Chương 3 NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM
3.3. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.3.2. Vấn đề đặt ra giữa yêu cầu bảo đảm quyền con người của Nhà nước với những bất cập trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
Thứ nhất, vấn đề đặt ra về bảo đảm quyền con người của Nhà nước với bất cập trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Các QCN chỉ có thể được bảo đảm tốt trong nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN còn gặp nhiều bất cập, trở ngại, đó là:
Thể chế và hoạt động của bộ máy Nhà nước còn nhiều điểm chưa phù hợp với Nhà nước pháp quyền và việc điều hành nền KTTT định hướng XHCN.Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém: tổ chức còn cồng kềnh, nhiều khâu trung gian trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ; bất cập về trình độ, năng lực quản lý, kiến thức nghề nghiệp. Tổ chức và hoạt động còn nặng nề, chưa phân định tốt trách nhiệm, quyền hạn, sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực; chưa bảo đảm tính độc lập tương đối của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; mối quan hệ phân cấp giữa trung ương và địa phương. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, vấn đề trật tự và kỷ luật đang là những vấn đề yếu kém của hệ thống chính trị.
Hoạt động lập pháp đang đứng trước yêu cầu to lớn về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như những yêu cầu mới, sự phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật nên đã bộc lộ một số bất cập trong thiết kế hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật và trong xác định thứ tự ưu tiên cần thiết của từng văn bản pháp luật cũng như nâng cao tính khả thi và tính hiệu lực của văn bản pháp luật. Nhiều lĩnh vực bức xúc của đời sống xã hội vẫn chưa có luật mà điều chỉnh chủ yếu bằng văn bản dưới luật, thậm chí chưa có văn bản dưới luật điều chỉnh.
Hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, chưa theo kịp và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân vì dân; bảo vệ các quyền tự do của con người, của công dân, cho quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém; chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới và chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại. Những bất cập trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật tạo ra kẽ hở trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác, làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật và phần nào làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, việc phân định rành mạch các chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động giữa Đảng và Nhà nước trong điều kiện Đảng lãnh đạo xã hội là một vấn đề phức tạp. Trong hoạt động này, chúng ta vẫn đang tìm tòi, thử nghiệm nhiều hơn là đạt được những kết quả thực tế. Hệ thống chính sách, pháp luật, các công cụ quản lý của
Nhà nước vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hiệu quả trong thực tiễn chưa cao. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chưa phát huy hết năng lực quản lý và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước.
Thứ hai, vấn đề đặt ra về bảo đảm quyền con người của Nhà nước với bất cập trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Mục tiêu nhất quán của Nhà nước Việt Nam là phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm QCN một cách bền vững. Song hiện nay, sự hình thành những yêu cầu mới, đa dạng về QCN trong bối cảnh xây dựng KTTT định hướng XHCN đã đặt Nhà nước trước nhiều thách thức. Bởi lẽ, cơ chế thị trường đề cao giá trị của đồng tiền đã tác động mạnh đến các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đạo đức của xã hội. Thực tế cho thấy, có nhiều mâu thuẫn giữa phát triển vật chất và suy thoái tinh thần, giữa kinh tế và đạo đức văn hóa xã hội. "Nguyên tắc tối đa hóa lợi ích cá nhân", lấy lợi ích vật chất là hàng đầu, KTTT đã và đang đẩy con người vào "vòng xoáy" của lợi nhuận, nảy sinh lối tư duy thực dụng, "kích thích" tính phi đạo lý, gian dối, bất chấp dư luận xã hội, chà đạp lên luân lý, luật pháp, làm sai lệch các chuẩn mực đạo đức và đảo lộn bậc thang giá trị về đạo đức, văn hóa.
Trong hội nhập, hợp tác và giao lưu văn hóa với các nước, chúng ta tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh nhân loại, làm phong phú nền văn hóa dân tộc; song cũng chịu ảnh hưởng của sự văn hóa ngoại lai. Hội nhập quốc tế cũng tác động tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của không ít người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, tác động tiêu cực tới việc bảo đảm QCN của Nhà nước.
Hiện nay, khi đất nước đã bước vào giai đoạn đang phát triển với mức thu nhập trung bình. Do dó, cùng với sự tăng lên của nguồn lực kinh tế và trình độ dân trí trong xã hội, sẽ xuất hiện yêu cầu cao hơn đối với việc bảo đảm các tiêu chuẩn nhân quyền đã được pháp luật quốc tế về QCN thừa nhận. Các hình thức lao động, sản xuất, kinh doanh cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong điều kiện KTTT định hướng XHCN đã tạo ra những khả năng mới trong việc bảo đảm QCN. Do những thay đổi đó nên trong các hoạt động xã hội, bên cạnh những quyền căn bản (quyền sống, quyền có việc làm, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục...) cũng xuất hiện những đòi hỏi cho các quyền mới như: quyền được sống trong môi trường trong lành, không ô nhiễm; quyền tiếp cận thông tin; quyền biểu tình; quyền tự do lập hội; quyền sở hữu tư nhân; quyền của người"giới tính thứ ba"; quyền của kiều dân nước ngoài định cư tại Việt Nam và Việt kiều...
Bên cạnh đó, trong nền KTTT định hướng XHCN, sự phân hóa, phân tầng xã hội không chỉ bị tác động bởi sự phân hóa giàu nghèo, mà còn bị ảnh hưởng bởi sự đa dạng về văn hóa vùng miền, văn hóa tộc người và tác động của văn hóa hải ngoại trong điều kiện HNQT. Sự phân hóa, phân tầng xã hội đã và sẽ dẫn đến sự đa dạng hóa mạnh mẽ hơn các nhu cầu về QCN giữa các giai tầng xã hội. Nhà nước vừa phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về QCN cho các nhóm dân cư tại các khu đô thị, vừa phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo đảm các quyền thiết yếu, đặc biệt là các quyền KINH Tế, XÃ HộI-VH cho các nhóm dễ bị tổn thương. Sự đa dạng đó đã và sẽ tạo ra những thách thức mới đối Nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó có bảo đảm QCN.