Phát triển dân số có kế hoạch, nâng cao đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 96)

- Các dự án ưu tiên Thời kỳ 2011 2020:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC HUYỆN MI ỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

3.2.1. Phát triển dân số có kế hoạch, nâng cao đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

sc khe cho nhân dân

- Thực hiện tốt chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình, khu vực miền núi Thanh Hóa cần giải quyết một số vấn đề bức xúc và cơ bản: Coi việc

94

giảm sinh đối với bà con các dân tộc thiểu số, người dân cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình dân số, tiếp tục duy trì mức giảm sinh, đặc biệt là số người sinh con thứ ba trở lên để tiến tới ổn định quy mô gia đình, quy mô dân số hợp lý; giải quyết từng bước về chất lượng dân số, nâng cao thể lực, trí lực của con người.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,5 ‰ để giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1% và giữổn định đến năm 2020, đồng thời nâng cao chất lượng dân số và xây dựng cơ cấu dân số hợp lý.

Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc phấn đấu đạt mức sinh thay thế bình quân của các huyện miền núi vào năm 2015. Để có quy mô dân số hợp lý đến năm 2013, phù hợp với sự phát triển ở các huyện miền núi Thanh Hóa cần thực hiện tốt các chỉ tiêu ở bảng số liệu sau:

Bng 3.1: Dân s và t l phát trin dân sốđến 2013

Ch tiêu ĐVT 2010-2011 2011-2012

Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm ‰ 0,5 0,5 Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 1,3 1,1

Số con trung bình (con) 3,0 2,5

Nguồn: [21]

- Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo mọi người dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản. Quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho những

95

người có công với đất nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế cho các huyện. Từng bước hiện đại hóa bệnh viện đa khoa khu vực miền núi Thanh Hóa, tăng số giường bệnh ở bệnh viện đa khoa và các bệnh viện tuyến huyện để tránh tình trạng vượt tuyến. Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Tăng cường cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tếđủ về số lượng và chất lượng cho các trạm y tế xã, đặc biệt là các xã vùng cao, biên giới. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 90%. Làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, chương trình chống bướu cổ, phòng chống bệnh lao, bệnh sốt rét, thực hiện tiêm chủng mở rộng đủ 6 loại vác xin cho hơn 90% trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng.

Do có sự khác nhau về nhận thức giữa bà con các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ở miền núi, phải chủ động thúc đẩy quá trình di dân hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông thôn, tăng dần nguồn nhân lực ở các thị trấn, thị tứ, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Các Đảng bộ và chính quyền các cấp phải coi chỉ tiêu về dân số là một trong những chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình. Củng cố hệ thống tổ chức làm công tác quản lý dân số và nguồn nhân lực, thực hiện nghiêm chếđộ báo cáo thống kê. Tuyên truyền, giáo dục để thực hiện có hiệu quả và bền vững về dân số - sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở cung cấp đầy đủ thông tin để tư vấn đối với các cặp vợ chồng trẻ. Chú ý tới vùng có nhiều khó khăn, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc H’Mông … Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục dân số ngay từ trong nhà trường. Cần thực hiện tốt hơn, tích cực hơn việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nông thôn, nhất là bà con ở

96

vùng sâu, vùng xa. Cải thiện môi trường sống, từng bước tăng tỷ lệ dân cưđược dùng nước sạch sinh hoạt.

Chú ý việc quản lý nhà nước về dân cư để từng bước quản lý có hiệu quả các biến động về dân số, nguồn lao động, kể cả di dân tự do thông qua một đầu mối đăng ký nhân khẩu tạm vắng, tạm trú.

Tăng cường vai trò của gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong việc nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ. Xây dựng và gắn trách nhiệm của nam giới trong việc sinh đẻ và chăm sóc nuôi dạy con cái, tạo ra sự bình đẳng trong chăm sóc y tế, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ và các cháu gái được học hành, đào tạo nghề và phân công sử dụng lao động. Củng cố thiết chế gia đình truyền thống bền vững, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu lao động cho các thế hệ.

Huy động sức mạnh toàn dân, sự đóng góp tài chính từ nhiều nguồn đảm bảo đủ kinh phí cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Trong đó nguồn ngân sách nhà nước phải đảm bảo tối thiểu 80%, các nguồn khác thông qua tuyên truyền, vận động từ các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 96)