Trong tổng diện tích đất thoái hoá của Thái Nguyên, mức độ thoái hoá từ yếu đến trung bình chiếm > 94%, chỉ còn 4% diện tích chƣa bị thoái hoá.
+ Đất bị giảm độ phì do sử dụng phân hóa học: hiện nay vì việc lạm dụng các chế phẩm hoá học và thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây nên những tác động đáng kể đến chất lượng đất, làm suy giảm độ phì nhiêu và suy thoái môi trường đất trong tỉnh. Lƣợng hóa chất bảo vệ thực vật ở Thái Nguyên sử dụng phun cho chè trung bình khoảng 4 kg/ha/năm, phun cho lúa 3 kg/ha/năm, cho ngô 2 kg/ha/năm.
Từ các nghiên cứu cho thấy, các loại phân bón hoá học thường không được sử dụng đúng kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, trung bình có trên 50% lƣợng đạm, 50% lƣợng kali và xấp xỉ 80% lƣợng lân dƣ thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất.
Bên cạnh đó, do việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc giả, thuốc ngoài danh mục vẫn được lưu thông, thời gian phun kéo dài, các bao gói, chai lọ vứt bừa bãi ra ngoài đồng ruộng nên gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ở một số địa phương trong tỉnh, môi trường đất đã bị ô nhiễm cục bộ như huyện Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Phú Bình, TP. Thái Nguyên.
+ Đất bị sạt và trƣợt lở, ô nhiễm do khai thác khoáng sản và chất thải của các khu công nghiệp: Việc khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên trong những năm qua không chỉ lấy đi một phần lớn diện tích đất đai canh tác mà còn gây ra hiện tƣợng sạt lở, trôi trƣợt đất đá bồi lấp dòng chảy bởi đất bãi thải ở các khu cao.Việc thải vào môi trường đất các chất thải rắn như các kim loại nặng từ quặng khai thác, các chất thải từ các nhà máy... đã làm cho đất bị ô nhiễm trên diện tích quanh khu vực khai quặng, sản xuất.
4.1.2.2. Tài nguyên và môi trường nước a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp.
Thái Nguyên có hai sông chính là sông Cầu và sông Công. Với lƣợng mƣa khá lớn, tổng lượng nước mưa hàng năm của tỉnh dự tính lên tới 6,4 tỉ m3/năm. Đây là nguồn nước phục vụ cho sản xuất các ngành kinh tế nói chung và là nguồn nước tưới quan trọng trong việc phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh. Qua kết quả khảo sát chất lượng nước gồm các mẫu nước trên sông Cầu, sông Công, hồ Núi Cốc [40] cho thấy: một số chỉ tiêu về chất lượng nước của khu vực này đều vượt quá mức độ giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. Hàm lƣợng cặn hoà tan tại hầu hết các mẫu đều không đảm bảo. Lượng ôxy hoà tan (DO) của các mẫu nước dao động từ 0,0 đến 6,3 mg/l (trung bình 5 mg/l), nhìn chung tại một số nguồn thải lƣợng ôxi trong mẫu thấp, riêng tại vị trí cửa thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ trị số ôxi hoà tan ở mức 0 mg/l; còn lại hầu hết các mẫu có giá trị xấp xỉ giá trị giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 - 1995 loại A (DO > 6 mg/l).
b. Nguồn nước ngầm
Về chất lượng nước ngầm: nhìn chung là còn tương đối tốt. Mặc dù nước ngầm có hàm lƣợng sắt và kim loại hơi cao, còn lại các chỉ tiêu khác đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn việt Nam TCVN 5944 -1995 về nước ngầm.
Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, nguồn nước ngầm khan hiếm và các nguồn nước mặt đã và đang bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các khu tập trung dân cư, nước thải từ các khu công nghiệp, các mỏ khai khoáng và cạn kiệt do sử dụng không có quy hoạch dẫn đến việc cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về cả số lƣợng và chất lƣợng. Đây là bài toán lớn về công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên.
4.1.2.3. Nguồn tài nguyên rừng và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
Nhƣ đã phân tích ở trên, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên là 180.171,53 ha, chiếm 50,97% tổng diện tích tự nhiên (2012). Đây là một con số đáng khích lệ do trong thời gian qua, các cấp lãnh đạo tỉnh đã quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy thực tế là trong những năm qua diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy... Nếu tính theo tiêu chuẩn mới, độ che phủ rừng của tỉnh mới chỉ đạt 46,6%, chƣa đảm bảo cân bằng sinh thái của một tỉnh miền núi.
Header Page 158 of 148. 129
Diện tích rừng tự nhiên có chất lƣợng tốt, mức độ đa dạng sinh học cao còn lại ở Thái Nguyên không nhiều. Một số loài thực vật bị giảm đáng kể cả về số loài cũng nhƣ phân bố nhƣ: đinh, lim, sến, táu, lát, chò chỉ, sa nhân, hà thủ ô... Các loài động vật hoang dã cũng suy giảm rất lớn về số lƣợng, số loài. Hổ, báo, gấu hầu nhƣ không còn; khỉ, voọc, lợn rừng, hươu, nai còn không đáng kể. Do vậy, vấn đề bảo tồn diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng rậm thường xanh ít bị tác động; phục hồi, phát triển rừng thứ sinh chất lƣợng còn tốt; trồng bổ sung rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay đối với Thái Nguyên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo cân bằng sinh thái.
4.1.2.3. Tác động của việc khai thác tài nguyên khoáng sản đến ngành nông, lâm nghiệp
Các nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh đã và đang đƣợc khai thác cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim và cho xuất khẩu (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hòa, mỏ vàng Thần Sa, mỏ Núi Pháo, mỏ sắt Trại Cau,…). Vì đặc thù phần lớn các mỏ khoáng sản nằm xen kẽ với rừng, nước ngầm, sông suối và quá trình khai thác khoáng sản đa số là lộ thiên, sử dụng một lƣợng chất nổ lớn nên các bãi thải ngày càng mở rộng; nhiều nơi khai thác không đƣợc san lấp làm cho bề mặt cảnh quan bị biến dạng không thể tái trồng rừng. Mặt khác, do công nghệ khai thác còn lạc hậu, phần lớn chƣa có công nghệ thu gom, xử lý chất độc hại dẫn đến thải ra môi trường các chất độc hại như xianua, thủy ngân, asen…gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước…từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng nông, lâm nghiệp khu vực lân cận.