Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 47 - 54)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN

1.3.6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3.6.1. Quan điểm nghiên cứu

a. Quan điểm tổng hợp: Tổng hợp nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về các ĐKTN và TNTN, quy luật phân bố và sự biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa các hợp phần cấu thành nên địa tổng thể. Là sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể địa lý tự nhiên.

Trên quan điểm tổng hợp, việc nghiên cứu các thành phần tự nhiên đối với sự phát triển nông - lâm nghiệp cần đƣợc phân tích, đánh giá trong mối quan hệ của một tổng thể tự nhiên hoàn chỉnh và phải đảm bảo tuân thủ hai quy luật quan trọng:

- Các yếu tố ngoại cảnh tác động vào cây trồng một cách "đồng thời và tập thể". Vì vậy khi nghiên cứu cần có quan điểm tổng hợp, không thể tách rời một cách máy móc (Cain, 1994).

- Các yếu tố ngoại cảnh có vai trò quan trọng nhƣ nhau và không thể thay thế lẫn nhau. Nhưng sự sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc vào yếu tố có mặt ở mức thấp nhất (Liebging, 1840).

Quan điểm này đƣợc vận dụng khi nghiên cứu đặc điểm các nhân tố tự nhiên để xây dựng bản đồ CQ, phân tích mối quan hệ giữa các hợp phần trong cấu trúc tổng hợp thể địa lý tự nhiên để góp phần lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.

b. Quan điểm hệ thống: Mọi sự vật hiện tƣợng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành thể thống nhất hoàn chỉnh gọi là một hệ thống. Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau. Theo L.Bortalant thì: “Hệ thống là tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ".

Mỗi thành phần tự nhiên là một hợp phần của tổng thể tự nhiên (cấu trúc thẳng đứng của hệ thống), bản thân tổng thể tự nhiên là một hệ thống, hệ thống tự nhiên này không tách khỏi sự tác động tương hỗ với hệ thống kinh tế - hoạt động sống của con người (cấu trúc ngang của hệ thống).

Theo quan điểm hệ thống, các THTTN không chỉ có quan hệ tác động tương hỗ với quá trình trao đổi vật chất, năng lƣợng và thông tin mà còn có tác động dây chuyền, tạo nên phản ứng với các tác động. Đây chính là sự tự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên. Quan trọng hơn, các tác động này đƣợc đồng bộ theo quy mô tầng bậc, mỗi cấp THTTN đƣợc quy định bởi một mức trao đổi vật chất - năng lƣợng - thông tin để hình thành cấu trúc tầng bậc; trong mối tác động đó đã tạo nên sự chuyển biến về lƣợng để khi lƣợng tích lũy đủ lớn có thể làm thay đổi về chất, tạo nên một THTTN mới.

Để đáp ứng đƣợc mục tiêu của luận án, quan điểm hệ thống đƣợc vận dụng trong việc nghiên cứu cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên và mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong cấu trúc đó, ngoài ra còn xét đến sự tác động của con người làm thay đổi cấu trúc THTTN. Từ đó, là cơ sở cho việc kiến nghị, đề xuất bố trí cây trồng ở địa bàn nghiên cứu.

Header Page 48 of 148. 36

c. Quan điểm lãnh thổ: Đối tƣợng địa lý nào cũng cần xác định trên một lãnh thổ cụ thể, có sự phân hóa và phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó. Đồng thời, lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên, cũng nhƣ kinh tế - xã hội.

Trong quá trình nghiên cứu tổng hợp thể tự nhiên, tác giả nhận thấy sự thay đổi của một thành phần tự nhiên trong một bộ phận lãnh thổ đều có liên quan đến các bộ phận lãnh thổ thuộc khu vực khác và ngƣợc lại. Nói cách khác, khi nghiên cứu một bộ phận cảnh quan nào đó cần đặt nó trong toàn bộ cảnh quan lãnh thổ.

Đây là vấn đề mà trong khi định hướng khai thác và sử dụng tự nhiên lãnh thổ rất cần được lưu ý.

Trong luận án, quan điểm lãnh thổ đƣợc vận dụng trong việc phân tích không gian sinh thái - kinh tế liên vùng, là cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp phát triển bền vững nông, lâm nghiệp.

d. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mỗi THTTN đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi theo thời gian.

Mỗi đơn vị CQ cần phải có một thời gian dài để hình thành và phát triển. Trong quá trình phát triển, các đặc trƣng riêng của từng CQ đều bị thay đổi. Các biến động đều diễn ra trong những điều kiện địa lí và thời gian nhất định từ quá khứ, hiện tại để đi đến tương lai và đều có mối quan hệ nhân quả diễn ra trong những chu trình khép kín. Quá khứ là cái đã trôi đi về phương diện thời gian, nhưng lại in đậm dấu ấn trong tương lai.

Trong quá trình nghiên cứu, NCS xác định đƣợc nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, mức độ nhân tác trong quá khứ, nguyên nhân biến đổi hiện tại và dự báo xu thế phát triển tương lai của các CQ. Đây cũng là cơ sở để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và không gian lãnh thổ cho tỉnh Thái Nguyên - địa bàn lãnh thổ mà NCS nghiên cứu trong luận án.

e. Quan điểm phát triển bền vững: Là quan điểm xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội, hướng tới sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường của của một lãnh thổ. Sự hài hòa về các mục tiêu này không phải chỉ thể hiện đƣợc thông

qua các giá trị hữu hình mà còn phải thể hiện đƣợc qua các giá trịn vô hình của các THTTN, trong đó các giá trị về dịch vụ môi trường, dịch vụ văn hóa, không gian sinh tồn và sinh kế của con người...

Trong luận án, quan điểm phát triển bền vững đƣợc vận dụng trong việc kiến nghị các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, đảm bảo phát triển hài hòa trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.

f. Quan điểm kinh tế sinh thái: Để ngành nông nghiệp của một tỉnh có CQ đồi núi chiếm ưu thế như Thái Nguyên hướng tới PTBV thì vấn đề phát triển mô hình kinh tế sinh thái nông - lâm kết hợp là rất quan trọng. Việc kết hợp trồng trồng rừng với cây lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi gia súc ở các đơn vị diện tích có khả năng phát triển nông - lâm kết hợp vừa mang lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

Quan điểm kinh tế sinh thái đƣợc vận dụng trong luận án thông qua việc đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái ƣu tiên phát triển theo tiểu vùng cảnh quan ở tỉnh Thái Nguyên.

1.3.6.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tiếp cận, thu thập có chọn lọc các tài liệu liên quan đến nội dung luận án gồm: các tƣ liệu và bản đồ về các thành phần tự nhiên nhƣ: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật; các tƣ liệu về kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên nhƣ: dân cƣ, dân tộc, kinh tế, các tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

b. Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp này được vận dụng khi đề xuất định hướng quy hoạch phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần tôn trọng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc cảnh quan, tính ổn định và biến động của cảnh quan.

c. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)

Trong công tác điều tra tổng hợp lãnh thổ không thể thiếu vai trò của hệ thống bản đồ. Để đáp ứng mục tiêu của đề tài, phương pháp bản đồ được vận dụng Header Page 50 of 148. 38

vào việc thành lập bản đồ CQ tỉnh Thái Nguyên; các bản đồ đánh giá cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên; bản đồ định hướng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên... ở cùng tỉ lệ 1/100.000.

Các bản đồ này đƣợc thành lập trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng Mapinfo 9.5 và Arc Gis 10.0.

d. Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái

Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thuận lợi (hay mức độ thích nghi) của các cảnh quan và các hợp phần của chúng với dạng hoạt động kinh tế nào đó. Cụ thể, trong luận án này NCS đánh giá sự thích nghi của các loại cảnh quan đối với phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

e. Phương pháp khảo sát thực địa

Để thực hiện luận án, NCS đã có một số đợt khảo sát thực địa giúp quan sát, nghiên cứu đặc điểm phân hóa của tất cả các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật) và kinh tế - xã hội (sự phân bố dân cƣ, dân tộc, cơ sở hạ tầng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phát triển các ngành kinh tế...) của tỉnh Thái Nguyên; khảo sát thực trạng phát triển một số loại hình nông, lâm nghiệp và mô hình kinh tế sinh thái.

Kết quả cuối cùng, qua các đợt thực địa tác giả đã thu thập đƣợc những tài liệu cần thiết, chụp ảnh minh họa, cập nhật, chuẩn hóa các tài liệu, số liệu đã có và cuối cùng là khẳng định lại những kết quả đã thực hiện.

f. Phương pháp điều tra xã hội học

Là phương pháp thu thập thông tin từ những người dân có kinh nghiệm, các nhà quản lý hoặc các chuyên gia. Cơ sở của phương pháp là tiếp cận với người dân định cƣ lâu năm hoặc có kinh nghiệm nhằm mục đích thu thập thông tin về tình hình sử dụng TNTN, một số vấn đề về sản xuất, sinh sống của người dân như: sử dụng đất, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, tập quán sản xuất, hiệu quả kinh tế… đây là những dữ liệu quan trọng giúp cho việc đánh giá tài nguyên và đưa ra định hướng sử dụng khả thi cho địa phương.

Trong quá trình đánh giá, đề tài còn tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt trong việc lựa chọn trọng số, phân bậc, cho điểm các chỉ tiêu.

Sử dụng phương pháp này nhằm tăng cường tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá.

Công tác chuẩn bị

(Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu và xây dựng kế hoạch thực hiện)

Phân tích đa dạng cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

Phân vùng cảnh quan

(đặc điểm, chức năng các tiểu vùng cảnh quan)

Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên - Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp theo các tiểu vùng cảnh quan - Một số giải pháp phát triển bền vững nông, lâm nghiệp

Hình 1.7. Quy trình nghiên cứu và phân tích cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp

Xây dựng cơ sở lý luận và

phương pháp nghiên cứu Thu thập tài liệu, số liệu

Xây dựng hệ thống phân loại

Bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1/100.000 Đặc điểm các

nhân tố tạo thành THTTN

Đa dạng cấu trúc không gian,

cấu trúc chức năng và động lực của THTTN

Đánh giá các THTTN tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển

nông, lâm nghiêp

Cách tiếp cận, phân tích hiện trạng và định hướng quy hoạch

phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh

Header Page 52 of 148. 40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

1. Tài liệu tổng quan về lý luận của luận án là những công trình khoa học có giá trị. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu các THTTN (CQ) phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là hướng nghiên cứu có bề dày lịch sử, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Các nghiên cứu mang tính lý luận là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp cho tác giả có được cơ sở khoa học và phương pháp đánh giá phù hợp, đánh giá các THTTN tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững. Hiện nay, hướng nghiên cứu này vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, phát huy tính ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá một hoặc một số hợp phần tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đa số các công trình chƣa nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ giữa các hợp phần cấu tạo nên tổng hợp thể tự nhiên nhằm xác định mức độ thích hợp của các THTTN cho các loại hình sử dụng nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào phân tích cấu trúc các THTTN tỉnh Thái nguyên phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững. Do vậy, hướng nghiên cứu của luận án có đủ cơ sở khoa học để thực hiện.

3. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp đánh giá các THTTN tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp là hết sức quan trọng. Đây là một trong những cơ sở để đưa ra định hướng và các giải pháp phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)