Những thành tựu chủ yếu của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 80 - 98)

Chương 3 NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM

3.2. THỰC TRẠNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.2.1. Những thành tựu chủ yếu của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế

Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định, trong điều kiện HNQT, Nhà nước Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có bảo đảm QCN. Cụ thể:

Thứ nhất, trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền con người Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về QCN có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm QCN. Thời gian qua, Nhà nước ta đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về QCN, tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật. Phương pháp "tiếp cận dựa trên

quyền con người", đặt con người vào "vị trí trung tâm", "mọi mục tiêu, động lực sự phát triển là vì con người, do con người" [32, tr.154], bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con người đã trở thành một nguyên tắc trong hoạch định chính sách, pháp luật của nhà nước.

Nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và bảo vệ các QCN, minh bạch hóa trách nhiệm nhà nước đã được thẩm thấu vào trong quy trình xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật về QCN. Nhiều chính sách kinh tế, chính sách xã hội hướng tới việc bảo đảm QCN theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử được ban hành như: chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; chính sách bảo vệ quyền tự do sản xuất, kinh doanh; chính sách lao động, việc làm; chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách bảo hiểm y tế; chính sách giáo dục; chính sách bảo hộ người tiêu dùng; chính sách bảo hộ quyền đấu tranh, bãi công của công nhân đối với các chủ doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội; chính sách ưu đãi đặc biệt (cho người già, trẻ em; người dân tộc thiểu số...). Các chính sách kinh tế, xã hội đó góp phần vào sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tiền đề quan trọng cho việc bảo đảm QCN.

Xuất phát từ nghĩa vụ quan trọng và cơ bản "định ra các đạo luật" xác định các QCN và QCD, "quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" [96, tr,70], những năm qua, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm các QCN. Chẳng hạn, từ khi đổi mới và hội nhập đến nay, Nhà nước ta đã hai lần sửa đổi Hiến pháp vào năm 1992 và 2013 cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

Tốc độ xây dựng luật của Việt Nam tăng. Số lượng các văn bản luật được sửa đổi và ban hành mới tăng nhanh qua các năm. Theo số liệu của cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia, chỉ trong thời gian từ tháng 12/1986 đến hết năm 2013, nhà nước ta đã ban hành được 471 Luật, Bộ luật, Pháp lệnh (gồm 290 luật, bộ luật và 181 pháp lệnh), gấp gần 7 lần số lượng luật, bộ luật, pháp lệnh mà nhà nước ta ban hành (từ năm 1945 đến năm 1986). Năm 2014, năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Quốc hội đã thông qua 29 luật, cho ý kiến lần đầu với 28 dự án luật khác liên quan đến QCN [42].

Kết quả này góp phần thể chế hóa các quy định của Hiến pháp vào cuộc sống, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc quản lý đất nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Không chỉ gia tăng về số lượng mà chất lượng các luật của Việt Nam cũng được nâng cao. Việc sửa đổi đổi, ban hành Hiến pháp 1992 đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Nhà nước Việt Nam trong tư duy pháp lý về QCN. Lần đầu tiên trong lịch sử lập

hiến Việt Nam, thuật ngữ quyền con người được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp.

Điều 50, Hiến pháp quy định "Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [95, tr.153]. Từ quy định có tính nguyên tắc này, Hiến pháp 2013 mở rộng chủ thể của các QCN, trong đó có các quyền và tự do cơ bản của công dân. Nếu như ở Hiến pháp 1992, khái niệm quyền con người chỉ chủ yếu dừng lại ở chủ thể là "công dân" thì ở Hiến pháp 2013, các chủ thể của các QCN thuộc về tất cả mọi người chứ không chỉ là công dân.

Việc ghi nhận này có ý nghĩa quan trọng trong việc nội luật hóa các Công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, đồng thời, quan trọng hơn là tránh được sự nhầm lẫn giữa quyền QCN và QCD thường mắc phải trong các Hiến pháp trước đó. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã bổ sung thêm một số quyền mới mang tính thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thể hiện vai trò làm chủ thực chất của người dân như: quyền được giữ bí mật thông tin; quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương; quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và danh dự; quyền được sở hữu về thu nhập hợp pháp, về nhà ở; quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm; quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa, sử dụng các giá trị văn hóa, quyền được sống trong môi trường trong lành...

Việc ghi nhận các quyền mới của con người trong Hiến pháp 1992 và 2013 đã phản ánh xu thế hội nhập của đất nước, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm các QCN ở Việt Nam. Điều này cũng thể hiện những nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và thừa nhận các QCN phổ biến được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, là sự năng động, nhạy bén của Nhà nước trong việc xử lý mối quan hệ biện chứng giữa QCN phổ biến với đặc thù về lịch sử, văn hóa của các quốc gia, giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong quá trình hoàn thiện pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những quy định và cam kết quốc tế, bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Cùng với việc ghi nhận quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Hiến pháp 1992 và sau này là Hiến pháp 2013 quy định về bản chất quyền lực của Nhà nước Việt Nam là "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân" [96, tr.178]. Do đó, trách nhiệm

của nhà nước là phải "bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;

công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân..." (Điều 3, Hiến pháp 2013). Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Điều 8). Vì vậy, nghĩa vụ của Nhà nước là: tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân (Điều 28); tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội (Điều 59)...

Các quy định trên một lần nữa khẳng định nghĩa vụ của nhà nước không chỉ là ghi nhận các QCN mà còn có trách nhiệm tạo ra các cơ chế để bảo đảm các QCN đã được ghi nhận. Cùng với việc nâng cao số lượng và chất lượng các QCN trong Hiến pháp, Nhà nước chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản luật với các quy định cụ thể, dễ thực hiện, giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở các nguyên tắc chung nhằm giảm bớt việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phạm vi điều chỉnh của luật đã có nhiều thay đổi tích cực. Nếu như trước đây, các bộ luật chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực cụ thể của QCN thì nay, phần lớn các lĩnh vực của QCN về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quyền của các nhóm dễ tổn thương đều đã có luật điều chỉnh. Nhiều bộ luật được sửa đổi và ban hành mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền của người dân như: Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật sở hữu trí tuệ, Luật về môi trường, Luật người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật người cao tuổi, Luật nuôi con nuôi... (xem phụ lục 2, tr.170 ). Hiện nay, trong số 28 luật luật liên quan đến QCN đang được lấy ý kiến đóng góp thì có 12 văn bản thuộc lĩnh vực dân sự, chính trị và 16 văn bản thuộc lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa [42].

Quy trình xây dựng luật cũng được thay đổi theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. Đến nay, hầu hết các luật, bộ luật trước khi thông qua đều được thảo luận và lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân. Theo thống kê của Bộ tư pháp, trong đợt lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có 28.014 hội thảo, hội nghị được tổ chức lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 26 triệu lượt ý kiến góp

ý của các tập thể, cá nhân [15]. Điều này thể hiện tính dân chủ, khoa học trong quy trình làm luật.

Đánh giá một cách tổng quát, những kết quả đạt được trong việc ban hành chính sách, pháp luật về QCN của Nhà nước ta những năm qua là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về QCN, phù hợp với thực tiễn đòi hỏi trong nước cũng như đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới và HNQT. Các nguyên tắc, tiêu chuẩn về QCN trong luật nhân quyền quốc tế đã được quán triệt và trở thành nội dung quan trọng của văn bản pháp luật Việt Nam về QCN, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động bảo vệ và thực thi QCN.

Thứ hai, nhà nước tổ chức, thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người Trong thời kỳ đổi mới và HNQT, việc bảo đảm QCN trong thực thi Hiến pháp, pháp luật, chính sách đã được Nhà nước Việt Nam quan tâm một cách tích cực. Những nỗ lực của Nhà nước trong việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về QCN được thể hiện ở một số hoạt động chủ yếu sau:

Một là, Nhà nước chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai và thực hiện chính sách, pháp luật về quyền con người

Nếu như việc xây dựng chính sách, pháp luật là "đời sống thứ nhất" của pháp luật thì thực thi chính sách, pháp luật là nhằm tạo ra "đời sống thứ hai" cho pháp luật. Đây là khâu "trung tâm", có vị trí quan trọng để "kiểm định chất lượng" của chính sách, pháp luật và mức độ, hiệu quả của chính sách, pháp luật trong thực tiễn.

Thời gian qua, việc tổ chức và thực hiện chính sách, pháp luật về QCN đã được Nhà nước Việt Nam quan tâm một cách tích cực. Để triển thực hiện Hiến pháp, pháp luật hiệu quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, và các bộ ngành hữu quan đã ban hành nhiều Nghị quyết; Nghị định; Quyết định; Thông tư… quy định chi tiết thi hành luật; quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện luật; quy định về trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan; quy định về tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan trong việc thi hành Hiến pháp, Luật và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng, đối ngoại…

Do có sự "quan tâm đặc biệt" của Nhà nước, số lượng các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật tăng lên nhanh chóng. Tính từ 1990 đến hết năm 2013, Nhà nước ta đã ban hành 2738 Nghị định, 7080 Thông tư, Thông tư liên tịch của các bộ, ban, ngành [24] nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 1992, các Luật, bộ luật và các văn bản khác, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực thi Hiến pháp, pháp luật về QCN trong đó có nhiều Nghị định, Thông tư, hướng dẫn thi hành luật liên quan trực tiếp đến bảo vệ QCN như:

Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP, ngày 27/7/2009, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, ngày 28/3/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài...

So với trước, hệ thống các văn bản quan hướng dẫn thi hành luật ở nước ta không chỉ tăng về số lượng mà còn có những bước tiến vượt bậc về chất lượng. Theo đánh giá, hầu hết các văn bản hướng dẫn thi hành luật đều bám sát vào chủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quản lý nhà nước;

phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội; nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của quản lý nhà nước trên nguyên tắc thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành 31 Nghị định và 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn 11 luật có hiệu lực thi hành từ 26/6/2014 đến ngày 01/1/2015, trong đó nhiều Nghị định liên quan trực tiếp đến QCN như: Nghị định Quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo...Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, tạo cơ sở quan trọng để các quy định của Hiến pháp và pháp luật đi vào cuộc sống, bảo đảm QCN, đáp ứng yêu cầu của HNQT toàn diện.

Hai là, Nhà nước tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người

Giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về QCN là những hành vi pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm theo dõi việc thực hiện pháp luật về QCN của các tổ chức, cá nhân qua đó, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện được những bất cập, mâu thuẫn trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành, từ đó, đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Để thực thi chính sách, pháp luật hiệu quả, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm các quyền đã được công nhận trong Hiến pháp và luật như: quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước, xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền tiếp cận giáo dục, y tế; các quyền về lao động, việc làm, an sinh xã hội...

Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, năm 2013, ngành thanh tra đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính và 197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành;

phát hiện vi phạm và kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với những sai phạm về đất đai là 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người;

xử lý vi phạm hành chính là 675 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 28 vụ với 89 người. Trên lĩnh vực đất đai, Thanh tra Chính phủ phối hợp với một số cơ quan tổ chức thanh tra trên lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai ở 52 địa phương với 409 cuộc thanh tra. Kết quả thanh tra đã kiến nghị thu hồi 40,3 tỷ đồng, 401 ha đất, kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 72 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 2 vụ, 2 người. Trong đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra ở 58 địa phương và 1 bộ với 556 cuộc thanh tra. Kết quả thanh tra đã kiến nghị xử lý hành chính 90 tập thể, 136 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 1 vụ… [88].

Những kết quả trên cho thấy, hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, gắn với quá trình cung cấp các biện pháp cụ thể và hành chính, kinh tế, quy tắc, thủ tục, các dịch vụ xã hội cho việc bảo đảm QCN và ngăn chặn các hành vi vi phạm QCN theo pháp luật, do đó, nó có tác động sâu sắc đến thực tiễn bảo đảm QCN của các cơ quan công quyền ở trung ương và địa phương. Có thể khẳng định, những năm đổi mới, các QCN đã ngày càng được bảo đảm tốt hơn, đặc biệt Nhà nước đã có thái đội kiên quyết và nghiêm khắc với các biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật của các cá nhân và cơ quan nhà nước, tạo lòng tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Ba là, Nhà nước thực hiện lồng ghép quyền con người vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách phát triển.

Lồng ghép QCN vào quá trình xây dựng, thực thi các chương trình, chính sách phát triển là khâu quan trọng trong việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật. Đây là hoạt động được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, phản ánh những đổi mới trong tư duy của Đảng, Nhà nước Việt Nam, phù hợp với chủ trương xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, tăng trưởng kinh tế kết gắn với mục tiêu công bằng xã hội.

Thời kỳ đổi mới, QCN đã được lồng ghép vào các chương trình, chính sách phát triển của Nhà nước như: Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020; Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005, 2006-2010, 2012-2015; Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010; Chương trình Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ

Một phần của tài liệu Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)