Chương 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.3. ĐA DẠNG CẤU TRÚC CHỨC NĂNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN THÁI NGUYÊN
2.3.1. Đa dạng chức năng của các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
2.3.1.1. Chức năng tự nhiên
a. Chức năng phòng hộ bảo vệ đất
Các CQ phân bố trên địa hình núi trung bình, núi thấp, đồi cao có độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn, quá trình trƣợt lở, đổ vỡ thống trị. Các CQ này tiếp nhận vật chất từ khí quyển và vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp phía dưới. Phát triển trên địa hình núi trung bình là cảnh quan có rừng rậm thường xanh che phủ trên đất mùn vàng đỏ trên núi (loại CQ số 1), đất vàng đỏ trên đá macma axit (CQ số 2), đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (CQ số 3), núi đá vôi (CQ số 4) (Các CQ này tập trung một diện tích nhỏ ở ở vùng núi phía tây nam và phía bắc của tỉnh). Phát triển trên địa hình núi thấp là cảnh quan có lớp phủ thực vật rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc bị khai thác chỉ còn lại trảng cây bụi thứ sinh, cỏ (lớp phủ thực vật tự nhiên nguyên sinh còn lại rất ít) phát triển trên các loại đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất Header Page 104 of 148. 86
Người thành lập: Lê Thị Nguyệt
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lập Dân PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân
Hình 2.16. Bản đồ cảnh quan tỉnh Thái Nguyên Thu từ tỉ lệ 1/100.000
Header Page 106 of 148.
Người thành lập: Lê Thị Nguyệt Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lập Dân PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân Hình 2.17. Lát cắt cảnh quan tỉnh Thái Nguyên
vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá vôi (CQ số 6 - 23). Mọi biến động ở các CQ này đều ảnh hưởng mạnh đến các CQ vùng thấp hơn. Do độ dốc lớn, nên quá trình ngoại sinh và tai biến liên quan là trọng lực nhanh (trƣợt lở, đổ vỡ) và sụt lở, xói ngầm (khu vực đá vôi), xói mòn, rửa trôi đất. Cường độ xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất sẽ càng mạnh đối với những khu vực có độ dốc, lƣợng mƣa lớn và lớp phủ thực vật bị phá hủy. Do vậy, cần đƣợc quy hoạch trồng và bảo vệ rừng ở các CQ ở khu vực độ dốc cao, lƣợng mƣa lớn và đặc biệt là mất lớp phủ thực vật rừng.
b. Chức năng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường
Các CQ phân bố trên địa hình núi trung bình, núi thấp là đầu nguồn của các phụ lưu sông Cầu, sông Công, có vai trò quan trọng trong điều tiết dòng chảy sông ngòi nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn. Các CQ trên núi trung bình, núi thấp có thể vừa đảm bảo chức năng phòng hộ bảo vệ nguồn đất, vừa có chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường.
Đối với những khu vực có chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, hiện trạng lớp phủ thực vật rừng là vô cùng quan trọng, bởi vì rừng không chỉ chống xói mòn, rửa trôi đất, điều tiết nước, điều hòa khí hậu…mà rừng còn có vai trò giảm thiểu tác hại lũ lụt vào mùa mƣa. Do vậy, ở cảnh quan núi trung bình, núi thấp hiện có lớp phủ thực vật là rừng rậm thường xanh chức năng phòng hộ tốt (CQ số 1,2,3,4,9,15,22,34); ở cảnh quan hiện có lớp phủ thực vật là rừng thứ sinh, rừng trồng chức năng phòng hộ đạt ở mức trung bình (CQ số 6,7,10,11,16,17,20,28,35,40); còn ở những cảnh quan hiện có lớp phủ thực vật là trảng cây bụi, cỏ thứ sinh, nương rẫy có chức năng phòng hộ kém, cần đƣợc quy hoạch trồng rừng để đảm bảo công tác phòng hộ (8,12,14,18,19,21). CQ phát triển trên đá vôi với độ dốc lớn, tầng đất mỏng, lớp phủ thực vật bị khai thác chỉ còn trảng cây bụi, cỏ thứ sinh cần có thời gian để rừng tự phục hồi (CQ số 5,23).Ngoài ra, một số cảnh quan ở khu vực đồi cao nhƣng gần các bồn tụ thủy cũng góp phần phòng hộ bảo vệ môi trường, điều tiết nguồn nước (CQ số 34,35,42) cần đƣợc quy hoạch cho công tác phòng hộ.
2.3.1.2. Chức năng kinh tế - xã hội
Con người có nhiều nhu cầu khác nhau trong khai thác và sử dụng CQ. Đồng thời, CQ có nhiều chức năng trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của con người. Xuất phát từ nghiên cứu cấu trúc CQ lãnh thổ, tình hình thực tiễn của địa phương, các chức năng KT-XH của CQ lãnh thổ nghiên cứu được xác định như sau:
87 Header Page 108 of 148.
a. Chức năng sản xuất lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp
Nhóm CQ có chức năng sản xuất lâm nghiệp (rừng sản xuất) và nông lâm kết hợp đa số đƣợc phân bố trên địa hình đồi cao, ngoài ra phân bố ở khu vực núi thấp, đồi thấp có độ dốc 15 - 250, trên nhiều loại đất khác nhau, có hiện trạng thảm thực vật là rừng trồng, rừng thứ sinh, hoặc trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (CQ số 18,19,30,32,40,41,44,45,48...). Việc phát triển rừng sản xuất và tăng cường sản xuất nông - lâm kết hợp giúp cải thiện sinh kế cho người dân miền núi, khiến họ tích cực trồng và bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đảm bảo đƣợc chức năng phòng hộ của các cảnh quan.
b. Chức năng sản xuất nông nghiệp và định cư
Chức năng quan trọng này đa số thuộc về loại CQ ở vùng đồi thấp và đồng bằng (độ dốc 0 - 80). Đất phù sa màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, vừa thuận lợi cho cư trú của con người, vừa dễ dàng canh tác sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng, những công trình kiên cố (CQ số 58,59,60,61,63,70,71,72,73,...). Những CQ này chịu tác động của con người từ rất sớm, mang đậm nét CQ nhân văn. Mức độ khai thác của con người trên từng CQ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của chúng. Ngoài ra, các CQ ở khu vực núi thấp, đồi cao phát triển trên đất dốc tụ, đất phù sa ngòi suối do địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu nên cũng thuận lợi cho chức năng sản xuất lương thực, thực phẩm và định cƣ.
c. Chức năng sản xuất công nghiệp
Bao gồm các CQ có mỏ quặng, khoáng sản. Chúng thường gần quốc lộ hoặc có đường giao thông lớn chạy qua, gần nguồn nước - nguyên - nhiên liệu (vùng sản xuất nông - lâm ngƣ nghiệp tập trung), gần nơi tiêu thụ. Địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc khai thác, lưu thông hàng hóa... Yêu cầu đảm bảo cho việc xây dựng nhà xưởng, kho, bến bãi, cơ sở hạ tầng khác phục vụ sản xuất, cần phải thực hiện trên các CQ có nền địa chất rắn chắc, độ dốc vừa phải, mặt bằng rộng (CQ số 60,68,69,76,80,81...)
d. Chức năng sản xuất dịch vụ
Gắn liền với hoạt động dịch vụ, du lịch, các CQ có thêm chức năng thẩm mỹ, giải trí… Tài nguyên du lịch đƣợc khai thác từ chính đặc điểm nổi bật ở mỗi CQ:
phong cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, hồ Núi Cốc, đồi chè Tân Cương... (CQ số 3,12,38,85...)…và những yếu tố nhân
văn ở mỗi loại CQ nhƣ chiến tích cách mạng, di tích lịch sử (ATK, đền Đuổm (CQ số 54,6,9,10,15,16...).