Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này đã rất thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á.
Hệ thống giáo dục của nước này rất linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào tạo của Singapore ln chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc.
Chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, Chính phủ Singapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, khơng địi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Nhà nước Singapore chỉ đầu tư vào rất ít trường cơng lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngồi cơng lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thơng, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh...
Ở Malaysia, tỷ lệ giữa sinh viên khối khoa học xã hội và nhân văn với sinh viên khối khoa học tự nhiên khá cân đối (53% và 47%). Ngược lại, số được đào tạo để cấp “Chứng chỉ” thì ưu thế nghiêng hẳn về các môn khoa học và kỹ thuật (15% và 85%) trước đây và (40% và 60%) của những năm đầu của thế kỷ XXI .
Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước trong lĩnh vực đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học, các chính sách ở tầm vĩ mô đã được chỉ đạo chặt chẽ trên hai mặt: Thứ nhất, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục và đào tạo nghề; thứ hai, là phát triển nghiên cứu khoa học để làm cơ sở vững
27
chắc cho các công nghệ nổi trội, thu hút được lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính nhờ sự can thiệp mạnh mẽ đó của nhà nước mà trong hơn hai thập kỷ qua, Singapore và Malaysia có nhiều tiến bộ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên vẫn còn gặp những khó khăn nhất định, một trong những khó khăn đó là khu vực tư nhân ít tham gia vào các đầu tư này, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong điều kiện đó, cùng với vốn đầu tư trong nước cịn thiếu, giải pháp chủ yếu cho các vấn đề này của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là dựa vào sự hợp tác quốc tế rộng rãi trong khuôn khổ viện trợ đa phương, song phương cũng như với các tập đoàn lớn.