Phát triển nguồn nhân lực gắn với chính sách thu hút nguồn nhân lực đến làm việc tại địa phương

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 112 - 116)

- Các dự án ưu tiên Thời kỳ 2011 2020:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

3.3. Phát triển nguồn nhân lực gắn với chính sách thu hút nguồn nhân lực đến làm việc tại địa phương

làm việc tại địa phương

- Thực hiện mạnh chế độ cử tuyển có cam kết để thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, lao động trẻ tốt nghiệp trung học là con em của đồng bào các dân tộc trên địa bàn được cử đi đào tạo Đại học, Cao đẳng trở về

110

công tác tại địa phương để tăng cường và ổn định lâu dài nguồn lao động kỹ, cán bộ quản lý cho Miền núi.

- Xây dựng chính sách, chế độ để sử dụng, điều động cán bộ ( kể cả điều động theo nghĩa vụ ) để tăng cường cho cơ sở ở các huyện miền núi.

111

KẾT LUẬN

Tồn bộ nội dung đề tài "Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát

triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2020” đã được thực hiện bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh …và minh họa qua các số liệu thực tế. Cơ sở lý luận gắn với thực tiễn công tác đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các huyện miền núi Thanh Hóa.

Qua nghiên cứu những vấn đề trong luận văn, tác giả xin rút ra những nhận xét như sau:

1- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực: bao gồm các khái niệm về nguồn nhân lực và hạn chế phạm vi nghiên cứu của đề tài về phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề. Luận văn nêu những quan điểm, những yêu cầu bức xúc của việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Các vấn đề nghiên cứu được dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2- Luận văn giới thiệu tổng quát thực trạng, xu hướng phát triển, mục tiêu giải pháp về đào tạo nghề cho phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bằng cách khái quát thực trạng công tác đào tạo nghề, đi sâu nghiên cứu công tác đào tạo nghề cho người lao động miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, các nội dung nghiên cứu cho thấy công tác đào tạo nghề cho người lao động ở các huyện miền núi Thanh Hóa cịn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về học nghề, một số cơ chế chính sách đối với người học, người dạy và với các cơ sở dạy nghề. Thực tế cho thấy, người lao động miền núi họ rất ham học hỏi, muốn được đào tạo có nghề để tổ chức sản xuất hoặc tham gia sản xuất tăng thu nhập, nếu có cơ chế và chính sách

112

thích hợp sẽ khơi dậy tiềm năng của bà con các dân tộc vùng miền núi trong việc học tập nâng cao tay nghề, đây là cơ sở vững chắc để người dân miền núi thoát nghèo một cách bền vững, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

3- Luận văn đã đề xuất một số quan điểm về đào tạo nghề, về đổi mới công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực ở Thanh Hóa nói chúng và của các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Các quan điểm này xuất phát từ những quan điểm của Đảng và được cụ thể hóa bằng các mục tiêu, phương hướng, giải pháp của Chính phủ, các Bộ, Ngành và của UBND tỉnh Thanh Hóa cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền Tây của tỉnh thời kỳ 2006-2020.

4- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa thơng qua đào tạo nghề cho người lao động. Trong đó có nhấn mạnh tới các giải pháp về cơ chế, chính sách đối với người học nghề, người dạy nghề và với các cơ sở dạy nghề của khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Hồn thành được luận văn này là kết quả của quá trình học tập được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo Viện Đại Học Mở Hà Nội, thầy giáo hướng dẫn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn làm công tác và sự nỗ lực của bản thân trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.

Luận văn cũng khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ kinh tế đóng góp thêm ý kiến để việc nghiên cứu được hồn thiện và bổ ích hơn.

113

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 112 - 116)