Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
4.3.1. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực kinh tế
Trong những năm tới, theo quy hoạch của tỉnh đất sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm một phần để xây dựng và phát triển đô thị, khu dân cƣ nông thôn và các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến. Do vậy, khi sử dụng và quy hoạch đất cần phải tận dụng triệt để, hạn chế tối đa việc chuyển đất sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa sang mục đích khác.
- Cần đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất nông nghiệp manh mún, hướng tới phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, thuận tiện cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa.
- Việc quy hoạch đất nông, lâm nghiệp của tỉnh cần có sự ƣu tiên khác nhau đối với mỗi tiểu vùng CQ nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng tiểu vùng. Theo đó,
ở các tiểu vùng CQ A1, A2, A3 là phần thượng lưu, trung lưu của hệ thống sông Cầu, sông Công phân bố ở phía bắc và đông bắc huyện Võ Nhai, phía bắc huyện Định Hóa, phía bắc huyện Đồng Hỷ, phía tây nam huyện Đại Từ cần ƣu tiên quy hoạch phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, lâm - nông kết hợp;
ở tiểu vùng CQ A4, A5 phân bố ở phía nam huyện Định Hóa, phía bắc huyện Phú Lương, phía tây bắc huyện Đại Từ, phía nam và đông nam huyện Đồng Hỷ, phía đông nam huyện Võ Nhai, ƣu tiên quy hoạch phát triển rừng sản xuất, lâm nông kết hợp, nông lâm kết hợp, phát triển cây chè (riêng khu vực phía tây bắc huyện Định Hóa còn ƣu tiên phát triển cây lúa bao thai đặc sản); ở tiểu vùng CQ A6 phân bố ở phía đông và đông nam huyện Đại Từ, phía tây nam thành phố Thái Nguyên ƣu tiên phát triển cây chè đặc sản, riêng khu vực xung quanh hồ Núi Cốc ƣu tiên phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, lâm nông kết hợp; ở tiểu vùng CQ B1 phân bố ở phía tây huyện Đồng Hỷ, phía nam huyện Phú Lương ưu tiên phát triển cây chè;ở tiểu vùng CQ B1 phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên ƣu tiên phát triển cây lúa, luân canh lúa đậu tương.
- Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại liên hoàn từ khâu sản xuất đến các đại lý thu gom, đến các nhà phân phối và đến người sử dụng (hoặc xuất khẩu). Các khu nông nghiệp công nghệ cao như: vùng chè Tân Cương, Phúc Trìu - TP Thái Nguyên (CQ số 38), vùng chè Minh Lập - Đồng Hỷ (CQ số 58), vùng chè La Bằng, Hùng Sơn - Đại Từ (CQ số 43,58); vùng lúa hàng hóa chất lƣợng cao ở Định Hóa (CQ số 25,26), Phú Bình, Phổ Yên, TP Thái Nguyên (CQ số 80,81,82,83).
4.3.1.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Ứng dụng công nghệ biến đổi gien trong sản xuất giống để sản xuất và lựa chọn những giống lúa, giống đậu tương, giống chè, giống cỏ thâm canh cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình của từng tiểu vùng CQ trên địa bàn tỉnh.
- Cần tăng cường nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
- Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác khoáng sản xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý ô nhiễm; lập dự án khắc phục ô nhiễm môi trường xung quanh các mỏ bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó ưu tiên khu vực có nhiều mỏ kim loại, mỏ than khu vực huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương và Đại Từ
143 Header Page 174 of 148.
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước... tác động xấu đến ngành nông, lâm nghiệp..
- Nên có sự liên kết với Viện nghiên cứu trong nước, các trường Đại học trên địa bàn Thái Nguyên nhƣ Đại học Nông lâm, ĐH Khoa học, Đại học Sƣ phạm về việc triển khai ứng dụng thực tiễn các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
4.3.1.2. Giải pháp về vốn đầu tư
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho phát triển nói chung và phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên vì đây là một tỉnh có vị trí địa chiến lƣợc trong phát triển của cả nước. Ngoài ra, để tạo nguồn vốn đầu tư cho quá trình phát triển nông, lâm nghiệp đòi hỏi các cấp lãnh đạo trong tỉnh cũng cần có biện pháp tiếp tục đa dạng hóa chủ thể đầu tƣ và nguồn vốn đầu tƣ.
+ Thực hiện huy động vốn trong dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi (bằng các chính sách ƣu đãi thông thoáng, chế độ hợp lý…đảm bảo bằng pháp luật).
+ Phát triển các hoạt động hợp tác xã liên doanh, liên kết kinh tế để thu hút vốn vốn đầu tƣ từ bên ngoài.
- Về điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ để đẩy mạnh quá trình phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa cần chú trọng theo hướng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn, các khu vực trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tƣ tràn lan, dàn trải, phân tán kém hiệu quả. Đối với ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên hiện nay, cần đầu tƣ cho phát triển loại cây trồng có khả năng mang lại kinh tế cao, cây trồng đặc sản như (cây chè, cây lúa bao thai, đậu tương). Những vùng chè đặc sản như Tân Cương, La Bằng, Hùng Sơn, Minh Lập; vùng lúa đặc sản ở Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phúc Chu, Phượng Tiến, Định Biên và Kim Phượng (Định Hóa), vùng lúa Phú Bình, Phổ Yên cần được quan tâm đầu tư vốn cho người dân sản xuất.
- Cần đầu tƣ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để phát triển các mô hình sản xuất như các trạm thủy lợi, trạm giống cây trồng, vật nuôi, nhà lưới...
4.3.1.1. Giải pháp về dịch vụ phát triển nông, lâm nghiệp - Về dịch vụ đầu vào
+ Cần đầu tƣ nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp hiện có của tỉnh để nâng cao năng lực hoạt động, đặc biệt là dịch vụ giống cây trồng vật nuôi mới, vườn ươm lâm nghiệp; dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi; dịch vụ làm đất, vận chuyển, tuốt lúa, bơm nước; dịch vụ thông tin thị trường đầu vào nhƣ giá các loại giống vật nuôi, cây trồng; những giống mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt, những thương hiệu thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón...uy tín, có chất lƣợng. Những vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp cần phát triển dịch vụ nông nghiệp xuống đến cấp xã, thôn.
- Dịch vụ đầu ra
+ Phát triển công nghiệp chế biến chè, chế biến gạo, thực phẩm chăn nuôi:
Các nhà máy chế biến cần được đầu tư phương tiện đảm bảo từ khâu vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến mà không bị dập, úng, hỏng.
4.3.1.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
- Để nền nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng dịch vụ; các sản phẩm nông, lâm nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết đến, Thái Nguyên cần tăng cường tiếp thị quảng cáo và tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin thị trường, mở rộng thị trường. tăng cường hệ thống thông tin, tiếp thị quảng cáo, xây dựng các đại lý, đại diện trên thị trường trọng điểm, tiến tới đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế nhất là các sản phẩm chè, đậu tương, gạo, thịt bò, nguyên liệu giấy.
- Tham gia các tổ chức hội trợ, triển lãm thương mại về sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc các địa bàn lân cận (thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố lân cận...).
- Hội thảo, hội nghị khách hàng để tạo cơ hội giữa người sản xuất, người kinh doanh và các nhà quản lý cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông, lâm sản.
- Đầu tư phát triển làng du lịch nông nghiệp ở xã Tân Cương - khu vực chè đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên. Đây là xã có vị trí thuận lợi vì gần với trung tâm TP Thái Nguyên lại rất gần với hồ núi Cốc nên có thể kết hợp phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch ở đây một mặt vừa nâng cao thu nhập cho người dân từ du lịch, mặt khác là cơ hội quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên.