Xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ đối với người học và người dạy nghề

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 101 - 112)

- Các dự án ưu tiên Thời kỳ 2011 2020:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ đối với người học và người dạy nghề

dạy nghề

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ cho người lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động ở các huyện miền núi Thanh Hóa trong điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng cịn yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo trong nhân dân còn cao, đòi hỏi cần phải có chính sách riêng, mang tính đặc thù mới giúp cho người lao động miền núi được học nghề và làm cơ sở cho xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững. Các chính sách ở đây phải thể hiện được sự quan tâm và đáp ứng được yêu cầu của cả người học và người dạy.

3.2.3.1. Chính sách đối với người học nghề

Miền núi Thanh Hóa rộng, hệ thống giao thơng nơng thơn cịn nhiều bất cập do địa hình bị chia cắt, hiểm trở nên việc đi lại giao lưu, học tập của người dân miền núi bị hạn chế rất nhiều. Trong điều kiện vừa eo hẹp về kinh tế, vừa đi lại khó khăn cần phải có chính sách ưu đãi tùy theo đối tượng học nghề. Về nguyên tắc không nên phân biệt ưu đãi đối với người dân tộc đa số với người dân tộc thiểu số trong học nghề khi họ cùng chung sống trên một mảnh đất. Bởi sau năm 1954, Đảng và Nhà nước ta vận động bà con vùng đồng bằng, trung du thực hiện chính sách định canh, định cư ở miền núi, sau hơn nửa thế kỷ cùng chung sống đã có sự hịa trộn huyết thống giữa dân tộc thiểu số và dân tộc kinh, có sự đan xen trong gia tộc, nếu phân biệt rạch rịi rất khó cho cơng tác vận động người dân tộc, miền núi học nghề.

- Thực hiện chính sách dạy nghề nội trú cho học sinh dân tộc, miền núi: Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc nội trú quy định chính sách

99

ưu tiên học nghề đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông các trường dân tộc nội trú kể cả nội trú dân nuôi được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. Đến nay, đây là chính sách lớn nhất quy định cụ thể về dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu học nghề của học sinh dân tộc thiểu số và thanh niên miền núi. Có chính sách cho học sinh các trường nội trú, nhưng chưa có chính sách cho học sinh học ở các trường khác (chiếm khoảng 90% trong tổng số học sinh dân tộc thiểu số). Do đó cần có một chính sách mới, và chính sách này áp dụng cho tất cả các đối tượng là người dân tộc thiểu số, người dân tộc khác nhưng có hộ khẩu thường trú lâu dài ở các huyện miền núi đăng ký học nghề ở cả ba cấp độ đào tạo: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Việc đào tạo này phải thực hiện tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho người học như nơi ăn, nơi ở, xưởng thực hành nghề. Do đó, với người lao động miền núi nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng, hàng năm Nhà nước cần có một khoản kinh phí để thực hiện việc đào tạo nghề cho họ, nghĩa là trong những năm trước mắt phải bao cấp toàn bộ chi phí cho người học nghề gồm tiền ăn, ở, các khoản chi phí khác cho học nghề. Ngồi các khoản chi phí chung giống nhau như: tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại theo quy định, tiền hỗ trợ thêm sinh hoạt phí… tùy theo từng nghề đào tạo mà quy định mức kinh phí dạy nghề cụ thể như: tiền vật tư thực hành nghề, tiền trả công cho giáo viên, tiền tài liệu học tập…

- Cần có cơ chế đào tạo liên thơng đối với học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Đào tạo liên thông giữa cấp trung học cơ sở với cấp trung học phổ thông ở các trường phổ thông dân tộc nội trú. Đào tạo liên thông giữa hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

100

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể: Trường phổ thông dân tộc nội trú ở huyện gồm cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tổ chức mơ hình liên thơng đào tạo học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, nhiều em tốt nghiệp trung học phổ thông thi không đỗ đại học, cao đẳng lại trở về địa phương sản xuất, gây lãng phí kinh phí đào tạo của Nhà nước, đồng thời lãng phí nguồn nhân lực cho vùng miền núi.

- Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho nông dân: Đối với những người không đủ điều kiện học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập và với những nghề không đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề mà tổ chức dạy nghề lưu động tại các xã, làng, bản để tạo điều kiện cho người học, cần có chính sách riêng phù hợp để hỗ trợ kinh phí cho người học như: kinh phí cho vật tư thực hành nghề, kinh phí tài liệu học tập, tiền trả công giáo viên, hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian học nghề.

- Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo: Những người tham gia học nghề nếu là hộ nghèo thì có chính sách ưu tiên riêng. Mức hỗ trợ sẽ cao hơn mức kinh phí dạy nghề cho nơng dân (nếu học không tập trung) và nếu học tập trung tại các cơ sở dạy nghề cơng lập thì thực hiện theo chế độ học nghề nội trú.

- Đối với học sinh dân tộc thiểu số thuộc diện học ở trường dân tộc nội trú mà theo học các trường công, bán cơng, các cơ sở dạy nghề khác thì được ưu tiên cấp học bổng như học sinh nội trú. Sau khi tốt nghiệp được ưu tiên bố trí việc làm tại các doanh nghiệp ở địa phương hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh khác tùy theo khả năng và trình độ tay nghề của các em.

101

Để có được chất lượng đào tạo nghề, trước hết phải quan tâm thực sự tới đội ngũ giáo viên. Hiện nay, số giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo chuẩn theo quy định tại Điều 58 của Luật dạy nghề mới chỉ có ở Trường Trung cấp nghề miền núi, còn tại các cơ sở dạy nghề khác của các huyện miền núi Thanh Hóa chưa đáp ứng theo chuẩn. Giáo viên dạy nghề chủ yếu là kiêm nhiệm, hoặc kiêm nhiệm theo thời vụ, những giáo viên dạy nghề chính quy đúng như quy định ở các Trung tâm dạy nghề hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên và Dạy nghề rất ít và hầu hết, họ khơng có trình độ nghiệp vụ sư phạm. Sở dĩ có tình trạng này là do chính sách thu hút, ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người tài, có tâm huyết. Nghị định số 61/2006/CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ mới áp dụng chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường chuyên biệt ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đặc biệt khó khăn, và cũng chỉ dừng lại ở mức ưu đãi về tiền lương, phụ cấp thu hút và các khoản phụ cấp theo theo lương cịn các chính sách ưu đãi khác chưa có. Đồng thời chính sách này cũng chỉ mới dừng lại cho một bộ phận nhỏ giáo viên và người làm công tác quản lý giáo dục thuộc khối phổ thông, giáo viên dạy nghề chưa được áp dụng. Do đó để khuyến khích và thu hút giáo viên dạy nghề giỏi kể cả lý thuyết và thực hành, những cán bộ làm cơng tác quản lý dạy nghề có năng lực và kinh nghiệm cần có chính sách ưu đãi riêng biệt.

- Phải xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề; xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức giáo viên dạy nghề. Có các chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, thu hút nghệ nhân, những người có kinh nghiệm và tay nghề cao trong sản xuất … làm giáo viên dạy nghề. Thực hiện chính sách ưu đãi về tiền lương, các khoản phụ cấp ưu đãi theo lương đảm bảo họ có thể sinh sống ở mức khá với nguồn thu nhập từ cơng việc chính của họ là giảng dạy và truyền nghề cho người lao động. Bởi người giáo viên dạy

102

nghề ngồi trí tuệ và sử dụng các cơng cụ chính của họ như những giáo viên phổ thông khác khi lên lớp là cây bút, viên phấn, cái bảng, họ còn phải sử dụng thành thạo những thiết bị đơn giản như cái kìm, bút thử điện cho đến những thiết bị hiện đại trị giá hàng tỷ đồng như máy cắt gọt kim loại, các thiết bị kiểm tra hàn v.v…Do đó phải có các chính sách, chế độ riêng biệt thể hiện sự ưu đãi thực sự đối với giáo viên dạy nghề.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế ở từng địa phương, phải có chính sách hỗ trợ đất ở, hỗ trợ kinh phí để họ làm nhà, gắn bó lâu dài với miền núi, dân tộc. Nhà nước cần quy định cụ thể đối với giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề ở miền núi từ năm thứ 5 trở đi, mỗi năm được hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định để họ tích lũy xây dựng nhà ở, đảm bảo sau khoảng 5 - 7 năm từ nguồn tích lũy cá nhân và khoản hỗ trợ của Nhà nước, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề xác định gắn bó lâu dài với miền núi, dân tộc có thể làm nhà kiên cố để ở. Có như thế giáo viên mới yên tâm công tác, chất lượng đào tạo nghề mới được ổn định và nâng lên đảm bảo đáp ứng yêu cầu thị trường sức lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng và thực hiện chế độ phụ cấp lưu động cho giáo viên dạy nghề, người làm công tác quản lý dạy nghề, bởi trong quá trình tổ chức dạy nghề, chuyển giao công nghệ cho lao động miền núi, các thầy giáo, cô giáo không chỉ thực hiện ở các cơ sở dạy nghề tập trung mà còn tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật lưu động tại các làng, bản.

- Có chính sách hỗ trợ kinh phí để giáo viên dạy nghề và người làm công tác quản lý dạy nghề được tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và học tiếng dân tộc thiểu số.

3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên dạy nghề được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: tốt nghiệp trong và ngoài nước, từ các trường sư phạm kỹ thuật, các

103

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, lao động có tay nghề cao, nghệ nhân … nên trình độ năng lực cũng rất khác nhau. Luật Dạy nghề đã quy định ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và đang tạo ra cơ hội để phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế trong quá trình hội nhập. Để thực hiện và đáp ứng yêu cầu đó, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy nghề, trong đó cần đặc biệt chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Thường xuyên nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề: Một thực tiễn cho thấy, giáo viên dạy nghề khơng những chỉ giỏi về lý thuyết mà cịn phải giỏi về khả năng thực hành nghề và hướng dẫn cho học sinh thực hành nghề. Do đó phải tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề nhằm thống nhất và từng bước chuẩn hóa đội ngũ này ở cả hai mặt:

+ Về bồi dưỡng chuẩn hóa: Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa về trình độ chun mơn, nghiệp vụ theo hướng các cơ sở tự đánh giá và xây dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa theo các tiêu chí, chuẩn đánh giá, phương thức, quy trình đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Tổ chức việc đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa theo kế hoạch đã được xây dựng theo quy định cho từng ngạch, từng chức danh, gắn quy hoạch với việc bố trí sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng.

Các nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa gồm: đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ chuyên mơn kỹ thuật; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ tay nghề; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm.

+ Về bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề về chính trị, đổi mới phương

104

pháp dạy nghề, kỹ năng giảng dạy, bồi dưỡng công nghệ mới, ngoại ngữ, tin học để nâng cao năng lực và chất lượng giảng dạy. Đối với cán bộ quản lý dạy nghề thực hiện việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ. Tập trung đào tạo nghiệp vụ quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ này.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nói chung và khu vực miền núi nói riêng để từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học; tăng cường thực hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động sản xuất. Gắn đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo với việc đổi mới cơng tác kiểm tra, đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới công tác quản lý: Kiện tồn cơng tác quản lý dạy nghề theo hướng phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo sự hợp lý trong toàn bộ hệ thống dạy nghề từ tỉnh đến các huyện. Các văn bản quy phạm pháp luật, các thể chế, chính sách về xây dựng, quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề nhằm đổi mới quản lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và tinh thần trách nhiệm của các cá nhân cũng như của các cơ sở tham gia dạy nghề phát triển nguồn nhân lực. Cần có sự dự báo, quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Có chính sách điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đào tạo nghề.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Dành một nguồn kinh phí hợp lý cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề miềm núi

105

trong các dự án hợp tác. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện gửi giáo viên dạy nghề ở các huyện miền núi đi đào tạo ở nước ngoài. Chú trọng đào tạo các nghề mũi nhọn, các ngành nghề mà Việt

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 101 - 112)