Chương 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1.2. Đặc điểm các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
- Dân số và thành phần dân tộc
Dân số toàn tỉnh năm 2012 là 1.150.230 người. Mật độ dân cư trung bình toàn tỉnh là 325người/km2[18] . Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa
60 Header Page 78 of 148.
các huyện trong tỉnh.dân số và mật độ dân số cao nhất là ở TP Thái Nguyên, thấp nhất là ở huyện Võ Nhai (Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên). Trong tổng số dân của tỉnh, dân số nữ là 583.250 người chiếm 50,71%, nam là 566.980 người chiếm 49,29%. Dân số thành thị 327.223 người chiếm 28,45%, dân số nông thôn là 823.007 người chiếm 71,55% dân số toàn tỉnh. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,34%.
Trong những năm gần đây, mức gia tăng tự nhiên giảm, khoảng 1%/năm.
Về cơ cấu dân tộc: trên lãnh thổ Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%, Tày 10,7%, Nùng 5,1%, Dao 2,1%, Sán Dìu 2,4%. Các dân tộc khác nhƣ Cao Lan, Mông, Hoa chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh. Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục, tập quán, lối sống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nhƣng cũng có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo.
- Lực lượng lao động
Thái nguyên có nguồn lao động khá dồi dào. Năm 2012, tổng số lao động của tỉnh là 708.200 người (chiếm 61,57% dân số). Tổng lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của tỉnh là 698.140 người, trong đó có sự phân chia lao động theo các ngành kinh tế nhƣ sau:
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Hình 2.9. Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên Qua biểu đồ trên cho thấy lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động ở Thái Nguyên (62,86%), tiếp đến là lao động ngành dịch vụ (19,86%) và thấp nhất là lao động trong công nghiệp (17,27%). Nguồn lao động trong nông, lâm nghiệp dồi dào, đa số lao động có kinh nghiệm do phần lớn là người dân tộc có đời sống gắn liền với sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, lao động nông, lâm nghiệp đƣợc đào tạo có trình độ còn hạn chế,
62,86%
19,86%
17,27%
điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
- Việc làm và mức sống dân cư
Toàn tỉnh đã giải quyết được việc làm cho khoảng 16.000 người, tăng dần thời gian lao động ở khu vực nông thôn, đƣa hệ số sử dụng thời gian lao động lên 75% (năm 2010). Hiện nay trong khu vực nông thôn ruộng đất bình quân đầu người thấp (825 m2/người), thu nhập bình quân của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 27% năm 2006 xuống còn 16,4% năm 2010 và 14,6% năm 2012. Các huyện còn tỉ lệ hộ nghèo cao là Võ Nhai (31,35%), Định Hóa (24,82%), Đại Từ (19,69%).[18],[89]
Điều đặc biệt là hiện nay do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao nên lao động nông thôn chuyển ra thành thị tìm việc làm rất lớn. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động này chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn nên chủ yếu làm các công việc thủ công và tính ổn định thấp. Điều này kéo theo sức ép về môi trường, y tế, giáo dục và bất ổn về an ninh, xã hội đối với khu vực thành thị. Vấn đề nâng cao hệ số sử dụng đất, thâm canh, tăng vụ, phát triển nghề rừng, nông - lâm kết hợp nhằm nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số nhằm xóa đói, giảm nghèo là hết sức quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh.
2.1.2.2. Đặc điểm các hoạt động kinh tế
Giai đoạn 2005 - 2012 kinh tế tỉnh Thái Nguyên có những bước phát triển nhanh, từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2012 đạt 10,08%. Trong đó. tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp cao nhất khoảng 12,03%, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất 5,4% [18],[83]. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 29.508 tỉ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 20,97%;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77%
(2012). Điều đó một mặt phản ánh xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh, nhƣng mặt khác cũng cho thấy, mặc dù lao động trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất và tiềm năng phát triển ngành khá lớn, nhƣng tỉnh Thái Nguyên vẫn chƣa khai thác hết đƣợc lợi thế vốn có.
62 Header Page 80 of 148.
a. Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giai đoạn 2005 - 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 5,4%. Hiện nay cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Thái Nguyên đang có sự chuyển dịch theo xu thế phát triển chung của cả nước, đó là giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua là phù hợp, kết quả là đã từng bước hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhƣ vùng chè chất lƣợng cao, vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm , vùng cây ăn quả... Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Với một tỉnh trung du và miền núi nhƣng trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nông nghiệp chiếm 94,77% tổng giá trị, lâm nghiệp chỉ chiếm 3,18%, thủy sản 2,05%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm 51,68% tổng giá trị, chăn nuôi chiếm 42,36%, dịch vụ chỉ chiếm 5,96%.
41.25 20.97 37.77
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
94.77 3.18 2.05
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
Hình 2.10. Giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên phân theo các ngành kinh tế năm 2012
Hình 2.11. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - Ngành nông nghiệp
+ Ngành trồng trọt
* Sản xuất lương thực của tỉnh đáp ứng được mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời hình thành và phát triển đƣợc những vùng lúa đặc sản hàng hóa. Sản lượng lương thực bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 đạt 293,3 kg/người/năm, năm 2012 đạt 319,4 kg/người/năm, trong đó huyện Đại Từ và huyện Phú Bình đạt cao hơn so với các huyện trong tỉnh (Đại Từ đạt 451,6 kg/người/năm, Phú Bình đạt 446,1 kg/người/năm). [83]
* Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Gồm có cây đậu tương, mía, lạc, thuốc lá...
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất một số cây hàng năm giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị: Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: tấn
Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2010
TĐTT 2000-2010
(%) 1. Lúa
Diện tích 68.185,0 70.066,0 70.224,0 68.856,0 69.829,0 0,2
Năng suất 38,7 46,0 46,2 47,3 48,6 2,6
Sản lƣợng 265.579.0 322.153,0 324.468,0 325.381,0 339.283,0 2,8 2. Ngô
Diện tích 10.716,0 16.934,0 17.788,0 20.607,0 17.358,0 5,5
Năng suất 28,7 34,6 42,1 41,1 39,2 3,5
Sản lƣợng 30.787,1 58.507,0 74.798,5 84.730,0 67.980,0 9,2 3. Đỗ tương
Diện tích 3.368,0 3.389,0 2.316,0 1.985,0 1.893,0 -6,2
Năng suất 11,3 12,8 13,2 14,2 13,5 2,0
Sản lƣợng 3.799,1 4.321,0 3.061,8 2.826,0 2.555,0 -4,3 4. Lạc
Diện tích 5.492,0 4.166,0 4.327,0 4.546,0 4.476,0 -2,2
Năng suất 9,8 12,4 13,0 16,2 16,0 5,6
Sản lƣợng 5.398,6 5.174,2 5.612,1 7.360,0 7.145,0 3,2
Nguồn: [83]
Qua bảng số liệu cho thấy, trong sản xuất lương thực thì cây lúa vẫn đóng vai trò chủ đạo và có sự tăng trưởng khá, đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh. Cây ngô trong gia đoạn 2008 - 2010 diện tích có giảm do ảnh hưởng của thời tiết vào cuối năm 2008 nhưng tốc độ tăng trưởng trong cả giai đoạn 2000 - 2010 vẫn có sự tăng trưởng nhanh.
Đặc biệt, hai loại cây công nghiệp ngắn ngày là đỗ tương và lạc, trong giai đoạn 2000 - 2010 mặc dù năng suất tăng cao nhƣng lại giảm mạnh về diện tích và sản lƣợng. Đây là hai loại cây công nghiệp khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Thái Nguyên và có giá trị kinh tế khá nên trong thời gian tới cần đƣợc quan tâm phát triển.
* Nhóm cây dài ngày
Cây chè: là cây kinh tế mũi nhọn, tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nước. Sản xuất chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, mở rộng diện tích chè thương phẩm.
Diện tích và sản lƣợng chè liên tục tăng qua các năm:
Header Page 82 of 148. 64
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000
2000 2005 2006 2008 2010 2012 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000
Diện tích Sản lượng
Hình 2.12. Diện tích và sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2012 Cây chè phân bố ở cả 9 địa phương trong tỉnh, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở các huyện: Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phổ Yên và TP Thái Nguyên, trong đó Đại Từ là huyện có diện tích và sản lƣợng chè lớn nhất tỉnh. Một số vùng chè đặc sản nổi tiếng có thể kể đến như: Tân Cương (TP Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ) và Trại Cài (Đồng Hỷ) [83],[89].
+ Chăn nuôi
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2012 đạt 2.851,13 tỉ đồng (giá so sánh 2010). Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong những năm qua tăng nhanh do chủ trương của tỉnh khuyến khích phát triển chăn nuôi trên cơ sở đầu tư phát triển đàn bò thịt tại các địa phương bằng hình thức hỗ trợ vốn, hỗ trợ con giống.
- Hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi hộ và chăn nuôi trang trại. Mô hình chăn nuôi theo trang trại đang được các địa phương tích cực triển khai. Đến nay, số lƣợng trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khoảng 400 trang trại.
- Ngành lâm nghiệp
+ Ngành lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 3,18% - 2012).
+ Theo niên giám thống kê năm 2012, tổng diện tích rừng của tỉnh Thái Nguyên là 178.815 ha (chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên là 95.077 ha (chiếm 53,2% tổng diện tích rừng), rừng trồng là 83.739 ha
Tấn ha
(46,8% tổng diện tích rừng). Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh tăng từ 44,2% năm 2005 lên 50% năm 2012.
+ Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đang có những bước phát triển rõ rệt, đặc biệt là sự chuyển dịch từ phát triển âm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng tham gia, đặc biệt là dự án trồng cây phân tán được triển khai từ năm 2002, qua đó nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức xã hội về vai trò và lợi ích của việc trồng rừng. Sản phẩm rừng trồng của tỉnh hiện nay do các hộ dân và doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu tiêu thụ cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của tỉnh và một phần nhỏ cho các cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng ở các huyện và thành phố Thái Nguyên.[18],[83],[89]
+ Trong giai đoạn 2000 - 2012, diện tích rừng bị thiệt hại của tỉnh cũng không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là do cháy rừng hoặc do bị chặt phá bừa bãi.
Năm 2000 diện tích rừng bị cháy là 2,72 ha, đến năm 2009 tăng lên là 15,99 ha.
Diện tích rừng bị chặt phá năm 2000 là 1,0 ha đến năm 2005 tăng lên 3,48,0 ha và đến năm 2012 là 13,76 ha [9]. Diện tích rừng bị thiệt hại nhƣ trên, đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sẽ rất nguy hiểm đối với môi trường và hoạt động sản xuất của tỉnh, vì đa số rừng bị thiệt hại đều là rừng đầu nguồn có vai trò điều tiết nước và giá trị sinh thái lớn.
- Ngành thủy sản
Tiềm năng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 6.925 ha mặt nước. Năm 2012, giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 đạt 235,16 tỉ đồng, chiếm 2,05% tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản. [83],[89].
b. Hoạt động công nghiệp
Giai đoạn 2005 - 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp đạt mức khá cao so với các ngành kinh tế khác (12,03%), chiếm 41,25% tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Ngành công nghiệp bước đầu đã được khẳng định là ngành trọng tâm có bước tiến rõ nét trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Công nghiệp Thái Nguyên phát triển tương đối hoàn thiện với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp nhƣ: chế biến nông, lâm sản, cơ khí, luyện kim, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng... Sản phẩm chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong ngành công nghiệp là than, thiếc thỏi, xi măng, thép cán kéo, giấy...
Đối với công nghiệp chế biến nông,lâm nghiệp, hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên có khoảng 30 doanh nghiệp chế biến chè, 3 doanh nghiệp chế biến thứ ăn gia súc, 5 Header Page 84 of 148. 66
nhà máy chế biến giấy, một nhà máy chế biến sữa và một số lò sấy thủ công chế biến hoa quả.
- Chế biến chè: trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp với tổng công suất chế biến 60.000 tấn chè tươi/năm. Nhiều cơ sở chè thuộc Tổng Công ty chè Việt Nam cũng có mặt tại Thái Nguyên nhƣ: Công ty chè Kim Anh, Công ty chè Bắc Sơn, Công ty chè Sông Cầu. Thái Nguyên còn có 54.400 cơ sở chế biến chè quy mô hộ gia đình. Trang thiết bị và công nghệ chế biến chè đang đƣợc hiện đại hóa.
- Chế biến thực phẩm: trên địa bàn tỉnh đang có một nhà máy chế biến sữa của Công ty Vĩnh Phúc với sản lƣợng sữa 40 triệu lít sữa/năm, một dây chuyền giết mổ lợn thường và lợn siêu nạc, một công ty liên doanh sản xuất nước chấm là Công ty công nghiệp Hoa Trân.
- Chế biến thức ăn gia súc: tại Thái Nguyên hiện có 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh, Công ty sản xuất thức ăn gia súc Trƣ Đại, Công ty thức ăn chăn nuôi Nam Hoa.
- Chế biến lâm sản: trên địa bàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến giấy với tổng công suất xấp xỉ đạt 30.000 tấn/năm. Trong đó có thể kể đến xưởng chế biến lâm sản của Công ty Việt Bắc, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty liên doanh chế biến lâm sản và trồng rừng ở Đồng Hỷ, Công ty lâm sản Bắc Thái, nhà máy ván dăm Lưu Xá.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với tình trạng chung của kinh tế cả nước, ngành công nghiệp Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Ngoài ra, một số cơ sở công nghiệp xử lý chất thải chƣa tốt gây tình trạng ô nhiễm môi trường. [18],[83],[89]
c. Hoạt động dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2012 khoảng 10%.
Năm 2012, ngành dịch vụ chiếm 37,77% tổng giá trị kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.