Đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thị trường sức lao động

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 94)

- Các dự án ưu tiên Thời kỳ 2011 2020:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC HUYỆN MI ỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

3.1.4. Đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thị trường sức lao động

dân tộc thiểu số, người dân tộc kinh nhưng đã gắn bó lâu đời với dân tộc và miền núi.

3.1.4. Đào to nghề để phát trin ngun nhân lc phi gn vi th trường sc lao động lao động

Trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Do đó chúng ta phải mở rộng quan hệ để học tập kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động phục vụ sản xuất, từng bước tạo cơ hội cho họ làm chủ thiết bị, làm chủ công nghệ; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực thích ứng với thị trường sức lao động quốc tế.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với khuôn khổ pháp lý và thể chế, để thị trường hoạt động năng động có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, hình thành đồng bộ các loại thị trường nhất là thị trường vốn, bất động sản, lao động, khoa học và công nghệ.

Như vậy, sự phát triển của thị trường sức lao động không thể vượt qua nhưng cũng không thể lạc hậu hơn so với các thị trường khác. Với tư cách là một thị trường yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào), việc phát triển thị trường sức lao động không những phải đảm bảo tính đồng bộ với phát triển các thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ (thị trường đầu ra), mà còn phải gắn bó chặt chẽ với phát triển các thị trường yếu tố sản xuất khác. Tức là phải chú trọng tính đồng bộ, cân đối ngay trong sự phát triển của nội bộ thị trường các yếu tố

92

sản xuất của xã hội. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển thị trường sức lao động cũng không thể tách rời xu thếđó. Do đó, việc giải quyết mối quan hệ cung - cầu lao động không chỉ nhằm thúc đẩy trực tiếp quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà còn phải tính đến việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Phải coi xuất khẩu lao động là một hướng quan trọng đối với việc phát triển thị trường sức lao động. Đây là hướng rất quan trọng để gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết thu nhập cho người lao động và tạo vốn tích lũy cho nền kinh tế. Đồng thời thông qua hoạt động xuất khẩu lao động sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn bị lượng cung lao động cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tranh thủ các dự án quốc tế về đào tạo, mở nhiều hình thức liên kết với nước ngoài đào tạo nghề, tích cực đưa người lao động đi thực tập nghề tại các cơ sở sản xuất của nước ngoài và có chính sách khuyến khích để sử dụng người học từ nước ngoài trở về phục vụ Tổ quốc. Chú trọng phát triển thị trường sức lao động chất lượng cao. Coi trọng đội ngũ giáo viên dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ này đảm bảo có tỷ lệ thỏa đáng trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành, thợ lành nghề giỏi để truyền nghề. Các cơ sở dạy nghề phải chủ động tìm kiếm thông tin thị trường sức lao động để nắm chắc nhu cầu thị trường, đào tạo nghề mà thị trường cần. Gắn chặt quan hệ nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Việc gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp theo hướng tích cực và mở rộng thị trường sức lao động trong và ngoài nước để giúp người dân tự tin hơn khi lựa chọn giải pháp học nghề. Đảm bảo để họ tin tưởng rằng, sau khi được đào tạo, họ hoàn toàn có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp, thu nhập ổn định và có thể tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn.

93

Nâng cao tính hiệu quả của hệ thống các tổ chức môi giới và dịch vụ việc làm sẽ góp phần phát triển thị trường sức lao động, nhất là trong điều kiện hiện nay, thị trường sức lao động nước ta đang phát triển ở mức độ sơ khai. Tạo lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu liên thông về mạng lưới cung ứng việc làm cũng như môi giới lao động, đặc biệt là công khai hóa các thông tin đối với việc cung ứng lao động ra nước ngoài nhằm tránh những tổn thất không đáng có cho người lao động

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 94)