Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN
1.3.5. Đánh giá cảnh quan và hướng đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững
1.3.5.1. Đánh giá cảnh quan
Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là rất phức tạp. Đối tƣợng của ĐGCQ là các hệ địa lý, nhƣng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên (khách thể) và hệ thống kinh tế - xã hội (chủ thể). Theo tác giả Nguyễn Cao Huần "thực chất ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cƣ...)" [32].
Nói cách khác ĐGCQ là đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. Tuỳ thuộc từng mục đích cụ thể, lựa chọn kiểu đánh giá phù hợp. Có nhiều phương pháp đánh giá như: Đánh giá thích nghi sinh thái (đánh giá mức độ thuận lợi), đánh giá môi trường, đánh giá kinh tế cảnh quan,...), trong đó, đánh giá thích nghi sinh thái có vị trí rất quan trọng và thường được sử dụng trong các công trình nghiên cứu gần đây.
Ngày nay, đánh giá tổng hợp đã trở thành một công cụ khoa học hữu hiệu, đƣợc ứng dụng để giải quyết bài toán thực tiễn phát triển ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực.
Nghiên cứu cơ bản ĐGCQ SDHLTN và PTBV Tuỳ thuộc mức độ chính xác mà có thể phân chia các hình thức sau:
- Đánh giá định tính: là sự phân chia các cảnh quan thành các mức độ "tốt",
"xấu’" khác nhau dựa vào các cảm nhận chủ quan hoặc những phân tích đánh giá theo một cơ sở khoa học nhất định. Các kết quả đánh giá chỉ dựa trên tính chất bên ngoài của mỗi cảnh quan, bỏ qua dòng vật chất - năng lƣợng đầu vào và đầu ra.
Thang đánh giá có thể phân thành 3 cấp (tốt - trung bình - xấu) hoặc 5 cấp (tốt - khá - trung bình - kém - rất kém), hoặc nhiều hơn theo lãnh thổ nghiên cứu cụ thể.
- Đánh giá định lượng: Là đánh giá dựa trên kết quả phân tích các thông số của dòng chi phí - lợi ích, kết quả đánh giá thường biểu thị bằng các chỉ số định lượng như:
giá trị hàng hoá, năng suất, sản lượng... Đánh giá định lượng thường gặp nhiều khó khăn do phải phân tích nhiều thông số. Việc thu thập các số liệu thường không được nhƣ mong muốn.
- Đánh giá bán định lượng: trong nghiên cứu không phải bao giờ cũng có thể thực hiện đƣợc đánh giá định lƣợng. Đối với lãnh thổ rộng lớn và số liệu nghiên cứu chƣa đầy đủ thì việc nghiên cứu định lƣợng sẽ vô cùng phức tạp. Để khắc phục Header Page 44 of 148. 32
những khó khăn này người ta đã vận dụng phương pháp bán định lượng, kết hợp kết quả đánh giá phân tích định lƣợng với phân cấp đối tƣợng.
Nhƣ vậy, đánh giá định tính, định lƣợng hay bán định lƣợng là những công việc hết sức cần thiết đối với đánh giá CQ - đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên . 1.3.5.2. Nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái
a. Nguyên tắc đánh giá: Cần đảm bảo nguyên tắc khách quan, nghĩa là cần phải nghiên cứu kĩ đặc điểm các đơn vị CQ và nhu cầu sinh thái của các cây trồng nông, lâm nghiệp, từ đó đánh giá để xác định đƣợc mức độ thích hợp hay không thích hợp. ĐGCQ cũng cần đảm bảo nguyên tắc tổng hợp, xem xét các đánh giá theo nhiều yếu tố và chỉ tiêu để tìm được phương án đánh giá chung phù hợp. Mặt khác, cần nhận thấy rằng không phải các CQ là phù hợp hay không phù hợp phát triển một mục đích KT-XH nào đó một cách chung chung, mà các đơn vị CQ đó chỉ phù hợp hay không phù hợp với loại hình lựa chọn cụ thể (nhƣ loại CQ này có thể không phù hợp với phát triển loại cây trồng nông nghiệp nào đó, nhƣng lại rất phù hợp với phát triển các loại cây trồng lâm nghiệp). Nhƣ vậy, khi tiến hành ĐGCQ cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc đồng nhất tương đối.
b. Nội dung đánh giá: Theo tác giả Phạm Hoàng Hải [37], nội dung đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên - ĐGCQ đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Hình 1.5. Nội dung đánh giá cảnh quan
c. Quy trình, phương pháp đánh giá: Theo các bước chính sau [34],[50]:
- Xác định nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng và thống kê đặc tính các loại cảnh quan.
Đặc trƣng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên
Đặc điểm sinh thái công trình, đặc trƣng kĩ thuật – công nghiệp của các ngành sản xuất
Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu thực tiễn cụ
thể
- Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá: dựa vào nhu cầu sinh thái của cây trồng và tính chất của địa tổng thể theo phương pháp ma trận tam giác
- Đánh giá thành phần: gồm xây dựng bảng cơ sở đánh giá thành phần và đánh giá từng thành phần của cảnh quan
- Đánh giá chung và phân loại địa tổng thể: Theo công thức tính điểm trung bình cộng
n
i
i i
A K D
D n
1
1
Trong đó: DA: điểm đánh giá chung địa tổng thể A, Di: điểm đánh giá yếu tố thứ i, Ki: hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i, i: yếu tố đánh giá, i=1, 2,...,n.
Xác định trọng số của các yếu tố: Trong đánh giá CQ, vai trò của các yếu tố tham gia vào sự tạo thành mức độ thích nghi sinh thái của CQ là không giống nhau.
Việc xác định Trọng số Ki đƣợc dựa trên ý kiến của các chuyên gia hoặc theo phương pháp ma trận tam giác [50].
- Phân loại mức độ thích nghi sinh thái
Để phân loại mức độ thích nghi sinh thái các cảnh quan xây dựng bảng cơ sở đánh giá chung dựa vào kết quả tính điểm trung bình cộng. Khi xây dựng bảng cơ sở đánh giá chung, các nhà khoa học thường chia thành các cấp, mỗi cấp tương ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung.
Khoảng điểm D của các cấp trong trường hợp lấy đều nhau được tính theo công thức:
M D
D Dmax min
Trong đó:
+ Dmax là điểm đánh giá chung cao nhất + Dmin là điểm đánh giá chung thấp nhất + M là số cấp đánh giá.
Bảng 1.3. Bảng cơ sở đánh giá chung Cấp thích nghi Khoảng điểm
S1 (Rất thích nghi) 3
S2 (Thích nghi trung bình) 2
S3 (Kém thích nghi) 1
N (Không thích nghi) 0
Header Page 46 of 148. 34
- Đánh giá tích hợp: Là bước cuối cùng trong đánh giá cảnh quan đối với tất cả các chủ thể nhằm lựa chọn loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị cảnh quan.
- Kiểm chứng thực tế: Các kết quả đánh giá đƣợc kiểm chứng thực tế dựa trên các dữ liệu thu thập đƣợc ngoài thực địa và dữ liệu thống kê.
(1) Mục tiêu, nhiệm vụ
2.1. Xá c định nhu cầu sinh thá i
2.2. Lập bảng đặc tính cá c
địa tổng thể
(3) Lựa chọn cá c chỉ tiêu
đá nh giá
(4) Đ á nh giá thành phần
(5) Đ á nh giá chung
(6) Đ á nh giá tích hợ p
(8) Kiến nghị sử dụng Phù hợ p ví i thùc tiÔn Không phù hợ p
ví i thùc tiÔn
(7) Kiểm chứng thực tế