Những hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 98 - 101)

Chương 3 NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM

3.2. THỰC TRẠNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.2.2. Những hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Thành tựu của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm QCN thời gian qua là đáng tự hào, tuy nhiên, QCN là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, do đó, việc bảo đảm QCN của Nhà nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, hạn chế trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về QCN

Thời gian qua, Nhà nước ta có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về QCN, song chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Hệ thống chính sách, pháp luật về QCN mặc dù được bổ sung và hoàn thiện, song vẫn còn nhiều bất cập, bộc lộ nhiều "khoảng trống" chưa theo kịp với thực tiễn. Nhiều quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, nhiều văn bản luật tính khả thi chưa cao, chưa theo kịp với yêu cầu bảo đảm các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Số lượng các văn bản pháp luật quá nhiều, hình thức văn bản, nhiều cấp độ hiệu lực khác nhau, lại không được thường xuyên rà soát, hệ thống hóa toàn diện gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện.

Số lượng các văn bản luật, pháp lệnh về quyền tự do dân chủ của công dân ban hành khá ít; một số dự án luật đã được đưa vào chương trình nghị của Quốc hội nhưng nội dung chưa đáp ứng, thời điểm chưa phù hợp và một số lý do khác nên chưa được ban hành, tạo nên hiện tượng gọi là quyền "treo", ít có hiệu lực thực tế, như: quyền lập hội, biểu tình, tiếp cận thông tin. Trong một số lĩnh vực, pháp luật còn có những quy định gây trở ngại cho việc bảo vệ các quyền đã được công nhận trong Hiến pháp, như quyền có luật sư, quyền được suy đoán vô tội, quyền được im lặng của bị can, bị cáo, người bị bắt giữ, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin...

Ngoài ra, tình trạng kém hiệu quả của pháp luật trong bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, bảo vệ các quyền về kinh tế, xã hội của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp cũng khá phổ biến. Tất cả những bất cập trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật đã và đang tạo kẽ hở trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác, làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật và phần nào làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo vệ QCN.

Thứ hai, trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về QCN có nhiều đổi mới, tuy nhiên, quá trình tổ chức thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Điển hình là tình trạng chậm trễ trong việc thi hành các quy định của Hiến

pháp, luật và chính sách. Ở nước ta, theo quy trình sau khi Luật ban hành thì phải có các văn bản hướng dẫn thi thành luật. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật cùng với một số lượng "khổng lồ" các văn bản hướng dẫn thi hành luật với nhiều cấp độ khác nhau đã và đang là trở ngại cho việc thực thi chính sách, pháp luật trên thực tế. Tình trạng Hiến pháp chờ Luật, Luật chờ Nghị định và Nghị định cũng bị "treo" nếu chưa có Thông tư hướng dẫn diễn ra khá phổ biến.

Chẳng hạn, Luật bình đẳng giới được thông qua từ tháng 11 năm 2006 nhưng đến tháng 6/2008 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành. Luật phòng, chống HIV/AIDS có hiệu lực từ tháng 6 năm 2006 nhưng đến tháng 6 năm 2007 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; Luật Phòng chống bạo lực gia đình thông qua từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 2 năm 2009 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành; Luật Người cao tuổi ban hành ngày 23/11/2009, có hiệu lực ngày 01/1/2010, nhưng cũng phải 1 năm sau mới có văn bản hướng dẫn thi hành, Luật về người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01/01 /2011 nhưng đến ngày 10/4/2012 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật...Đến tháng 6/2014 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của luật Bình đẳng giới về việc hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Sự chậm trễ này làm cho các quy định của pháp luật chậm được triển khai trong thực tế.

Sự chồng chéo và "dư thừa" các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã làm cho nhiều quy định của pháp luật không thể đi vào cuộc sống. Chẳng hạn, để thực hiện được Pháp lệnh thi hành án dân sự (2004), cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Đó là chưa kể đến tình trạng hướng dẫn không đúng với quy định của văn bản Luật diễn ra thường xuyên.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 2003 đến tháng 1/2013, các bộ, ngành và địa phương đã kiểm tra 2.353.490 văn bản, trong đó, các bộ, ngành kiểm tra 43.262 văn bản, phát hiện được 63.277 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản. Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến hết ngày 30/4/2014, trong tổng số 1.574 văn bản đã kiểm tra thì đã có 312 văn bản có dấu hiệu trái luật, trong đó 54 văn bản sai về nội dung, còn lại văn bản sai về thể thức văn bản, thẩm quyền ban hành [100]. Thực tế này đã và đang tạo ra những "khoảng trống" của pháp luật, tạo kẽ hở cho một số cơ quan, cá nhân sử dụng quyền lực một cách tùy tiện vi phạm QCN của công dân.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về QCN của Nhà nước thời gian chưa sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn nhiều biểu hiện hình thức, kém hiệu quả. Cơ chế bảo đảm cho việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, thực hiện kết luận thanh tra chưa cụ thể, rõ ràng, hiệu lực pháp lý chưa cao. Nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng chưa được xử lý kịp thời. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ năm tháng 1/2015, xử lý các vi phạm sau thanh tra đạt 70% (trước đó chỉ đạt 20 đến 30%). Đó là chưa kể nhiều sai phạm có kết luận của thanh tra nhiều năm vẫn không được xử lý hoặc xử lý qua loa, chiếu lệ. Đơn cử vụ việc sai phạm trên lĩnh vực đất đai ở xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, Thái Bình đã có kết luận của thanh tra từ năm 1998 nhưng đến tháng 4 năm 2015 vẫn chưa được xử lý. Việc chậm trễ trong xử lý sai phạm sau thanh tra làm giảm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ QCN.

Thứ ba, trong xây dựng và hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền con người Việc hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QCN của Nhà nước ta những năm qua đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên đến nay, các thiết chế này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước được đổi mới, sắp xếp lại nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhiều tầng, nấc trung gian, nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương được phân chia làm nhiều cấp khiến cho bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều nấc trung gian, không rõ chức năng thẩm quyền dẫn đến chồng chéo, đùn đẩy công việc. Việc đổi mới chính quyền địa phương theo phương án nào vẫn đang là vấn đề còn tranh luận. Chính sự "chưa ngã ngũ’ này đang là trở ngại cho việc cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, giảm hiệu quả của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN.

Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều khâu trung gian, "chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu chưa thật sự rõ, cơ chế vận hành và mối quan hệ còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ"

[131, tr.20], dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, gây nhiều phiền hà cho dân. Thủ tục hành chính tuy được đổi mới nhưng vẫn còn chồng chéo, công tác cải cách chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước còn mang nặng tính hình thức (như việc tổ chức thăm dò ý kiến của tập thể người lao động trong cơ quan để đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo...). Những hạn chế trên đã và đang tác động tiêu cực đến Nhà nước trong việc bảo đảm QCN.

Thứ tư, trong hợp tác quốc tế về quyền con người

Hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực QCN của Nhà nước ta đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:

Các báo cáo định kỳ về việc thực hiện các Công ước quốc tế về QCN (Báo cáo về tình hình thực hiện quyền phụ nữ; quyền trẻ em; quyền của người thiểu số về dân tộc)...

còn chưa được thực hiện kịp thời, đúng hạn.Theo yêu cầu của các Công ước quốc tế về QCN, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện Công ước về QCN theo định kỳ, tuy nhiên vì những lý do khác nhau, Báo cáo của Việt Nam thường không đúng kỳ hạn, nội dung Báo cáo chưa phản ánh hết đóng góp của quá trình đổi mới trên lĩnh vực QCN. Điều này làm giảm chất lượng của các báo cáo, tạo cơ hội để các thế lực thù địch chống phá ta trên lĩnh vực QCN.

Công tác đấu tranh chống các thế lực thù địch bên ngoài trên lĩnh vực QCN chưa có chiến lược dài hạn và phương thức đấu tranh cụ thể mà chủ yếu đấu tranh theo kiểu

"đánh đâu đỡ đấy"; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị;

chưa tạo được thể chủ động trong công tác đấu tranh nhân quyền.

Công tác thông tin, tuyên truyền về thành tựu bảo đảm QCN của Việt Nam chủ yếu tập trungở các thành tựu về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (xóa đói giảm nghèo; an sinh xã hội; giáo dục...). Những thành tựu về quyền dân sự, chính trị (quyền tự do báo chí; tự do tôn giáo, tự do thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội...);

thành tựu hoàn thiện pháp luật về QCN; dân chủ hóa hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp chưa được tuyên truyền đúng mức, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng, vu cáo ta vi phạm dân chủ, tôn giáo, tự do thông tin....

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)