Nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế phải phù hợp với quy định của Luật quốc

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 116 - 119)

Chương 4 NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

4.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN

4.1.1. Nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế phải phù hợp với quy định của Luật quốc

Việt Nam đã và đang thu được nhiều thành tựu quan trọng về QCN, thế và lực của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình nhằm phá hoại sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm QCN trong điều kiện HNQT phải phù hợp với những quy định của luật pháp quốc tế về QCN trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.

Để bảo đảm tốt các QCN phải có các tiền đề nhất định, trong đó, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Thực tiễn lịch sử Việt Nam và nhiều nước vừa trải qua đấu tranh giành độc lập đã chứng minh, đất nước bị nô lệ thì người dân không thể có tự do và QCN theo đúng nghĩa. Vì vậy, các dân tộc bị áp bức đã không nề hy sinh, mất mát để giành và giữ nền độc lập và quyền dân tộc tự quyết. Do đó, độc lập dân tộc, dân tộc tự quyết đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nhân quyền. Nói cách khác, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là điều kiện tiên quyết để bảo đảm QCN. Không có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, không thể nói đến việc bảo đảm các QCN một cách trọn vẹn.

Theo Luật quốc tế về QCN, bảo đảm QCN trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm của quốc gia. Theo đó, "không quốc gia nào, kể cả Liên hợp quốc, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia". Độc lập dân tộc, chủ quyền

quốc gia là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế giải quyết các vấn đề liên quan đến QCN, do đó, "không sử dụng quyền con người làm công cụ gây sức ép chính trị" [5, tr.2].

Chủ quyền quốc gia có vị trí quan trọng đặc biệt bởi vì, quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết dân tộc chỉ có thể bảo đảm và bảo vệ vững chắc khi chủ quyền quốc gia không bị xâm phạm và trong quốc gia có chủ quyền đó, các QCN của người dân mới có điều kiện bảo đảm và thực hiện. Ngày nay, QCN đã được quốc tế hóa về nhiều mặt, nhưng việc bảo đảm QCN chủ yếu vẫn thuộc thẩm quyền của các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền rất quan trọng vì nó có thể bổ sung nguồn lực và kinh nghiệm trong việc bảo đảm QCN. Tuy nhiên, các cơ chế nhân quyền quốc tế chỉ nhằm bổ sung chứ không thể thay thế các cơ chế đang vận hành ở mỗi quốc gia. Các quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện lịch sử, kinh tế, chế độ xã hội, truyền thống văn hóa,...

mà bảo đảm và thực thi QCN ở những mức độ khác nhau. Không có bất cứ quốc gia nào hay một tổ chức nào có thể đảm đương được việc thực hiện QCN thay cho một quốc gia khác, nhất là đối với các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Đây là những nguyên tắc cơ bản hàng đầu để phát huy vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm QCN.

Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là đòi hỏi hàng đầu trong việc bảo đảm và thực thi nhân quyền, nhưng điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là nhà nước phải sử dụng các điều kiện này để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi thành viên của quốc gia. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa quyền dân tộc tự quyết với QCN và trở thành định hướng chính trị quan trọng trong mọi hoạt động bảo vệ QCN của Nhà nước Việt Nam.

Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là mục tiêu xuyên suốt của Đảng ta và là khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam. Tư tưởng này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết và khẳng định bằng cụm từ ngắn gọn "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Giành độc lập là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nhà nước phải sử dụng các điều kiện này để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi thành viên của quốc gia, bởi nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa QCN với quyền dân tộc tự quyết và trở thành định hướng quan trọng trong mọi hoạt động bảo vệ QCN của Nhà nước Việt Nam.

Việc xác định đúng đắn vị trí của độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trong quan hệ với việc bảo đảm và hiện thực nhân quyền không chỉ có ý nghĩa khuyến khích các quốc gia tôn trọng bảo vệ QCN trong quốc gia, dân tộc mình, mà còn tăng cường sự

HTQT và sự tham gia của các nước vào các Công ước quốc tế về QCN, tiếp thu những giá trị của QCN, gánh và chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tôn trọng các QCN và tự do cá nhân theo quy định của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Kiên trì quan điểm phát huy vai trò Nhà nước trong việc bảo đảm QCN phù hợp với các quy định quốc tế về QCN trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, để phát huy vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm và mở rộng QCN, Nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực chuyển hóa các quy định của các Công ước quốc tế về QCN phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Trong quá trình HNQT, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nguyên tắc giải quyết mọi mâu thuẫn, khác biệt trong quan niệm, cách thức giải quyết vấn đề QCN trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Thế giới hiện đại đang biến đổi hết sức nhanh chóng và phức tạp, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tùy thuộc lẫn nhau để phát triển. Sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc không tách rời sự phát triển chung của nhân loại. Bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia không tách rời xu thế liên kết quốc tế để phát triển. Do đó, việc mở rộng các QCN ở các quốc gia đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia mình phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, tôn trọng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật quốc tế về QCN. Tôn trọng và bảo vệ QCN đang trở thành nguyên tắc ứng xử toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào khi tham gia vào các sinh hoạt quốc tế đều phải thừa nhận các công ước hay hiệp định song phương hay đa phương; thể chế hóa những nội dung cơ bản của các công ước và hiệp định đó thành luật pháp quốc gia; xây dựng và hoàn thiện những đạo luật tương đồng với các nước khác; tăng cường hệ thống thực thi pháp luật.

Do đó, nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm các QCN không thể tách rời việc giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nguyên tắc này đã được khẳng định trong Cương lĩnh năm 2011 của Đảng ta, đó là " bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội" [33, tr.81]. Quan điểm này không những phù hợp với các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế mà còn đáp ứng được vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Ngày nay, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia còn bao gồm cả việc đưa đất nước tránh khỏi sự lệ thuộc về kinh tế, lệ thuộc vào các định chế quy định được tạo ra bởi các cường quốc và các định chế toàn cầu. Trong bối cảnh TCH và tranh chấp lãnh thổ diễn ra gay gắt, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là một thách thức lớn.

Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng nâng cao nhận thức xã hội về yêu cầu này; đồng thời nỗ lực xây dựng và thực thi chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Mục tiêu chung hiện nay là, một mặt cần tạo ra sức mạnh tổng hợp cả về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; mặt khác tránh để đất nước rơi vào vòng xoáy xung đột và bị chi phối bởi các liên minh quân sự, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, xây dựng các chiến lược, chính sách và các biện pháp để bảo đảm và mở rộng các QCN.

Như vậy, việc bảo đảm QCN của Việt Nam trách nhiệm đầu tiên và trước hết thuộc về Nhà nước. Việc mở rộng và thực thi các QCN phải phù hợp với pháp luật quốc tế trên cơ sở sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Nếu không nhận thức sâu sắc trách nhiệm này, Nhà nước không thể tạo ra những chuyển biến có tính chất cách mạng từ tư duy đến hoạt động, từ việc đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại đến việc chỉ đạo cụ thể toàn bộ quá trình bảo đảm, thực thi, mở rộng và HNQT trên lĩnh vực QCN trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)