Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 132 - 135)

Chương 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

3.2.3. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất

Đối với rừng sản xuất các chỉ tiêu đánh giá bao gồm các chỉ tiêu về địa hình, đất đai, khí hậu và thảm thực vật.

Các loại CQ không đánh giá: CQ có độ dốc trên 250, núi đá vôi, CQ mà hiện trạng lớp phủ thực vật là lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, mặt nước, rừng rậm thường xanh. Tổng số loại CQ không đánh giá là 51 loại CQ.

Trong các tiêu chí trên, tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với mục đích sản xuất kinh doanh rừng là: Hiện trạng thảm thực vật rừng có trọng số 3; các tiêu chí địa hình có trọng số 2; còn lại các tiêu chí khác gồm: thổ nhƣỡng, khí hậu có trọng số 1 (là những tiêu chí cho phát triển rừng nói chung).

Bảng 3.6. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng sản xuất ở tỉnh Thái nguyên

Stt Chỉ tiêu

Trọng

số Phân hạng và cho điểm

Rất thích nghi (3 điểm)

Thích nghi (2 điểm)

Ít thích nghi (1 điểm)

1 Dạng địa hình 2 Đồi thấp Đồi cao Núi thấp, đồng

bằng

2 Độ dốc (0) 2 8 -15 15 - 20 > 20

3 Loại đất 1 Fa,Fk Fs, Fq, Fp, Fl Fv,B, đất phù sa

4 Tầng dày đất

(cm) 1 > 100 50 - 100 < 50

5 Nhiệt độ TB năm

(0C) 1 >22 <22 -

6 Lƣợng mƣa TB

năm (mm) 1 >2000 1500 - 2000 <1500

7 Thảm thực vật 3 Rừng trồng, trảng cây

bụi thứ sinh, cỏ Nương rẫy Cây công nghiệp dài ngày

Căn cứ vào kết quả phân hạng thích nghi đƣợc trình bày trong bảng 3 phần phụ lục 2, kết quả tổng hợp nhƣ sau:

- Khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận lợi trong thang điểm phân hạng thích nghi với rừng sản xuất là: D3= (32-18)/3≈ 4,7

Phân bố điểm mức độ thích nghi của loại hình trồng rừng sản xuất là:

Header Page 132 of 148. 108

+ Ít thích nghi (S1): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 15 đến 20 + Thích nghi (S2): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 21 đến 26 + Rất thích nghi (S3): Các cảnh quan có điểm đánh giá từ 27 đến 32 3.2.3.2. Kết quả đánh giá

NCS tiến hành đánh giá 34 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng sản xuất nhƣ sau:

Bảng 3.7. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên

Rất thích nghi (S3)

Thích nghi (S2)

Ít thích nghi

(S1)

Không đánh giá (N) Khoảng

điểm 27 - 32 21 - 26 15 - 20 -

Loại CQ

28,29,30,37,40,41, 42,53,54,56,57,60, 61,66

7,8,11,12,17,18, 32,33,35,36,39, 44,45,47,48,49,

14,19,20, 21

1-6,9,10,13,15,16,22,23,24,25, 26,27,31,34,38,43,46,50,51, 52,55,58,59,62,63,64,65,67,68, 69,70,71,72,73,74,75,76-85 a. Mức độ rất thích nghi: Gồm có 14 loại CQ, có diện tích 78.439,9 ha, chiếm 22,2 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực đồi cao và đồi thấp. Đây đều là những loại cảnh quan mà địa hình có độ dốc dưới 150, hiện trạng thảm thực vật là rừng trồng, rừng thứ sinh hoặc trảng cây bụi thứ sinh, cỏ.

b. Mức độ thích nghi: Gồm có 16 loại CQ, có diện tích 72.232,8 ha, chiếm 20,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố rộng ở cả khu vực núi thấp, đồi cao và đồi thấp. Đây là những loại cảnh quan mà địa hình có độ dốc dưới 200, hiệntrạng thảm thực vật là rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh, cỏ và cây công nghiệp dài ngày.

c. Mức độ ít thích nghi: Gồm có 4 loại CQ, có diện tích là 7.477,9 ha, chiếm 2,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở cả khu vực núi thấp, đồi cao nhƣng có một số điều kiện tự nhiên không thuận lợi đối với tập đoàn cây rừng sản xuất.

Nhƣ vậy, qua kết quả đánh giá có 30 loại CQ tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích là 150.672,7 ha, chiếm 42,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh thích nghi với phát triển rừng sản xuất. Các loại CQ trảng cây bụi thứ sinh, cỏ có mức độ thích nghi và rất thích nghi là khá lớn. Đây là những loại CQ tiềm năng cho việc mở rộng diện tích rừng sản xuất theo Quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh đến năm

Người thành lập: Lê Thị Nguyệt

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lập Dân PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân Hình 3.3. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan

đối với phát triển rừng sản xuất tỉnh Thái Nguyên Thu từ tỉ lệ 1/100.000

109a Header Page 134 of 148.

2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các loại CQ ở mức độ ít thích nghi có thể xem xét quy hoạch phát triển theo mục đích khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)