NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 27 - 30)

1.3.1. Những giá trị cần tham khảo của các công trình liên quan

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều luận giải các vấn đề về QCN, bảo đảm và thực hiện QCN, tác động của HNQT đến QCN, về nhà nước đối với việc bảo đảm QCN, các giải pháp, kiến nghị về phát huy nhà nước đối với việc bảo đảm QCN, nhất là trong thời kỳ HNQT... Các công trình khoa học trên có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, gợi mở nhiều vấn đề để tác giả luận án triển khai kết quả nghiên cứu theo hướng mới.

Các giá trị khoa học của các công trình được luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc nhằm thực hiện được mục tiêu chính của luận án. Sau khi nghiên cứu các công trình trên, tác giả luận án rút ra một số kết luận sau:

Một là, dựa trên kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm QCN, các công trình khoa học đã đưa ra bức tranh chung về sự hình thành và phát triển những vấn đề lý luận về QCN và thực tiễn bảo đảm QCN. Mặc dù cách tiếp cận và luận giải khác nhau, nhưng các tác giả đều có chung quan điểm:

Thứ nhất, về khái niệm QCN, dù cách định nghĩa có khác nhau, song đều khẳng định QCN là những nhu cầu tự nhiên, bẩm sinh, vốn có của con người để tồn tại với tư cách là một "thực thể tự nhiên" và với tư cách là một thực thể xã hội, được nhà nước thừa nhận và bảo đảm bằng pháp luật [58], [59], [61], [101], [138], [144]...

Thứ hai, về bảo đảm QCN, có nhiều công trình nghiên cứu về bảo đảm QCN, tuy nhiên phần lớn đều tập trung phân tích những kết quả và thực trạng việc bảo đảm QCN, còn việc định nghĩa thế nào là bảo đảm QCN chưa có nhiều công trình đề cập.

Trong các tài liệu mà tác giả có điều kiện tham khảo, một vài công trình có đề cập đến khái niệm bảo đảm QCN, song chủ yếu nhấn mạnh tới chủ thể có nghĩa vụ là nhà nước còn các chủ thể khác chưa được đề cập đến [41], [99], [90], còn phân lớn các công trình khác đều đề cập đến bảo đảm QCN từ góc độ phân tích về các cơ chế và điều kiện đảm bảo QCN ở Việt Nam như bảo đảm về mặt pháp luật, bảo đảm về mặt chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy bảo đảm QCN... [17], [43], [52], [59], [91], [6],... Nhiều công trình đề cập đến bảo đảm QCN thông qua việc phân tích, khái quát những thành tựu và hạn chế về QCN mà Việt Nam đạt được [17], [19], [42], [91], [103]... Đây là những tư liệu quan trọng để chúng tôi tiếp thu và tiếp tục làm sâu sắc hơn trong Chương 2 và Chương 3 của Luận án.

Hai là, nhiều công trình tập trung phân tích tác động của TCH và HNQT đến QCN và nhà nước đối với việc bảo đảm QCN, trong đó nhấn mạnh: TCH và HNQT mở ra nhiều cơ hội cho mở rộng và thực thi QCN, song cũng đặt nhà nước trước nhiều thách thức bởi việc tuân thủ các định chế quốc tế cùng với sự can thiệp của các tổ chức quốc thế, các tổ chức tài chính, các tổ chức xã hội dân sự...vai trò của nhà nước dường như bị thu hẹp. Điều này đã và đang là trở ngại cho việc nâng cao tính hiệu quả của nhà nước đối với việc bảo đảm QCN. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là tư liệu quan trọng và hữu ích để luận án đề xuất cách tiếp cận mới cơ chế bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT [12], [22], [40], [54], [57], [70], [106]...

Ba là, nhiều công trình đã đi sâu phân tích, làm rõ vai trò quan trọng của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm QCN. Các nghiên cứu đi sâu lý giải tầm quan trọng của nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực cao nhất và duy nhất có khả năng bảo đảm QCN.

Do đó, Nhà nước phải được coi là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện QCN, kiềm chế, không can thiệp (cả trực tiếp và gián tiếp) vào việc hưởng thụ các QCN đã được ghi nhận trong pháp luật; xây dựng các kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm mọi công dân được hưởng thụ các QCN ở mức cao nhất có thể; tổ chức thực hiện trên thực tế các biện pháp cụ thể bảo đảm QCN cho người dân. Để thực hiện tốt các nghĩa vụ trên, nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm QCN, xây dựng cơ chế bảo đảm QCN; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ QCN; thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tham gia hợp tác quốc tế trên lĩnh vực QCN...

Những giá trị khoa học này có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, là tiền đề để luận án phân tích sâu sắc hơn cơ sở triết học của vai trò nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong HNQT [20], [22], [36], [63], [65], [91], [120], [121]...

Bốn là, các công trình nghiên cứu đã đề xuất phương hướng, kiến nghị, giải pháp quan trọng mà Nhà nước ta cần phải làm để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo đảm QCN của mình. Nhiều kiến nghị có giá trị khoa học và thiết thực cho các nhà hoạch định chính sách, thực thi chính sách, các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước, cơ quan nghiên cứu, giảng dạy và các nhà khoa học như kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật mang tính đồng bộ về QCN; củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước để bảo vệ QCN; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trên lĩnh vực QCN; thực hiện cải cách tư pháp; cải cách hành chính; phát triển kinh tế gắn

với bảo đảm QCN; tuyên truyền giáo dục QCN; tăng cường HTQT trên lĩnh vực QCN... Đây là những hướng gợi mở quan trọng để luận án đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT [18], [20], [22], [54], [120], [126], [138]...

1.3.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã có nhiều đóng góp khoa học quan trọng khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về QCN, bảo đảm QCN, thực tiễn bảo đảm QCN, tác động của TCH và HNQT đến QCN và Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm QCN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT, nhất là tiếp cận dưới góc độ triết học thì hầu như chưa có.

Do đó, hướng nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề này trong luận án là hoàn toàn mới. Kế thừa những giá trị mà các công trình trước, luận án tiếp tục đi sâu phân tích những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ khái niệm QCN, bảo đảm QCN, phân tích đặc trưng bản chất của QCN, các điều kiện bảo đảm QCN.

Thứ hai, luận án phân tích và luận giải về tầm quan trọng của nhà nước đối với việc bảo đảm QCN; phân tích những biểu hiện cụ thể của vai trò nhà nước đối với việc bảo đảm QCN; đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và khu vực trong việc phát huy tính hiệu quả của nhà nước đối với việc bảo đảm QCN làm cơ sở để so sánh với việc bảo đảm QCN của Nhà nước Việt Nam.

Thứ ba, luận án góp phần làm rõ khái niệm HNQT, quá trình HNQT của Việt Nam, tác động HNQT đến QCN và Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm QCN.

Thứ tư, luận án đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm QCN, đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân, cũng như những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT.

Thứ năm, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xác định rằng, đây là vấn đề rất mới và khó, nên những kết quả nghiên cứu trong luận án chỉ là bước đầu, vấn đề này vẫn cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong những công trình tiếp theo.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)