THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
2.1.2. Các tài nguyên thiên nhiên chính
- Về tài ngun đất:
Thanh Hố có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha, với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. [22]
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng của FAO-UNESCO, đất ở miềm núi Thanh Hóa gồm có hai nhóm chính và được phân bố như sau:
+ Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên
tồn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có tầng dày, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như: cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa …
34
+Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên tồn
tỉnh, phân bố ở độ cao trên 700m tại các huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn.
- Về tài nguyên rừng:
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, lồi; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngồi ra cịn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thơng nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hố là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000ha. [22]
Rừng Thanh Hố cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các lồi bị sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ XX do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừng của Thanh Hóa giảm sút nghiêm trọng, các lồi thực vật q hiếm như lim, lát chỉ cịn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và ở các khu bảo tồn, vườn Quốc gia. Về động vật,
35
có thể nói hệ động vật ở Thanh Hóa trước đây rất phong phú, nhưng do nhiều năm bị săn bắn bừa bãi nên hiện nay bị giảm sút nhiều.
- Về tài nguyên biển:
Thanh Hố có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tơm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể ni cá song, trai ngọc, tơm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò ..Vùng biển Thanh Hố có trữ lượng khoảng 100.000-120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. [22 ]
- Về tài ngun khống sản:
Thanh Hố là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài ngun khống sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đơlơmit (4,7 triệu tấn), ngồi ra cịn có vàng sa khống và các loại khoáng sản khác. [22]
- Về tài nguyên nước:
Thanh Hóa có 4 hệ thống sơng chính là sơng Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sơng suối Thanh Hố chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và
36
chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mắc ma và phun trào. [22]
- Về tài nguyên du lịch
Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hố), Hải Hồ (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thơng và với lịng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.
- Về kết cấu hạ tầng Giao thơng vận tải - Bưu chính viễn thơng
Thanh Hóa có hệ thống giao thơng thuận lợi về cả đường sắt, đường bộ và đường thủy.
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.
- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.
- Thanh Hố có hơn 1.600 km đường sơng, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ
37
Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.
Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 tồn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân. [22]
- Về hệ thống điện
Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sơng với cơng suất gần 800 MW. Ngồi những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có cơng suất từ 1-2MW. [22]